Trang chủĐổi mới công nghệChuyển đổi sốCông bố Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp...

Công bố Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp sản xuất

Chiều ngày 2 tháng 12, tại hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất” trong khuôn khổ diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam DX Summit 2021, VINASA đã công bố Bộ Khung hướng dẫn chuyển đổi số (CĐS) cho doanh nghiệp Sản xuất Công nghiệp.

• Chuyển đổi số sẽ dễ dàng hơn vì sắp có Khung hướng dẫn và Tài liệu cho từng lĩnh vực
• Tăng tốc chuyển đổi số hướng tới một Việt Nam số
• Chuyển đổi số doanh nghiệp là nền tảng của kinh tế số

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Qua 35 năm kiên trì thực hiện mục tiêu này, công nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cơ cấu nền công nghiệp có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năng lực cạnh tranh công nghiệp được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất Việt Nam vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại: Nội lực nền công nghiệp trong nước vẫn còn yếu và phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao; Nguồn nhân lực công nghiệp còn yếu, tỉ lệ lao động qua đào tạo, thiếu tính liên kết giữa các khu vực sản xuất với cơ sở đào tạo, đội ngũ lãnh đạo còn thiếu kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường quốc tế; Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp còn hạn chế; Sản xuất công nghiệp gặp khó khăn về vấn đề tiếp cận vốn.

Trước thực trạng trên, các nhà quản lý và chuyên gia cho rằng, chuyển đổi số chính là chìa khóa giúp ngành công nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất khắc phục khó khăn cũng như đạt được những mục tiêu phát triển trong tương lai.

CĐS số doanh nghiệp đến nay vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ, đòi hỏi việc áp dụng và triển khai cần có cách thức phù hợp, với chiến lược đầu tư lâu dài, kế hoạch tương thích và sự dẫn dắt từ các cấp lãnh đạo và sự hưởng ứng nhiệt tình từ các cá nhân, tập thể trong tổ chức.

Nhằm giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình CĐS và thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã thành lập Hội đồng xây dựng Khung hướng dẫn CĐS cho doanh nghiệp sản xuất gồm những chuyên gia của các hiệp hội, tổ chức đang thực hiện và tư vấn CĐS cho các doanh nghiệp do ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa, làm Chủ tịch Hội đồng.

Các chuyên gia trong Hội đồng xây dựng khung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất tham dự tọa đàm “Lộ trình Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp”.

Phát biểu trong buổi tọa đàm “Lộ trình Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp”, ông Nguyễn Quân cho biết: “Trong chương trình CĐS quốc gia mà Thủ tướng đã phê duyệt, CĐS cho doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nói đó chính là thành phần quan trọng nhất của nền kinh tế số. Hiện nay, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như quy trình công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất rất phức tạp và đa dạng. Vì vậy, trong khung CĐS doanh nghiệp, CĐS cho doanh nghiệp sản xuất có phần khó hơn so với các doanh nghiệp dịch vụ. Sau nhiều tháng làm việc, tôi đánh giá rất cao nỗ lực của các chuyên gia đã xây dựng một bộ khung CĐS cho các doanh nghiệp sản xuất.”

Bộ khung CĐS với 3 thành phần 

Bộ công cụ đánh giá mức độ CĐS của doanh nghiệp sản xuất được gợi cảm hứng từ bộ Chỉ số sẵn sàng sản xuất thông minh (Smart Industry Readines Index, SIRI) do Cục Phát triển Kinh tế Singapore ban hành. Bộ công cụ này gồm ba thành phần: Khung đánh giá chuyển đổi số của doanh nghiệp sản xuất, và ma trận đánh giá mức độ ưu tiên CĐS của các khía cạnh trong hoạt động của doanh nghiệp.

Sau 7 tháng làm việc, các chuyên gia đã hoàn thành Bộ Khung hướng dẫn CĐS cho doanh nghiệp sản xuất với 3 thành phần chính: Khung đánh giá mức độ CĐS của doanh nghiệp; Ma trận đánh giá mức độ ưu tiên đưa ra nhu cầu và mức ưu tiên cần đầu tư và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Khung triển khai nhằm đánh giá, lập kế hoạch và tiên đoán sự tiến bộ của quá trình CĐS.

Khung chuyển đổi số tham chiếu bao gồm các khung tiếp cận và mô hình tham chiếu từ kinh nghiệm của các nhà cung cấp giải pháp CĐS hàng đầu hiện nay. Các phương pháp và mô hình này có thể được lựa chọn và vận dụng tuỳ theo mức độ phù hợp với nhận thức, trình độ, sở thích và mức độ quen thuộc của đội ngũ làm việc tại doanh nghiệp với các công nghệ, giải pháp và dịch vụ của các nhà cung cấp.

Danh mục các sản phẩm và giải pháp chuyển đổi số được lựa chọn theo các tiêu chí: Phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số 16 khía cạnh trong hoạt động của doanh nghiệp sản xuất; Có thể tiếp cận được tại Việt Nam, đặc biệt là có thể tìm được nhà cung cấp sản phẩm, giải pháp và dịch vụ tại chỗ; Được cung cấp bởi các đơn vị có kinh nghiệm và năng lực tư vấn và triển khai hiệu quả.

Duy Anh

Bộ công cụ được các chuyên gia của VINASA xây dựng và cung cấp hoàn toàn miễn phí cho các doanh nghiệp sản xuất tại địa chỉ: mdx.vinasa.org.vn. Các doanh nghiệp có thể tự đánh giá và so sánh với chỉ số sẵn sàng trung bình và chỉ số tốt nhất của các doanh nghiệp trong từng ngành.

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Hợp tác khai thác bền vững tài nguyên Australia – Việt Nam

Từ ngày 24-26/4/2024, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia đã có chuyến thăm và tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade) nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Hội thảo Khu vực AI Connect II của Chính phủ Hoa Kỳ với các đối tác chính

Từ ngày 22 - 24/4/2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng Đại Tây Dương phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ đã tổ chức Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của các đại diện đến từ 15 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Bài viết nổi bật

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.