Trang chủSự kiệnHoạt động HộiHội Tự động hóa Việt Nam cùng Tập đoàn phát triển Viễn...

Hội Tự động hóa Việt Nam cùng Tập đoàn phát triển Viễn Đông và Bắc Cực (Nga) tổ chức tọa đàm “khai thác khoáng sản”

Chiều ngày 07/12 tại Hà Nội, Hội Tự động hóa Việt Nam kết hợp cùng Tập đoàn phát triển Viễn Đông và Bắc Cực tổ chức tọa đàm với chủ đề “khai thác khoáng sản”. Qua đó, hai bên đã cùng nhau tìm hiểu tiềm năng hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng ở vùng Viễn Đông Nga.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn phát triển Viễn Đông và Bắc Cực (KRDV) tại Việt Nam, đoàn công tác đã tiếp tục có buổi làm việc cùng cơ quản quản lý và đại diện các doanh nghiệp Việt Nam. Tham dự tọa đàm có sự góp mặt của ông Scalii Sergry Nikolaevich – Giám đốc điều hành Tập đoàn phát triển Viễn Đông và Bắc Cực, bà Dergach Oksana Yurieva – Trưởng phòng hợp tác quốc tế Tập đoàn và một số lãnh đạo khác.

Toàn cảnh hội nghị hợp tác với chủ đề “Khai thác khoáng sản” giữa Việt Nam và Nga.

Về phía Việt Nam có sự góp mặt của ông Nguyễn Quân – Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, ông Hoàng Đức Phương – Trưởng phòng kinh doanh thị trường Nga – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu than Vinacomin, ông Trần Văn Minh – Phó trưởng phòng kinh doanh thị trường Nga, bà Phạm Thị Thu Hằng – đại diện Ngân hàng thương mại CP Sài gòn Thương tín – Sacombank, ông Dương Công Quang – CEO Công ty IMC Việt Nam,…

Ông Nguyễn Quân – Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Mở đầu phần giới thiệu tại tọa đàm, ông Nguyễn Quân – Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam phát biểu: “Phía Việt Nam đánh giá rất cao về tiềm năng khoáng sản của Nga như than, dầu, khí đốt và các loại quặng sắt, kali,… Trong tiến trình phát triển của mình, Việt Nam đang rất cần những nguồn nguyên liệu này. Vì thế, Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga. Trong đó, đặc biệt là vùng Viễn Đông.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang có rất nhiều thế mạnh trong việc chế biến khoáng sản. Tuy nhiên, yếu tố nguyên liệu đầu vào đang là một trong những khó khăn mà các đơn vị này gặp phải. Qua đây, tôi mong rằng những kế hoạch trong tiến trình hợp tác cùng các doanh nghiệp vùng Viễn Đông sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích cho hai bên”.

Ông Kamenev Kirill Alexandrovich – Giám đốc điều hành tập đoàn chia sẻ những khó khăn chung với Việt Nam.

Thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải, ông Kamenev Kirill Alexandrovich chia sẻ: “Viễn Đông là một khu vực giàu có về mặt khoáng sản của Nga. Ở đây, chúng tôi có những khoáng sản thể rắn và thể lỏng như dầu khí. Đây là nơi tập chung hơn 98% trữ lượng thiếc và hơn 50% trữ lượng vàng của Nga. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có các mỏ đồng, than…

Hiện nay, việc đưa khoáng sản và dầu khí sang châu Âu đang gặp rất nhiều trở ngại. Do đó, chúng tôi có xu hướng tìm kiếm các thị trường châu Á tiềm năng. Việc vận chuyển than ra khỏi các cảng của Nga cũng là một trở ngại. Tuy nhiên tôi nghĩ đây là vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được. Qua đó sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai bên”.

Tham gia cuộc tọa đàm dưới hình thức trực tuyến, đại diện một doanh nghiệp khai thác khoáng sản của Nga cho biết sau quá trình tìm kiếm, thăm dò và xử lý, hiện nay doanh nghiệp đã đạt sản lượng 1,5 triệu tấn than/năm. Cùng với đó, các doanh nghiệp của Nga đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu than ra nước ngoài. Các thị trường chính của doanh nghiệp Nga là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Do đặc điểm khí hậu nên khoáng sản của Nga thường được xuất khẩu vào tháng 5 đến tháng 12. Khoảng thời gian còn lại sẽ dành cho hoạt động khai thác. Trong năm 2023 tới, các doanh nghiệp của Nga mong muốn trao đổi, hợp tác và phát triển những sản phẩm chung mà Việt Nam quan tâm. Với các sản phẩm về than hiện có, doanh nghiệp của Nga sẵn sàng kết nối hợp tác cùng doanh nghiệp Việt Nam để đưa than vào Việt Nam trong thời gian tới.

Dành sự quan tâm đến các sản phẩm khoáng sản của Việt Nam, ông Trần Văn Minh Phó trưởng phòng kinh doanh thị trường Nga thuộc Công ty cổ phần XNK than – Vinacomin, chia sẻ: “Hiện nay, chúng tôi đang có nhu cầu nhập khẩu than từ phía Nga. Đồng thời, phía doanh nghiệp quan tâm đến những thông tin chi tiết như quy chuẩn về than, giá cả sản phẩm…”.

Đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp hai bên chụp ảnh lưu niệm sau hội nghị.

Giải đáp những thắc mắc này, đại diện phía doanh nghiệp Nga cho biết: “Chúng tôi đã xuất khẩu hai chuyến hàng sang Việt Nam vào năm 2019 thông qua một đơn vị trung gian. Tuy nhiên sau đó do một số trục trặc nên vấn đề gửi hàng không thể tiếp tục. Trước những khó khăn về cấm vận, chúng tôi đã thiết lập những con đường phù hợp để xuất khẩu hành hoá của mình. Vì thế, nếu phía Việt Nam không cấm vận Nga thì chúng tôi hoàn toàn có thể gửi hàng sang thị trường Việt Nam”.

Kết thúc tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp hai bên đã cùng nhau chia sẻ, tìm ra hướng đi và tiếng nói chung. Từ đó mở ra cơ hội lớn cho con đường xuất nhập khẩu khoáng sản giữa thị trường hai nước Việt Nam và Nga trong những năm tiếp theo.

Thanh Tùng-Trần Lệ

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Hội thảo Khu vực AI Connect II của Chính phủ Hoa Kỳ với các đối tác chính

Từ ngày 22 - 24/4/2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng Đại Tây Dương phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ đã tổ chức Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của các đại diện đến từ 15 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Đào tạo kiến thức nền tảng và kỹ năng ứng dụng AI cho doanh nghiệp bứt phá

Khóa đào tạo AI được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức nền tảng và kỹ năng ứng dụng AI thực tế cho học viên, giúp giải quyết công việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất công việc.

Bài viết nổi bật

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.