Trang chủĐổi mới công nghệBàn tròn công nghệĐể phát triển ngành CNHT, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn...

Để phát triển ngành CNHT, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu doanh nghiệp cần phải mạnh dạn đầu tư

Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Việt Nam đã và đang có những bước “chuyển mình” tích cực với khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động. Ước tính số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực CNHT hiện đã chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến – chế tạo.

Ông Nguyễn Bá Tòng: “Hiếm có một sự kiện nào mà bên mua và bên bán kết nối được với nhau như SFS 2022”
Phát triển nhà cung cấp công nghệ hỗ trợ, liên kết hợp tác sản xuất ngay tại SFS 2022
• Vai trò của doanh nghiệp trong nước nhằm xây dựng nền công nghiệp tự chủ
• Doanh nghiệp Điện tử phải tuân thủ hơn 300 quy định về an ninh – an toàn khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Ngành CNHT Việt Nam có bước khởi đầu đầy thách thức

Ông Nguyễn Bá Tòng, Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) nhận định, ở thời điểm hiện tại ngành CNHT đang trong giai đoạn khởi đầu, đặc biệt là dưới tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid – 19 hầu như tất cả đều trở lại vạch xuất phát, chính vì vậy chuỗi cung ứng ở Việt Nam còn nhiều thiếu sót và non yếu.

Trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp hỗ trợ, cấp cao nhất là có thể lắp ráp hoàn thiện  sản phẩm nhưng hiện tại chúng ta chỉ đạt được ở cấp thứ 4 là lắp ráp những linh kiện rời rạc đây cũng là cấp thấp nhất trong 4 cấp của chuỗi cung ứng. Do đó, chúng ta cần hoàn thiện hơn nữa để làm sao chúng ta có thể vươn lên cấp thứ 2-3 để lắp ráp thành cụm và hướng đến lắp ráp được một sản phẩm hoàn thiện”, ông Tòng bày tỏ.

Ông Nguyễn Bá Tòng, Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) chia sẻ về ngành công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: Thanh Huyên

Còn theo ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch HĐTV Công ty Cơ khí Duy Khanh, đối với ngành CNHT hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang trên bước phát triển, nhu cầu của các nhà mua hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài càng lúc càng tăng lên. Nhưng để các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu chuỗi cung ứng thì thật sự không dễ dàng, vì các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện chưa đủ mạnh cho nên cần phải mạnh dạn đầu tư, đó là một trong những kinh nghiệm từ bản thân doanh nghiệp của ông Tống cũng như Hiệp hội VASI đã đúc kết được từ nhiều năm qua.

Thứ nhất chúng ta cần đầu tư về năng lực sản xuất; thứ hai là đầu tư về hệ thống quản trị thiết bị, quản trị con người, quản trị toàn bộ để đảm bảo chất lượng tốt nhất, đạt yêu cầu của người mua hàng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đầu tư về quản trị con người. Muốn hoạt động thì con người phải đạt được chuẩn trong cùng một hệ thống, đây là bài toán dài hơi không thể trong một gian đoạn ngắn các doanh nghiệp sẽ đạt được, nó đòi hỏi chúng ta phải có cả một quá trình xuyên suốt với một tinh thần thật sự mạnh mẽ”. Ông Tống cho biết. Bản thân doanh nghiệp Cơ khí Duy Khanh, nhận thấy nhu cầu này là rất cần thiết và nên đã mạnh dạn đầu tư một nhà máy gọi là “Công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao” tại khu công nghệ cao với mức đầu tư lên tới 180 tỷ đồng nhằm tạo ra các sản phẩm cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng như là hướng tới thị trường xuất khẩu.

Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch HĐTV Công ty Cơ khí Duy Khanh nhận xét về ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Ảnh: Thanh Huyên

Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tối đa lợi thế để phát triển

Để cung cấp cho các doanh nghiệp FDI nói riêng và xuất khẩu nói chung ở giai đoạn hiện nay là rất khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam vừa phải phục hồi kinh tế sau đại dịch, vừa phải cạnh tranh với thị trường Trung Quốc do đó vấn đề về nguyên liệu, nhân sự, quản trị dường như Việt Nam đều bị phụ thuộc vào nước ngoài, điều này khiến ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam bị hạn chế.

Nhưng không vì thế ngành CNHT Việt Nam không có cơ hội phát triển. Nếu chúng ta tận dụng về lợi thế địa chính trị khi có sự dịch chuyển của hệ cung ứng, đặc biệt là sự đoàn kết của các Hiệp hội để tạo ra các sản phẩm có giá thành rẻ, vừa đáp ứng được số lượng mà chất lượng vẫn được đảm bảo, vẫn đúng tiến độ thì rất nhanh chúng ta sẽ có được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nước ngoài.

