Trang chủDiễn đànBáo chí quốc tế trên tuyến đầu khốc liệt chống dịch

Báo chí quốc tế trên tuyến đầu khốc liệt chống dịch

Với các nhà báo trên toàn thế giới, đại dịch Covid-19 là hoạt động tác nghiệp chưa từng có trong lịch sử,…

Bà Dolores Reyes Fernandez (61 tuổi) ôm chặt cha mình – ông Reyes Lozano (87 tuổi) sau 4 tháng xa cách vì đại dịch tại một trại dưỡng lão ở Barcelona, Tây Ban Nha ngày 22/6/2020. Bức ảnh nằm trong trong loạt ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer của phóng viên Emilio Morenatti của hãng tin AP.

Tin tức nóng hổi bất tận, “mê hồn trận” những thông tin sai lệch, chưa kể đến những thách thức cá nhân không chừa một ai khiến Covid-19 trở thành hiện tượng độc nhất vô nhị mà hầu hết phóng viên chưa từng trải qua trong cuộc đời.

“Từ quan điểm báo chí, đây có lẽ là một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử mà tôi từng đưa tin”, Kysia Hekster, phóng viên kênh truyền hình NOS của Hà Lan, chia sẻ với Trung tâm thông tin khu vực của Liên hợp quốc (UNRIC).

Trong khi hàng triệu người làm việc ở nhà trong đại dịch, nhiều nhà báo không còn lựa chọn nào khác là tới phòng thu, đài truyền hình, tòa soạn hoặc lăn xả ra hiện trường để đưa tin chân thực nhất về từng diễn biến, từng câu chuyện xoay quanh cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng.

Có mặt tại các bệnh viện, trung tâm y tế, nhà xác

“Kể từ khi phong tỏa, tôi chưa nghỉ ngày nào. Công việc của phóng viên là đưa những tin tức quan trọng và để làm vậy, bạn luôn phải sẵn sàng nhiệm vụ”, Leslie Rijmenams, phái viên tại kênh phát thanh Nostalgie của Bỉ, chia sẻ.

Gần như hàng ngày trong suốt nhiều tháng, trưởng nhóm nhiếp ảnh của Hãng Reuters, Yves Herman, trong bộ đồ bảo hộ toàn thân, luôn có mặt để ghi lại những hình ảnh chân thực nhất từ các bệnh viện, trại dưỡng lão, dịch vụ tang lễ hoặc nhà xác.


Trên toàn cầu, ít nhất 1.330 nhà báo đã tử vong vì Covid-19 tại 76 quốc gia kể từ tháng 3/2020, theo Tổ chức Chiến dịch biểu tượng báo chí (PEC).

“Dù đối mặt nhiều rủi ro, nhưng tôi cảm thấy đây là chủ đề vô cùng quan trọng cần phải đưa tin. Theo hiểu biết của tôi, đây có lẽ là câu chuyện duy nhất trên thế giới ảnh hưởng tới tất cả mọi người, trừ Chiến tranh Thế giới thứ hai”, Herman nói với UNRIC.

Bên cạnh những áp lực trong quá trình tác nghiệp, các nhà báo còn phải đấu tranh với thứ mà theo mô tả của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là “đại dịch thông tin”. Thông tin sai lệch, thiếu thông tin, tin đồn có thể lan đến chóng mặt trong đại dịch.

“Bạn có thể tìm thấy mọi thứ trên Internet. Trên mạng xã hội, người dùng có thể chia sẻ những thứ mà họ chưa nắm thông tin đầy đủ”, Cordula Schnuer, một nhà báo của Tạp chí tiếng Anh Delano tại Luxembourg, cho biết. “Tìm kiếm một nguồn tin hoặc tờ báo mà bạn có thể tin tưởng là điều rất quan trọng”.

Một người cao tuổi tại một nhà dưỡng lão ở Bỉ ôm người thân qua bức tường làm bằng nhựa để tránh lây nhiễm dịch bệnh – Ảnh: Yves Herman/Reuters

Với nhiều tờ báo, đại dịch thậm chí khiến hành vi bạo lực, quá khích nhằm vào các nhà báo tác nghiệp ở hiện trường gia tăng. Đài truyền hình NOS của Hà Lan đã buộc phải gỡ bỏ logo trên xe phát sóng vệ tinh để tránh bị bạo lực bởi những người tin rằng dịch bệnh chỉ là một trò lừa bịp và NOS là “tin giả”.

