Trang chủGiáo dụcChọn đề tài gắn với nhu cầu thực tiễn: Hướng ưu tiên...

Chọn đề tài gắn với nhu cầu thực tiễn: Hướng ưu tiên trong nghiên cứu khoa học của sinh viên

Nghiên cứu khoa học (NCKH) trở thành hoạt động không thể thiếu đối với sinh viên yêu thích công nghệ, đam mê sáng tạo. Những năm gần đây đề tài mà sinh viên lựa chọn đều gần gũi, mang tính thực tiễn, hướng đến việc giải quyết những bài toán trong thực tế, ví dụ như nông nghiệp, công nghiệp, y tế,… Thậm chí đã có nhiều sinh viên đặt mục tiêu là sản phẩm của mình có thể khởi nghiệp được.

ĐỘNG LỰC CHO ĐỀ TÀI HẤP DẪN

Từ lâu, NCKH trở thành hoạt động thường niên, được các trường phát động mạnh mẽ, đặc biệt theo thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành quy định về hoạt động NCKH của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học và quyết định số 1665/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2017 về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.

Đề án đưa ra mục tiêu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hình thành các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp theo các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: Khởi sự kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo; các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật về vật liệu, tự động hóa,…

Hưởng ứng thông tư, đề án trên, nhiều trường đại học đã tạo điều kiện và có chính sách cho sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học thiết thực để phát huy hết khả năng của bản thân, như trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN), GS Đinh Văn Phong – Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại Hội nghị tổng kết sinh viên NCKH lần thứ 36 của trường (sáng ngày 31/5/2019), cho biết: “Trường ĐHBK Hà Nội đã phát triển hệ thống các câu lạc bộ nghiên cứu và sáng tạo cho sinh viên để hỗ trợ chuyên môn từ các khoa viện, tiếp tục thúc đẩy hơn nữa tiềm năng sáng tạo trong sinh viên”.

VÀ NHỮNG SẢN PHẨM KHOA HỌC ĐƯỢC XƯỚNG TÊN

Năm bạn sinh viên thuộc Viện Khoa học công nghệ và Môi trường, trường ĐHBKHN nhận thấy: Ngay cả trong nhà, chất lượng không khí có nhiều chất gây ô nhiễm và thường gặp nhất là tình trạng hàm lượng khí ϹO2 thừa, vượt mức cho phép, khi chúng ta hít vào cũng không được đảm bảo. Để cải thiện chất lượng không khí, nhiều gia đình thường đặt thêm các loại cây xanh trong không gian sống. Tuy nhiên, điều này chưa thực sự hiệu quả bởi với số lượng cây xanh ít ỏi, lượng khí CO2 được hấp thụ và O2 sản xuất ra sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của con người. Nên nhóm đã nghiên cứu Thiết kế hệ thống tảo lọc khí trong nhà “Hệ thống cây tảo có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà một cách hiệu quả. Cây tảo mà nhóm sử dụng có tên Spirulina, loại tảo này cho năng suất lọc khí tương đương gấp nhiều lần cây xanh”, Nguyễn Tân Lập – đại diện nhóm chia sẻ về nguyên lý của hệ thống tảo lọc khí.

Quyết tâm phát triển hơn nữa đề tài: “Nhóm mình sẽ tiếp tục cải thiện sản phẩm theo hướng tích hợp công nghệ IoT cùng cây tảo để theo dõi chất lượng không khí trong phòng tự động và kiểm soát sự phát triển của cây tảo qua điện thoại thông minh mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng”, Phạm Văn Hoàng, thành viên của nhóm chia sẻ.

Viện Điện của trường ĐHBKHN năm nay cũng ghi nhận nhiều đề tài nổi bật như: Robot thu hoạch dứa tự động ứng dụng xử lý ảnh trong nông nghiệp thông minh, hệ thống sạc động không dây cho ô tô điện, mô hình xe hai bánh tự cân bằng, mô hình biến tần đa mức, hệ thống Gateway Wi-fi Bluetooth,…

Bàn trưng bày mô hình NCKH gồm: Hệ thống sạc động cho ô tô điện của bộ môn Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa; Role số thông minh, Nghịch lưu đa mức phương pháp SVM trên Fpga, Xe 2 bánh tự cân bằng của Bộ môn Tự động hóa công nghiệp; Gateway Wi-Fi Bluetooth của bộ môn Hệ thống đo và tin học công nghiệp.