Dây chuyền sản xuất chất lượng của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang. Ảnh NVCC

Mỗi doanh nghiệp đều có một sở trường, thế mạnh riêng của mình ở các dòng sản phẩm, do đó các doanh nghiệp cứ mạnh dạn đầu tư, phát triển tối đa sản phẩm. Đây là giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp nên ưu tiên tìm khách hàng trong nước bởi vì vấn đề vận chuyển, giao dịch sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Nhưng nếu muốn mở rộng thị trường, tạo một nền tảng thì vẫn ưu tiên tìm kiếm khách hàng nước ngoài bởi vì một sản phẩm được xuất khẩu thì uy tín của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên, khi sản phẩm được các nhà mua hàng nước ngoài uy tín tiếp nhận thì đương nhiên những nhà mua hàng trong nước sẵn sàng đánh giá đây là doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của mình”. Ông Đỗ Phước Tống nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Bá Tòng, vai trò của nhà nước trong việc xây dựng các chính sách như thuế, nhập khẩu nguyên liệu, xây dựng chính sách thuế nhập khẩu linh kiện,… là rất quan trọng. Đây sẽ là tiền đề để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu ở nước ngoài. Cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên đầu tư để có nơi sản xuất, đầu tư các nhà máy có sự tập trung chuyên môn hóa, chuyên sâu vào chuỗi cung ứng để tạo nên sự liền kề với nhau trong các mắt xích. Đây là 2 vấn đề mà các thành viên trong Hiệp hội VASI luôn mong mỏi nhận được sự hỗ trợ và giúp sức của chính quyền nhà nước.

Doanh nghiệp giao lưu, thương thảo về các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: Thanh Huyên

Ngành CNHT nhận được sự ủng hộ, quan tâm hàng đầu của Chính phủ

Thời gian qua, Chính phủ đã luôn khuyến khích và tạo điều kiện, cơ chế tốt nhất để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nghị quyết 115/NQ-CP cũng đã đặt ra mục tiêu, năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa, chiếm 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Trong chuỗi sự kiện diễn ra hai ngày (8-9/9) vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Quận 3, TP.HCM diễn ra lễ khai mạc “Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghệ hỗ trợ năm 2022 – SFS 2022” do Sở Công thương TP.HCM phối hợp cùng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM; Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM tổ chức. Đây được đánh giá là một trong những sự kiện thiết thực, giúp ích rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp kết nối giao thương.

Các linh kiện, sản phẩm được trưng bày tại SFS 2022. Ảnh: Thanh Huyên

Ông Nguyễn Bá Tòng cho rằng, điều quan trọng nhất là bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải tự thân vận động, tự chủ trong mọi việc nhưng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp cần được nhà nước hỗ trợ rất nhiều về cơ chế chính sách, ủng hộ và tạo ra nhiều hoạt động hơn nữa, tạo một “sân chơi” để bên mua và bên bán có cơ hội được giao lưu thương thảo giống như sự kiện SFS 2022 vừa qua.

Với danh nghĩa là một doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ, ông Đỗ Phước Tống hy vọng rằng trong thời gian sắp tới các doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh đầu tư hơn nữa và để đầu tư được thì nhà nước cũng mạnh dạn hỗ trợ vì nếu không nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước thì mức đầu tư sẽ khó khăn, doanh nghiệp sẽ chờ đợi sự hỗ trợ này nên bước đầu tư sẽ bị chậm và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, làm cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ bị hạn chế.

Chính Giám đốc Toyota Việt Nam chia sẻ với tôi rằng, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô được nhà nước của họ ủng hộ rất mạnh, chính vì vậy mới tạo nên tiền đề để các doanh nghiệp lớn mạnh sau này”. Ông Tống cho biết.

Nhà máy sản xuất chip led của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang được “chi mạnh” để cho ra các sản phẩm tốt nhất. Ảnh: NVCC

Qua đó có thể thấy, để phát triển ngành CNHT tại Việt Nam các doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư hơn nữa, nỗ lực đạt yêu cầu của chuỗi cung ứng hướng tới sản phẩm được xuất khẩu ra bên ngoài. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp từng bước đi lên để hoàn thành mục tiêu sản xuất các sản phẩm công nghệ hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất trong năm 2025 như đã đề ra trước đó.

Thanh Huyên

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về AI để bảo vệ nhân quyền

Ngày 21/3, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Các trường ngoài công lập ở Hà Nội được yêu cầu không thu phí giữ chỗ

Thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 22/3 yêu cầu các cơ sở giáo dục ngoài công lập không thu tiền giữ chỗ. Sở sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Động lực cho sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

Được sự hỗ trợ của Trung ương, và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong năm 2023, Thành phố đã bình tĩnh đối phó với các cơn gió ngược, tìm ra các điểm nghẽn, đề ra các giải pháp phù hợp, tập trung giải quyết các công tác liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.