Những tiến bộ mới nhất trong phát triển và chế tạo cảm biến radar đang mở ra cơ hội mới, nâng cấp các ứng dụng IoT để chúng trở nên thông minh, hữu ích và gần gũi hơn với con người.
Bài báo giới thiệu việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để đảm bảo sự độc lập về nguồn cung cấp điện cho các nhà máy xử lý nước thải. Hệ thống được thiết kế tích hợp sử dụng biogas, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hydro để sản xuất năng lượng điện và nhiệt, sấy khô bùn và đốt cháy bùn để tạo ra năng lượng hơi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các nhà máy xử lý nước thải có thể hoạt động độc lập với nguồn cung cấp năng lượng bên ngoài với chi phí hợp lý. Nghiên cứu này được thực hiện và mô phỏng trong một năm tại Việt Nam.
Những tấm pin mặt trời được sử dụng trong các hệ thống năng lượng mặt trời thường được làm từ các nguyên liệu như silic, đồng và nhôm. Tuy nhiên, pin mặt trời có tuổi thọ giới hạn, khi chúng được thay thế hoặc bỏ đi sẽ tạo ra các vấn đề về môi trường. Do đó, việc tái chế tấm pin mặt trời là một giải pháp tiềm năng để giảm thiểu tác động của chúng đối với môi trường.
Bài báo trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu, thiết kế, phát triển một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ kết hợp nguồn năng lượng mặt trời (NLMT) có thể chạy trong một khuôn viên khu dân cư. Nguồn NLMT được lắp trên nóc xe cung cấp năng lượng cho hệ thống điện thân xe hoạt động. Hệ thống an toàn được thiết kế trên xe bao gồm hệ thống cảnh báo va chạm sớm, hệ thống đèn chiếu sáng thông minh. Xe được thiết kế có thể chạy với vận tốc 30 km/h và đầy đủ các tính năng của một ô tô hiện đại.
Ngày nay, với nguồn nguyên vật liệu phong phú, không khó để chế tạo ra được các vật liệu mới dùng trong ngành công nghiệp bán dẫn. Thị trường tiêu thụ và ứng dụng mới của vật liệu bán dẫn ngày càng mở rộng cũng khiến cho quy trình sản xuất và việc thu mua nguyên vật liệu sản xuất luôn có những biến đổi trong toàn ngành.
Kết quả của nhóm nghiên cứu giúp đánh giá tiềm năng về năng lượng mặt trời (NLMT), các thông số kỹ thuật của hệ thống NLMT nối lưới. Từ đó, kết luận tư vấn nhà trường xây dựng hệ thống điện NLMT nối hệ thống lưới điện tại địa điểm thiết kế sao cho tối ưu nhất
Trong một vài năm trở lại đây, công nghệ in 3D kim loại nói chung và công nghệ WAAM đã bắt đầu được nghiên cứu và định hướng tới ứng dụng trong nước. Từ năm 2019, nhóm nghiên cứu của TS. Lê Văn Thảo tại Học viện Kỹ thuật Quân sự lần đầu tiên triển khai đề tài nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu về công nghệ WAAM, do Quỹ NAFOSTED tài trợ.
Việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông không đồng bộ như hiện nay (đường có trước, đèn tín hiệu có sau) thì việc đào xới, khoan cắt lòng đường, vỉa hè là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó nguồn điện lưới cung cấp hoạt động không ổn định cũng là vấn đề làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống, ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Nhóm nghiên cứu ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời kết hợp với công nghệ truyền tín hiệu điều khiển không dây trong hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông để giải quyết các bất cập nêu trên.
Một trong những bất lợi của phụ tải không cân bằng đối với máy biến áp phân phối là giảm tuổi thọ hữu ích của máy. Thế nhưng, PV phát điện trong thời gian phụ tải đỉnh có thể giúp giảm phụ tải, và do đó kéo dài tuổi thọ của máy biến áp phân phối. Tác động từ sự xâm nhập cao của PV đến các thành phần của hệ thống điện phân phối còn chưa rõ ràng vì kinh nghiệm thu thập được trong lĩnh vực này vẫn còn ít, và đây vẫn là mối quan ngại đối với các nhà quản lý hệ thống điện.
Việc thu hồi và lưu giữ carbon (CCS) được xem là một trong các biện pháp quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có công nghệ để giảm phát thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than. Việc loại bỏ điện than vào những năm 2040 sẽ là sự lãng phí tài sản trong khi nhiều nhà máy nhiệt điện vẫn còn hoạt động tốt vào thời điểm đó.
Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế Cleanfact 2022, nhằm cung cấp thông tin về công nghệ phòng sạch, cơ hội và thách thức của ngành nghề, các giải pháp mang tính xu hướng ứng dụng trong phòng sạch, ngày 11/11, Intech Group đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Công nghệ phòng sạch” tại khu công nghiệp Vsip Bắc Ninh.
Phân tích vận hành hệ thống điện gió nối lưới (ĐGNL) là cần thiết trong bối cảnh năng lượng gió (NLG) là rất cao và ngày càng được phép tham gia nhiều vào cơ cấu nguồn điện của hệ thống điện. Bài báo "Phân tích, đánh giá hệ thống điện gió nối lưới" được khái quát từ kết quả nghiên cứu thực tế tại tỉnh Bình Thuận, là cơ sở cho công tác vận hành hệ thống điện, đặc biệt trong trường hợp hệ thống điện có xem xét các nguồn năng lượng tái tạo như nguồn năng lượng điện gió.