Trong đó, đề tài “Điều khiển công suất và nâng cao hiệu suất truyền trong hệ thống sạc động cho ô tô điện” do 4 sinh viên ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa thực hiện đã mang đến cách nhìn nhận về hiệu quả của sản phẩm trong tương lai. Nguyễn Trọng Hưng – sinh viên K60, Bộ môn tự động hóa công nghiệp, Viện Điện chia sẻ: “Hiện nay, vấn đề ô nhiễm mỗi trường về rác thải, tiếng ồn, hiệu ứng nhà kính,… ngày càng trầm trọng. Nên việc sử dụng xe điện, một phần sẽ giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trong lưu thông, các phương tiện bay,… rất tiện lợi và mang lại giải pháp tối ưu. Điều mà nhóm mình muốn hướng đến trong tương lai là phát triển mô hình ô tô điện”.

Ấp ủ từ tháng 9 năm 2018 với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng việc tận dụng nguồn địa nhiệt, ứng dụng trong hệ thống điều hòa không khí” do nhóm sinh viên lớp kỹ thuật 03 – K61 của Viện Khoa học và Công nghệ nhiệt lạnh nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp làm mát nguồn nhiệt của môi trường, được ứng dụng trong trao đổi và điều hòa nhiệt độ trên bề mặt và dưới lòng đất, để nhiệt độ lòng đất giảm vào mùa hè và tăng vào mùa đông. Đặt ra mục tiêu lớn với sản phẩm của nhóm, Vũ Quyết Hùng – đại diện nhóm chia sẻ: “Đây là đề tài nhóm nghiên cứu nghiêm túc trong thời gian dài, trước mắt nhóm đang hoàn thiện sản phẩm để phát triển ứng dụng và khởi nghiệp sau khi ra trường”.

Ngoài ra, một số đề tài xuất sắc như: Robot thu hoạch dứa tự động ứng dụng xử lý ảnh trong nông nghiệp thông minh của bộ môn tự động hóa công nghiệp – Viện Điện; Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy phay CNC trục cỡ nhỏ gia công các bề mặt có có biến dạng phức tạp; Nghiên cứu chế tạo cánh tay robot ứng dụng vào công nghiệp,…

Đánh giá về đề tài NCKH của sinh viên năm nay, thầy Vũ Toàn Thắng – Phó Viện trưởng phụ trách Khoa học và Công nghệ của Viện Cơ khí cho biết: “Năm nay, đề tài NCKH có ít hơn so với năm trước nhưng đều có tính ứng dụng thực tế cao về nông nghiệp thông minh, các công nghệ 4.0, sử dụng trí tuệ nhân tạo, internet of things,… Nếu được đầu tư bài bản, tôi tin rằng các sản phẩm sau khi hoàn thiện có khả năng khởi nghiệp cao”.

Một gương mặt tiêu biểu trong sân chơi công nghệ này, năm nay trường Đại học Giao thông Vận tải (ĐHGTVT) có nhiều đề tài nghiên cứu của sinh viên về vật liệu và ứng dụng công nghệ mới trong giao thông vận tải, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT, điện – điện tử – tự động hóa trong mô hình hóa mô phỏng các công trình xây dựng, giao thông, hệ thống giao thông thông minh. Những đề tài của sinh viên đều được lãnh đạo các bộ môn, các khoa cũng như ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao về mục đích sử dụng, đều gắn bó và đi sâu vào thực tiễn.

Đề tài: “Nghiên cứu thiết kế máy cắt khắc Laser 2,5W” do nhóm sinh viên lớp Công nghệ chế tạo CK cùng nghiên cứu chế tạo. Sản phẩm sau khi nghiên cứu có thể ứng dụng trong công nghiệp để hàn, khoan, cắt,… các loại vật liệu. Có thể sử dụng trong chạm khắc; gia công các chi tiết nhỏ; dùng trong công nghiệp dệt may để cắt một hay nhiều lớp vải; ứng dụng trong y khoa như giải phẫu, khoan răng, châm cứu,…

Chia sẻ về định hướng phát triển đề tài, Đỗ Ngọc Đại – lớp Công nghệ chế tạo CK 1, đại diện nhóm cho biết: “Từ khi bắt tay vào nghiên cứu, mình luôn tỉ mỉ để sản phẩm được hoàn thiện tối ưu nhất, tham gia NCKH cũng một phần để hội đồng thi đánh giá, góp ý hoàn thiện sản phẩm. Đây sẽ là đề tài mà nhóm mình khởi nghiệp, nhưng dự tính phải hai năm nữa mô hình mới hoàn chỉnh và lúc đó mình mới tự tin thương mại sản phẩm”.

