Trang chủĐổi mới công nghệNhà khoa học Việt Nam phát triển thiết bị cảnh báo nguy...

Nhà khoa học Việt Nam phát triển thiết bị cảnh báo nguy cơ phóng xạ

Ngày nay, nguy cơ về sự cố phóng xạ và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, nên việc phát triển các hệ thống cảnh báo sớm trở nên vô cùng cần thiết. Nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân (INST) đã đạt được bước tiến quan trọng trong lĩnh vực này thông qua việc phát triển hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ phóng xạ mang tên VinaERMS-INST.

Hệ thống VinaERMS-INST được thiết kế và phát triển bởi ông Nguyễn Đức Tuấn và đội ngũ nghiên cứu tại INST.

Hệ thống VinaERMS-INST được thiết kế và phát triển bởi ông Nguyễn Đức Tuấn và đội ngũ nghiên cứu tại INST. Trình bày tại phiên báo cáo chuyên đề về ghi đo bức xạ và mạng quan trắc cảnh báo sớm phóng xạ môi trường tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hạt nhân toàn quốc lần thứ 15, hệ thống này đã thu hút sự quan tâm và nhận nhiều khen ngợi từ các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực.

Với mục tiêu cung cấp dữ liệu chính xác và hỗ trợ kiểm soát sự cố phóng xạ, VinaERMS-INST đã đạt được những thành tựu đáng chú ý. Hệ thống này có khả năng đo đạc suất liều gamma và giám sát dữ liệu liên tục ngoài trời, cung cấp thông tin quan trọng cho việc nâng cao khả năng cảnh báo sớm về nguy cơ phóng xạ. Điều này không chỉ giúp các cơ quan quản lý theo dõi và kiểm soát tình hình mà còn hỗ trợ trong việc truy xuất nguồn gốc và dự báo chiều hướng lan truyền phóng xạ tại các địa phương.

VinaERMS-INST được thiết kế với cấu trúc tổ hợp đầu dò bù trừ năng lượng, cho phép đo suất liều phóng xạ từ mức phông phóng xạ tự nhiên cho đến 1Sv/h. Điều này cho phép hệ thống nhận biết những biến đổi nhỏ trong mức độ phóng xạ tự nhiên và đo suất liều cao, từ đó đưa ra cảnh báo sớm về sự cố phóng xạ. Tất cả các đầu dò phóng xạ và khối điện tử chức năng được đặt trong hộp bảo vệ đạt chuẩn IP-66, đảm bảo tính bền vững của hệ thống trong môi trường khắc nghiệt.

Một điểm đáng chú ý của hệ thống này là khả năng hoạt động độc lập và liên tục ngoài trời, không phụ thuộc vào nguồn điện lưới mạng mà chỉ sử dụng nguồn năng lượng mặt trời và ắc quy dự phòng. Điều này giúp tối ưu hóa khả năng theo dõi và cảnh báo nguy cơ phóng xạ trong mọi điều kiện thời tiết và môi trường. Việc truy cập và điều khiển hệ thống rất dễ dàng. Người dùng chỉ cần sử dụng một thiết bị thông minh như máy tính, tablet hoặc điện thoại di động có kết nối Internet để thực hiện việc này.

Ngoài khả năng cảnh báo sớm về nguy cơ phóng xạ, VinaERMS-INST còn có chức năng giám sát dữ liệu thời gian thực. Các số liệu đo đạc sẽ được lưu trữ trong thẻ nhớ SD card và hiển thị trên màn hình LED hoặc tinh thể lỏng. Công nghệ IoT được áp dụng để ghi nhận dữ liệu và truyền thông tin về trạm quan trắc qua mạng GSM, wifi, 4G, 3G, GPRS, lưu trữ trên máy chủ đám mây và truyền thông tin đến người dùng từ trung tâm điều hành. Mô hình cũng có thể được trang bị các cảm biến thời tiết, từ nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển đến lượng mưa, tạo ra mối liên hệ quan trọng giữa suất liều phóng xạ môi trường và số liệu thời tiết tại vùng đo.

Nhóm nghiên cứu cho biết hệ thống được sản xuất trong nước nên có thể chủ động trong việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa mạng lưới quan trắc phóng xạ môi trường quốc gia. Mức giá đưa ra chỉ bằng 2/3 so với hệ thống nhập ngoại cùng chức năng.

Hiện đã có 12 hệ thống ERMS được lắp đặt một số tỉnh thành của Việt Nam từ nguồn kinh phí của các dự án tăng cường trang thiết bị, thông qua đề tài nghiên cứu và tài trợ của Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong đó có 7 hệ thống Fuji (Nhật Bản) tại Lạng Sơn, Hải Phòng, Móng Cái, Bãi Cháy, Lào Cai, Cao Bằng, Nghệ An và 5 hệ thống Sara (Envinet, Đức) tại Sơn La, Đà Nẵng, Hà Nội và đảo Bạch Long Vĩ.