Hướng tới tính hoàn thiện và phù hợp với các quy định hiện hành ở Việt Nam, bài báo cố gắng miêu tả chi tiết các bước thực hiện thiết kế một hệ thống điện gió. Mặc dù các bước này có vẻ phức tạp và có thể khiến các nhà đầu tư/nhà phát triển mới - những người chưa quen thuộc với môi trường trong nước nản lòng. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng hầu hết các cơ quan chức năng đều ủng hộ và quan tâm đến sự phát triển của điện gió tại Việt Nam.
Nâng cấp hệ thống điện quốc gia bằng lưới điện thông minh, đặc biệt là nâng cấp hệ thống truyền tải điện là rất quan trọng. Nhóm tác giả đề xuất giải quyết 2 lộ trình gồm: Lộ trình đầu tiên đánh giá ảnh hưởng và khả năng duy trì phát điện của nhà máy điện mặt trời khi có sự cố trên lưới; Lộ trình thứ hai ứng dụng AI để dự báo hệ số quán tính và dự báo sự cố hệ thống điện.
Đã có nhiều nghiên cứu về điện mặt trời và ảnh hưởng của chúng đến hệ thống điện. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về khả năng duy trì phát điện của nhà máy điện mặt trời khi sự cố trên lưới điện chưa được quan tâm và nghiên cứu. Vì vậy, bài báo này đề xuất hướng nghiên cứu này với mục đích góp phần vào việc xem xét tác động của nhà máy trước khi đấu nối vào hệ thống điện.
Khi mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có không đủ đáp ứng nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng của con người. Bên cạnh việc tìm kiếm những nguồn tài nguyên và nhiên liệu mới thay thế thì việc quy hoạch, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sẵn có cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành công nghiệp điện năng. Bài báo này tập trung hai vấn đề gồm: phân tích yếu tố ảnh hưởng và phương pháp giải quyết tắc nghẽn truyền tải cho thị trường điện bán buôn cạnh tranh.
Hiện nay, các trạm QTMT thường xuyên, cố định được lắp đặt các hệ thống lấy mẫu tự động, định kì kết hợp với đo đạc nhanh một số các chỉ thị ô nhiễm đặc trưng. Ưu điểm của dạng này là nhanh, kịp thời và tích lũy lượng dữ liệu liên tục, lâu dài. Tuy nhiên rào cản lớn nhất cho hệ thống này là việc vận hành thường rất tốn kém.
Bộ biến đổi tăng/giảm áp linh hoạt (versatile buck-boost (VBB) converter) đã được nghiên cứu rộng rãi nhờ vào rất nhiều ưu điểm của nó, như là biến đổi điện áp tăng hoặc giảm, cho hiệu năng cao, dòng điện liên tục ít gợn sóng, và khả năng kiểm soát bất kỳ biến chuyển đổi nào. Những tính năng thú vị này làm cho nó trở thành một ứng cử viên xuất sắc để trở thành một khối điện tử công suất PE-BB (power electronics building block).
Hiện nay việc giám sát thời tiết từ xa đang ngày càng quan trọng trong đời sống con người. Bài báo giới thiệu đề tài “Nghiên cứu và thiết kế hệ thống giám sát thời tiết từ xa” nhằm tạo sự thuận tiện và linh hoạt cho người dùng. Hệ thống sử dụng vi điều khiển trung tâm là 2 board ESP32, module cảm biến mưa, module cảm biến gió, module LoRa SX1278. Đề tài sử dụng phương pháp hiển thị là qua web.
Tính toán hiệu quả kinh tế của hệ lưu trữ năng lượng (điện năng) là việc cần thiết khi triển khai NLMT. Trong bài báo này sẽ mô phỏng hệ thống lưu trữ của nhà máy điện NLMT và tính toán hiệu quả kinh tế của hệ lưu trữ năng lượng (điện năng)
Tự động hoá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của nền công nghiệp sản xuất. Trong thời gian gần đây công nghệ tự động hoá đã trở thành xu thế trong các hệ thống điều khiển công nghiệp. Nhờ có tự động hoá mà năng suất, chất lượng sản phẩm đã nâng cao, mang lại giá trị cạnh tranh lớn. Nhu cầu sản xuất công nghiệp luôn tạo ra giá trị đặc biệt cho cuộc sống.
Trên thực tế, lượng khí thải carbon từ các trung tâm dữ liệu đóng góp tới 3,7% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu, xếp trên cả ngành hàng không (2,4%), vận tải biển (2,3%) và trồng lúa (1,5%).
Các công cụ phần mềm PSCAD luôn cung cấp một môi trường tính toán mạnh và tiện dụng cho các ứng dụng thuộc lĩnh vực kỹ thuật. Một trong những ứng dụng điển hình là từ hệ thống điện mặt trời áp mái nối lưới đã xây dựng và được mô hình hóa trên phần mềm PSCAD ta có thể tính toán tổn thất công suất ở các chế độ vận hành. Từ đó đánh giá hiện trạng tổn thất công suất và đề xuất cải tiến của hệ thống năng lượng mặt trời áp mái của dự án.