Mô hình đề tài “Nghiên cứu thiết kế máy cắt khắc Laser 2,5W” của nhóm sinh viên trường ĐHGTVT

Một số đề tài xuất sắc khác của trường như: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng điểm dừng đỗ, nhà chờ xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội, do nhóm sinh viên lớp Kinh tế VT thủy bộ nghiên cứu; Nghiên cứu hệ thống thông minh phát hiện ngã dựa trên thị giác máy tính, do nhóm sinh viên lớp Công nghệ thông tin 3 nghiên cứu; Nghiên cứu chế tạo vật liệu gạch lát hè từ túi ni lông phế thải, do nhóm sinh viên lớp Xây dựng cầu đường ô tô và SB nghiên cứu,…

Có thể thấy, tính thực tiễn trong đề tài mà sinh viên lựa chọn để nghiên cứu đều đưa ra để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều ngành nghề hiện nay: “Hầu hết đề tài NCKH của sinh viên năm nay thể hiện những ý tưởng sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, của đất nước và ngành giao thông vận tải như: Kỹ thuật vật liệu mới, công nghệ thi công mới trong xây dựng công trình giao thông, công trình xây dựng, chống ùn tắc giảm thiểu tai nạn giao thông, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cơ khí, cơ điện tử, kỹ thuật robot, kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật mô phỏng,…”, đây là nhận định của PGS.TS Nguyễn Duy Việt – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng trường ĐHGTVT tại Hội nghị tổng kết NCKH của sinh viên lần thứ 34 của trường vào ngày 24/4/2019.

NHỮNG TRĂN TRỞ ĐỂ ĐỀ TÀI ĐI VÀO THỰC TIỄN

Sản phẩm được ứng dụng tốt trong thực tiễn là điều mà mọi sinh viên hướng đến sau khi phát triển mô hình đề tài NCKH, nhưng để hoàn thiện sản phẩm tối ưu nhất, sinh viên cần vượt qua một số rào cản nhất định.

Trịnh Sỹ Đồng – thành viên trong nhóm đề tài “Điều khiển công suất và nâng cao hiệu suất truyền trong hệ thống sạc động cho ô tô điện” (ĐHBKHN) khẳng định sẽ phát triển mô hình của nhóm trong tương lai, nhưng trước mắt cần giải quyết một số vấn đề: “Hiện tại, nhóm vẫn còn thiếu về mặt kiến thức, kinh phí còn hạn chế, vì để chế tạo ra bộ sạc này thì chi phí bỏ ra về linh kiện rất là lớn. Nên trong quá trình phát triển sản phẩm, nếu có nhà đầu tư thì đây chắc chắn sẽ là sản phẩm để nhóm thương mại sau khi ra trường”.

Thầy Nguyễn Quốc Minh – giảng viên Bộ môn Hệ thống Điện, trường ĐHBKHN đánh giá cao về các đề tài: “Năm nay, sinh viên tiếp cận đề tài rất thực tiễn và mới mẻ hơn năm trước, hầu hết các đề tài đều mang tính thời sự, giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội. Các em có kiến thức nền tảng tốt nhưng để phát triển mô hình theo hướng thương mại thì cần phải có sự đầu tư, hỗ trợ từ phía doanh nghiệp hoặc công ty thì sản phẩm mới có sự thúc đẩy để phát triển và ứng dụng rộng rãi”.

Cũng hướng đến việc phát triển sản phẩm nếu được đầu tư với đề tài Robot 5 bậc tự do ứng dụng trong công nghiệp của nhóm sinh viên năm cuối – Viện Quốc tế đã được lên ý tưởng nghiên cứu từ tháng 10 năm 2018, robot được ứng dụng để gắp thả vật lớn, giúp giảm nhân công và tăng hiệu suất trong công nghiệp. “Hiện tại, nhóm mình đang phát triển về phần mềm điều khiển tự động trên hệ thống nhúng máy tính và tính năng tự học lệnh cho robot. Robot sẽ được ứng dụng tốt trong công nghiệp nên nếu được quan tâm đặt hàng, mình tin chắc đây sẽ là sản phẩm thương mại hiệu quả”.

Hay như nhóm đề tài của bạn Nguyễn Thị Quyên – sinh viên năm cuối, khoa cử nhân cơ điện tử, Viện Cơ khí với đề tài Phân loại sản phẩm theo mã QR Code. Quyên cho biết bạn rất muốn phát triển mô hình, tuy nhiên “nhóm còn gặp khó khăn về tài chính và cần hoàn thiện dữ liệu để sản phẩm được tối ưu nhất”.