Tác nghiệp trong đại dịch khiến nhà báo phải đánh đổi nhiều thứ, trong đó không ít người phải đánh đổi cả mạng sống. Tại Ấn Độ, nơi đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh lần thứ hai, trong tháng 4/2021, trung bình mỗi ngày có ba nhà báo tử vong vì Covid-19. Con số này tăng lên bốn người vào tháng năm, khi số ca nhiễm và tử vong tại nước này tăng lên mức kỷ lục.

Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu tri thức tại Delhi, trong làn sóng dịch bệnh đầu tiên từ tháng 4-12/2020, 56 nhà báo đã tử vong vì Covid-19 tại Ấn Độ. Còn trong làn sóng dịch bệnh thứ hai, thống kê từ ngày 1/6 đến 16/5 cho thấy đã có 171 nhà báo chết vì nhiễm Covid-19 trong quá trình tác nghiệp. Trên toàn cầu, ít nhất 1.330 nhà báo đã tử vong vì Covid-19 tại 76 quốc gia kể từ tháng 3/2020, theo Tổ chức Chiến dịch biểu tượng báo chí (PEC).

Khi người chết không đếm xuể

Kể từ khi đại dịch Covid-19 lan ra khắp toàn cầu đầu năm 2020, số lượng người nhiễm virus và tử vong liên tục tăng nhanh, đặc biệt là tại những ổ dịch “nóng” như Mỹ, Italy, Brazil và gần đây là Ấn Độ. Theo dữ liệu từ Đại học John Hopkins, tính đến ngày 15/6/2021, toàn thế giới ghi nhận hơn 176 triệu ca nhiễm Covid-19 và hơn 3,8 triệu người tử vong.


Những hình ảnh khắc ghi nỗi đau thương, xót xa hay niềm vui hạnh phúc, lắng đọng tình người được ghi lại bởi những nhà báo không ngại quên mình, dấn thân để rồi 100 năm nữa, thế hệ sau sẽ hiểu thấu và cảm thông những gì mà chúng ta hôm nay đang trải qua,…

Riêng tại Mỹ, gần 34 triệu người được xác nhận đã nhiễm Covid-19, trong đó hơn 600.000 người tử vong. Cường quốc lớn nhất thế giới cũng trở thành quốc gia có số lượng người nhiễm và tử vong vì Covid-19 cao nhất toàn cầu. Mỹ giữ “danh hiệu” không mong muốn này kể từ khi dịch bệnh bùng phát mạnh tại nước này vào khoảng tháng ba năm ngoái.

Ngày 24/5/2020, khi số ca tử vong vì Covid-19 tại nước này dự kiến sắp chạm mốc 100.000 người, tờ New York Times đã dành trọn vẹn trang nhất và ba trang bên trong để in bản cáo phó đặc biệt nhất trong lịch sử với tên của 1.000 người đã tử vong vì Covid-19 kèm dòng tít: “Số người chết ở Mỹ gần 100.000 người, một mất mát không thể kể xiết”.

Trang bìa dành trọn vẹn để in cáo phó với thông tin vắn tắt của những người tử vong vì Covid-19 tại Mỹ trên tờ New York Times số ra ngày 24/5 – Ảnh: Nytimes.

Trong một phỏng vấn trên tờ Times Insider sau đó, trợ lý đồ họa Simone Landon của New York Times, giải thích rằng đây là cách cá nhân hóa thảm kịch khi độc giả và các nhân viên phát triển dữ liệu của tờ báo đã quá mệt mỏi vì những cập nhật liên tục về đại dịch.

Cho tới gần đây, khi dịch bệnh bắt đầu tái bùng phát tại châu Á sau thời gian được kiểm soát, Ấn Độ nổi lên là “chảo lửa Covid-19” toàn cầu với số người nhiễm và tử vong liên tiếp chạm ngưỡng cao nhất từ trước nay. Cao điểm vào đầu tháng 5/2021, nước này ghi nhận xấp xỉ 400.000 ca nhiễm mới và gần 4.000 ca tử vong mỗi ngày.

Theo các chuyên gia và giới truyền thông, con số thực tế có thể cao hơn 5-10 lần. Nhiều tờ báo Ấn Độ đã chỉ ra điều phi lý này khi phóng viên của họ chứng kiến số người được hỏa táng hoặc chôn cất nhiều không đếm xuể, thậm chí gây quá tải các nhà hỏa táng, nhưng con số chính thức nhỏ hơn rất nhiều.