Trong thời gian tới nhóm nghiên cứu sẽ nâng cấp thiết bị thêm tính năng ghi đo phổ bức xạ thay vì chỉ cường độ, để có thể phát hiện được các đồng vị nhân tạo trong môi trường. Hệ thống cũng được kỳ vọng có thể tích hợp với việc thu thập dữ liệu khí tượng từ các cảm biến như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển và lượng mưa để quan sát biến động môi trường.

Thanh Nga

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Tính ưu việt trong công nghệ thành phố thông minh và giám sát cảng biển đến từ Liên bang Nga

Nga là một nước phát triển về các hệ thống giao thông thông minh, là một trong những nước để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm. PGS.TS. Bùi Quốc Khánh cũng mong rằng trong thời gian tới, hai bên sẽ có những hợp tác trong việc đào tạo, chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu của Việt Nam và Nga liên quan đến công nghệ thành phố thông minh và Hệ thống giám sát ven biển.

Những yếu tố quan trọng cần xem xét khi đánh giá an toàn cho cobot

Bài viết này sơ lược xem xét các yêu cầu của ISO/TS 15066 và cách robot vận hành phù hợp với ISO 10218-1 và 10218-2. Sau đó, xem xét các yếu tố phức tạp của sự cộng tác giữa con người và robot, bao gồm cả không gian hợp tác, các yếu tố liên quan đến an toàn robot, những chức năng an toàn bên ngoài cần thiết, cùng với các thiết bị mẫu như cảm biến tiệm cận, rèm ánh sáng, thảm liên kết,…

Trường Đại học SPKT Hưng Yên dành trọn 2 đội tham gia ABU Robocon 2024

Với số điểm cao hơn, SKH AUTOMATION đã trở thành nhà vô địch Robocon Việt Nam 2024. Cả hai đội SKH AUTOMATION và SKH - CK1 đều sẽ đại diện Việt Nam tham dự ABU Robocon 2024 diễn ra tại Quảng Ninh vào tháng 8 tới.

Nghiên cứu dành cho đào tạo ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa đạt giải Nhất Best Paper tại VCCA 2024

Bài báo cáo "Thiết kế bộ điều khiển bám sử dụng bộ điều khiển vận tốc tỷ lệ cải tiến và giải thuật xử lý ảnh cho hệ thống bóng-bàn” của nhóm tác giả Phùng Anh Tuấn, Phạm Xuân Thủy (đến từ Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn) đã dành được giải Nhất giải thưởng Best Paper tại VCCA 2024.

Những hình ảnh nổi bật tại VCCA 2024

Từ VCCA 2024 một lần nữa khẳng định định hướng, cách thức tổ chức của Hội Tự động hóa Việt Nam và các đơn vị đồng hành đã tạo được diễn đàn đa chiều cho nhà khoa học, doanh nghiệp và các nhà quản lý, từ đó thúc đẩy phát triển công nghệ tự động hóa nói riêng, và những đóng góp của tự động hóa vào trong nền kinh tế.

Bài viết nổi bật

Những yếu tố quan trọng cần xem xét khi đánh giá an toàn cho cobot

Bài viết này sơ lược xem xét các yêu cầu của ISO/TS 15066 và cách robot vận hành phù hợp với ISO 10218-1 và 10218-2. Sau đó, xem xét các yếu tố phức tạp của sự cộng tác giữa con người và robot, bao gồm cả không gian hợp tác, các yếu tố liên quan đến an toàn robot, những chức năng an toàn bên ngoài cần thiết, cùng với các thiết bị mẫu như cảm biến tiệm cận, rèm ánh sáng, thảm liên kết,…

Tính ưu việt trong công nghệ thành phố thông minh và giám sát cảng biển đến từ Liên bang Nga

Nga là một nước phát triển về các hệ thống giao thông thông minh, là một trong những nước để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm. PGS.TS. Bùi Quốc Khánh cũng mong rằng trong thời gian tới, hai bên sẽ có những hợp tác trong việc đào tạo, chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu của Việt Nam và Nga liên quan đến công nghệ thành phố thông minh và Hệ thống giám sát ven biển.

Nghiên cứu dành cho đào tạo ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa đạt giải Nhất Best Paper tại VCCA 2024

Bài báo cáo "Thiết kế bộ điều khiển bám sử dụng bộ điều khiển vận tốc tỷ lệ cải tiến và giải thuật xử lý ảnh cho hệ thống bóng-bàn” của nhóm tác giả Phùng Anh Tuấn, Phạm Xuân Thủy (đến từ Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn) đã dành được giải Nhất giải thưởng Best Paper tại VCCA 2024.