Trang chủSự kiệnThị trườngĐịnh hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số

Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số

Ngày 01/3/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại – XTTM) phối hợp với Sàn thương mại điện tử Alibaba.com (TMĐT Alibaba.com) tổ chức Hội nghị Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA.

Thời gian qua, trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục XTTM và Sàn TMĐT Alibaba.com, hai bên phối hợp triển khai thành công nhiều sự kiện quốc tế như: Hội nghị Thương mại điện tử quốc tế B2B Alibaba.com năm 2021; Hội nghị Quốc tế “Xuất khẩu trực tuyến qua nền tảng TMĐT Alibaba.com” năm 2022 và khai trương Gian hàng Quốc gia Việt Nam – Vietnam Pavilion năm 2022. Đây là không gian hàng hoá Việt Nam trên Sàn TMĐT Alibaba.com, tập hợp giới thiệu các thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng, các câu chuyện thành công của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu. Ngoài ra, có tới hơn 200 khoá huấn luyện/đào tạo được Bộ Công Thương (Cục XTTM) phối hợp với Alibaba.com triển hai ở các tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào các nội dung như nhận thức về chuyển đổi số, tiếp cận với phương thức kinh doanh trên nền tảng số, cách thức vận hành gian hàng số, bán hàng trực tuyến (livestream),…

Bước vào năm 2023 với diễn biến phức tạp trong tình hình kinh tế, chính trị thế giới, thuật ngữ VUCA trong quản trị kinh tế lại càng được nhắc đến nhiều hơn và được đưa vào sử dụng từ những năm 1990 để mô tả về một thế giới biến động không ngừng. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến số (giá xăng dầu, lạm phát, xung đột vũ trang) tác động trực tiếp tới môi trường kinh doanh trong nước (thị trường vốn, thị trường bất động sản) các tính toán của doanh nghiệp về quyết định đầu tư và đường hướng phát triển trong năm 2023 đều không khỏi có ít nhiều ảnh hưởng.

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục XTTM phát biểu khai mạc (ảnh: Hương Duyên)

Đẩy mạnh kinh doanh TMĐT vượt qua khó khăn

Phát biểu khai mạc tại sự kiện, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục XTTM cho biết: Năm 2023 là năm bản lề trong việc thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, trong đó mục tiêu số hoá các hoạt động xúc tiến thương mại đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác xúc tiến là một nội dung quan trọng trong chủ trương xây dựng chính phủ số, kinh tế số, và xã hội số. Cùng với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, về phía doanh nghiệp cũng cần có sự chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu thông tin, cơ chế chính sách, nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác, chú trọng công tác nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, đáp ứng các qui định của thị trường nhập khẩu, phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại xây dựng kế hoạch và tham gia triển khai hoạt động xúc tiến thương mại để đón đầu cơ hội từ thị trường, đặc biệt là các thị trường có FTA.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), xuất khẩu Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng 6% năm 2023, mở ra kì vọng kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các bước chuẩn bị tương ứng, trong đó các mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là thương mại điện tử cần được áp dụng nhiều hơn. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp tiết giảm chi phí để vượt qua khó khăn hiện nay.

Ông Roger Luo – Giám đốc Alibaba.com khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng khẳng định: Thông qua dữ liệu xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua, chúng ta có thể thấy hàng hoá của Việt Nam đang đứng hàng đầu về nhu cầu thu mua của thế giới, và ngày càng nhiều đối tác mua hàng ngoại quốc sẵn sàng coi Việt Nam là lựa chọn hàng đầu để thu mua. Sản phẩm từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam luôn được đánh giá cao về chất lượng thành phẩm, kỹ năng xuất khẩu cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, theo số liệu hiện tại tôi có thì 50% nhà xuất khẩu từ Việt Nam đang ở mức KA (nhà xuất khẩu có hạng sao cao), điều này thể hiện xu hướng đầu tư theo chiều sâu ngày càng nhiều hơn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào thương mại điện tử.

Ông Vũ Thế Tùng – Giám đốc Phát triển Thị trường Alibaba.com Việt Nam cho biết thêm: Năm 2023 là năm được dự báo nhiều thử thách cho doanh nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh đó sàn TMĐT Alibaba.com tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ kết nối nhà xuất khẩu – nhà nhập khẩu, cung cấp thông tin thị hiếu thị trường để tăng tính hiệu quả khi các doanh nghiệp quyết định tham gia kinh doanh trên nền tảng. Từ phía doanh nghiệp, khi tham gia thương mại điện tử, doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng các nguồn lực như nhân sự và tài chính để đầu tư đúng và trúng.

Theo chuyển động kinh tế, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, khẳng định tiến trình phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 8% cao nhất từ năm 2011 đến nay, kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ vững ổn định, lạm phát được kiểm soát, cán cân thương mại được đảm bảo. Khối lượng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng nhanh, góp phần vào sự tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ qua.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng nhìn chung, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn trong năm 2023 được đánh giá là khả quan. Theo báo cáo thị trường “Triển vọng B2B kỹ thuật số 2023” của Alibaba.com, hơn 50% doanh nghiệp lựa chọn thử sức với kênh thương mại điện tử hoặc số hoá và mở rộng kênh bán hàng để “sống sót” qua đại dịch. Không nằm ngoài xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tăng đầu tư vào ứng dụng công nghệ số, nâng cao năng lực xuất khẩu, kỹ năng bán hàng xuyên biên giới, nghiên cứu phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu để tăng tốc trong giai đoạn khó khăn.

Duyên Nguyễn

Hội nghị “Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA” do Bộ Công Thương (Cục XTTM) và Alibaba.com tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào hai nội dung chính:

Thứ nhất, tập trung triển khai hiệu quả hoạt động đã được hai bên thống nhất trong Thoả thuận hợp tác theo chiều sâu thông qua các hoạt động và kế hoạch dài hạn nhằm hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp nâng cao nhận thức, tham gia hiệu quả vào tiến trình chuyển đổi số, và triển khai hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thành công.

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hơn nữa việc tận dụng công cụ số, tiếp cận các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là sàn Alibaba.com. Gian hàng Quốc gia Việt Nam (Vietnam Pavilion) từng bước trở thành địa chỉ chung cho các sản phẩm tiềm năng của Việt Nam tiếp xúc với khách hàng.

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Hội thảo Khu vực AI Connect II của Chính phủ Hoa Kỳ với các đối tác chính

Từ ngày 22 - 24/4/2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng Đại Tây Dương phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ đã tổ chức Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của các đại diện đến từ 15 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn cần cơ chế đột phá

Tại buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn,…

Bài viết nổi bật

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.