Trang chủSự kiệnChính trị - Xã hộiHợp tác giữa Việt Nam với Australia trong lĩnh vực khoa học-công...

Hợp tác giữa Việt Nam với Australia trong lĩnh vực khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo

Ngày 8/3, tại Thủ đô Canberra, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO).
• Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối Thịnh vượng chung (CSIRO).

CSIRO là một cơ quan khoa học – công nghệ của chính phủ Australia, được thành lập vào năm 1916 với tên gọi ban đầu là Hội đồng Cố vấn khoa học và công nghiệp (Advisory Council of Science and Industry), sau đó đổi tên thành Hội đồng Nghiên cứu khoa học và công nghiệp (Council for Scientific and Industrial Research – CSIR) vào năm 1926.

Mục đích thành lập CSIR nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học để hỗ trợ các ngành công nghiệp quan trọng của Australia như: nông nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, sản xuất chế tạo,… Sau chiến tranh thế giới thứ hai, CSIR phát triển nhanh chóng, mở rộng các hoạt động nghiên cứu sang nhiều lĩnh vực mới như: công nghiệp dệt, vật liệu xây dựng, luyện kim, vật lý thiên văn, tài nguyên – môi trường,… Năm 1949, CSIR đổi tên thành CSIRO (Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation) – Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung như ngày nay.

Hiện nay, CSIRO là một trong những tổ chức khoa học – công nghệ đa ngành lớn nhất thế giới, gồm 5.500 nhân viên với 57 cơ sở đặt trên khắp nước Australia và các văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ, Chile, Pháp, Singapore, Indonesia và Việt Nam; đóng góp giá trị khoảng 4,5 tỷ đô-la Australia cho nền kinh tế thông qua các hoạt động khoa học và công nghệ.

Qua buổi làm việc với CSIRO, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc hợp tác trong khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đối với chúng ta là không có giới hạn, song vấn đề là cách thức hợp tác như thế nào.

Thủ tướng đề nghị hai bên xây dựng các dự án tranh thủ gói tài trợ đã có mà Australia đã dành cho ASEAN hay cho Việt Nam, cụ thể như trên lĩnh vực trái cây, lúa gạo, tôm,… với tinh thần đi thẳng vào vấn đề thiết thực, cụ thể.

Thủ tướng mong muốn tiếp tục mời lãnh đạo CSIRO sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội thúc đẩy hợp tác, muốn vậy, phía Việt Nam cũng phải chuẩn bị kỹ các dự án.

Theo Thủ tướng, hai bên phải hướng nguồn vốn tài trợ vào các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm, đúng mục đích. Trong quá trình hợp tác, trao đổi, liên kết thì có những vấn đề thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn, đó là điều đương nhiên. Tuy nhiên, chúng ta nỗ lực để thành công nhiều hơn thất bại, thuận lợi nhiều hơn khó khăn, vướng mắc. Chính phủ Việt Nam sẽ có các cơ chế, chính sách, ưu tiên, chỉ đạo, điều hành để việc triển khai hợp tác hai bên được thuận lợi.

Hương Duyên (Tổng hợp từ Báo Nhân dân)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Hội thảo Khu vực AI Connect II của Chính phủ Hoa Kỳ với các đối tác chính

Từ ngày 22 - 24/4/2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng Đại Tây Dương phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ đã tổ chức Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của các đại diện đến từ 15 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn cần cơ chế đột phá

Tại buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn,…

Bài viết nổi bật

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.