Hầu hết, ý tưởng về đề tài NCKH của sinh viên đều được ấp ủ từ cuối năm 2018, các mô hình dần được hình thành và điều sinh viên hướng tới là có thể phát triển đề tài của mình trong tương lai cũng như có thể khởi nghiệp từ đề tài đó. Tuy nhiên, các sinh viên đều cho rằng, từ hai đến ba năm là thời gian mà các bạn cần và đủ để sản phẩm được hoàn thiện. Các bạn cần trau dồi thêm kỹ năng, tìm hiểu sâu hơn về mô hình, có kinh phí để thực hiện,… nhằm tạo ra sản phẩm ứng dụng hiệu quả và tối ưu nhất.

Ngoài đam mê sáng tạo, NCKH còn là cả một quá trình sinh viên ấp ủ để khởi nghiệp, từ phát triển mô hình đến hoàn thiện sản phẩm và được ứng dụng thương mại rộng rãi. Trường ĐHBKHN đã có rất nhiều sinh viên thành công trong khởi nghiệp từ đề tài NCKH. “Điển hình như Trần Trọng Tuyến, cựu sinh viên K45 – khoa Công nghệ thông tin đã tham gia NCKH và khởi nghiệp với nền tảng bán hàng online. Anh đã thành công và hiện đang là CEO của công ty DKT – chuyên cung cấp các ứng dụng quản lý hệ thống bán hàng online”, thầy Nguyễn Quốc Minh cho biết.

Thầy Vũ Toàn Thắng cũng chia sẻ “Một nhóm cựu sinh viên K57 – Viện Cơ khí, trước đó đã khởi nghiệp bằng chính đề tài NCKH về máy in 3D, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành về tạo mẫu thời trang, thẩm mỹ,… Hiện nay, nhóm sinh viên đã mở cửa hàng bán máy in 3D và thêm máy in quà tặng lưu niệm, in vật dụng”.

NCKH là mô hình quy tụ các nhà sáng tạo công nghệ trẻ, nhìn vào thực tế, sinh viên đang dần giải quyết được nhiều vấn đề bức thiết của xã hội. Những mô hình có tiềm năng phát triển trong tương lai đang được sinh viên cụ thể hóa ứng dụng, đóng góp cho sự phát triển công nghệ của đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, để có được những thành công như hai cựu sinh viên nêu trên, cũng còn nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ cho sinh viên. Bởi để đạt được những thành quả như vậy là cả một quá trình, con đường gian nan đối với sinh viên mới ra trường.

Tạp chí Tự động hóa ngày nay.

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Chỉ khoảng 60% học sinh Hà Nội có cơ hội đỗ vào lớp 10 công lập năm học 2024-2025

Hiện có nhiều loại hình trường để học sinh tốt nghiệp Trung học Cơ sở có thể lựa chọn, trong đó, chỉ tiêu vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024-2025 vẫn chiếm khoảng hơn 60%.

Đẩy mạnh chương trình giáo dục trải nghiệm máy tái chế nhựa trong trường học và cộng đồng

Chương trình trải nghiệm tái chế rác nhựa là chương trình giáo dục trải nghiệm tái chế đặc biệt, với mục đích nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, trong đó tập trung đến nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, khu chung cư và các khu công nghiệp trên cả nước.

Hàn Quốc giành ngôi Vô địch Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC Châu Á – Thái Bình Dương năm 2024

Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 do Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN phối hợp với Hội Tin học Việt Nam tổ chức từ ngày 29/2 - 2/3 đã thành công tốt đẹp. Chung cuộc, Ngôi vô địch đã thuộc về đội NewTrend của Đại học Quốc gia Seoul. Đội tuyển sudo (ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội) là đội có thứ hạng cao nhất của Việt Nam.

Đội SUDO là đội tuyển xuất sắc giải được bài đầu tiên tại The 2024 ICPC Asian Pacific Championship

Sáng ngày 2/3, 65 đội tuyển với 250 sinh viên đã chính thức tranh tài tại Kỳ thi Lập trình sinh viên quốc tế ICPC Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024. Đội tuyển SUDO của trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã xuất sắc giải được bài đầu tiên vào phút thứ 11.

THPT FPT Đà Nẵng giành vé tranh tài robotics tại Mỹ

Đại diện THPT FPT Đà Nẵng đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất tại vòng chung kết cuộc thi chế tạo và vận hành robot "FIRST® Tech Challenge Vietnam 2023-2024", nhận tấm vé "vàng" đến Mỹ tham dự vào tháng 4/2024.

Bài viết nổi bật

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.