Đơn cử, tờ báo tiếng Anh Hindu đã có một bài phóng sự dài trong đó khẳng định ngày 16/4, họ đã đếm được 689 thi thể được hỏa táng hoặc chôn cất tại bảy thành phố của Bang Gujarat với các thủ tục và biện pháp phòng dịch theo quy định đối với người tử vong vì Covid-19. Tuy nhiên, con số tử vong được chính quyền bang này công bố ngày hôm đó chỉ là 94.

Vì thông tin và số liệu từ nhà chức trách thường chậm và nhiều khi không đầy đủ, phóng viên của các tờ báo Ấn Độ phải làm công việc không mong muốn, đó là đếm túi thi thể tại các nhà xác bệnh viện hoặc nhà hỏa táng. Đây là những trải nghiệm đau lòng và khó quên trong đời họ.

Hitesh Rathod, một nhiếp ảnh gia tại Sandesh, kể lại trải nghiệm đau đớn khi đếm người tử vong. “Họ được tiếp nhận vào bệnh viện và đi ra trong những túi đựng xác”, ông Rathod nói và cho biết ông đã nhìn thấy những thi thể xếp hàng dài suốt sáu tiếng tại một nhà hỏa táng. Dipak Mashla, trưởng nhóm phóng viên phụ trách đưa tin từ các nhà hỏa táng, kể rằng ông thường về nhà với cảm giác “sợ hãi và run rẩy”.

Những giàn hỏa táng người chết vì Covid-19 được dựng lên tại một khu đất trống – nơi trở thành giàn hỏa táng hàng loạt của bệnh nhân Covid-19 ở New Delhi, Ấn Độ – Ảnh: Altaf Qadri/AP

“Tôi nhìn thấy những bậc phụ huynh bên túi thi thể của con họ, trả tiền và nói với nhân viên nhà hỏa táng rằng: “Hãy chăm sóc và hỏa táng con chúng tôi’. Họ quá sợ hãi đến mức không dám chạm vào quan tài”, ông Mashla nhớ lại.

Bên cạnh những trải nghiệm đau đớn khi phải đếm thi thể, nhiều nhà báo cũng được chứng kiến và ghi lại vẻ đẹp của tình người giữa đại dịch. Đó là hình ảnh những cặp vợ chồng, cha mẹ và con cái, người thân trong gia đình gặp lại nhau sau những ngày tháng dài bị chia cắt vì dịch bệnh.

Họ nhìn nhau, chạm tay nhau qua những tấm nhựa trong được dựng lên để phòng dịch. Dù không được ôm hôn trực tiếp, niềm vui sướng, hân hoan vẫn toát lên qua những giọt nước mắt hạnh phúc. Đó là những hình ảnh minh chứng rằng tình người càng trở nên cao quý và đẹp đẽ hơn giữa những khó khăn, thách thức, mà ở đây là đại dịch chưa từng có trong lịch sử – Covid-19.

Những hình ảnh khắc ghi nỗi đau thương, xót xa hay niềm vui hạnh phúc, lắng đọng tình người ở trên được ghi lại bởi những nhà báo không ngại quên mình, dấn thân để rồi 100 năm nữa, thế hệ sau sẽ hiểu thấu và cảm thông những gì mà chúng ta hôm nay đang trải qua.

Theo VnEconomy

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Đào tạo kiến thức nền tảng và kỹ năng ứng dụng AI cho doanh nghiệp bứt phá

Khóa đào tạo AI được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức nền tảng và kỹ năng ứng dụng AI thực tế cho học viên, giúp giải quyết công việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất công việc.

Thúc đẩy du lịch phát triển qua cuộc thi khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo

Năm 2018, cuộc thi khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo du lịch được tổ chức lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự phối hợp tổ chức giữa Sở Du lịch và Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố.

Phát động Giải Báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Giải thưởng nhằm tôn vinh đội ngũ phóng viên, nhà báo, thông tin viên trên cả nước thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sự lan tỏa kết quả triển khai Chương trình Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) giai đoạn 2019 -2030, góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị COP26.

Phát động Giải thưởng I-Star lần thứ 7

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa phát động Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 7 (Giải thưởng I-Star 2024).

Bài viết nổi bật

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.