Trang chủĐổi mới công nghệChuyển đổi sốChuyển đổi số: Doanh nghiệp dù nhỏ hay vừa đều phải có...

Chuyển đổi số: Doanh nghiệp dù nhỏ hay vừa đều phải có giải pháp cụ thể, quy trình rõ ràng

Ứng dụng chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp tất cả các lĩnh vực, cho phép hiện đại hóa quy trình, tự động hóa, từ đó cắt giảm chi phí, gia tăng hiệu quả, mở ra những cơ hội sản xuất kinh doanh mới.
• Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh năm 2023

Chuyển đổi số là cần thiết cho doanh nghiệp hiện nay.

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh Việt Nam 2023 diễn ra từ ngày 2 – 4/11 đã diễn ra hội thảo “Ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất kinh doanh”.

Bà Đặng Thị Hương – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội (Sở Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số 4.0, các doanh nghiệp phải đương đầu với những thử thách mới trong cuộc đua ứng dụng công nghệ, tối ưu hóa quy trình nâng cao hiệu suất kinh doanh. Cùng với đó, sự cạnh tranh ngày một gay gắt đến từ các đối thủ càng làm gia tăng áp lực cho doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp luôn là chiến lược phát triển được chú trọng hơn hết. Việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số trong quản lý sản xuất không chỉ giúp tăng cường hiệu suất, mà còn giảm thiểu tối ưu hóa tồn kho và tăng cường tính linh hoạt.

Bà Hương cho rằng, mục đích của hội thảo này sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các giải pháp chuyển đổi số, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, để giúp cho các doanh nghiệp thấy rõ tác dụng việc cải tiến liên tục trong doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc.

“Trung tâm có các chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn chuyên sâu tại doanh nghiệp trong 30 ngày để giải quyết, tháo gỡ các khó khăn trong thời đại công nghệ số” – bà Hương nhấn mạnh.

TS. Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, chuyển đổi số hiện đã được thế giới và Việt Nam thực hiện trong nhiều năm, giờ không còn là xu hướng mà diễn ra hàng ngày, hàng giờ, thường xuyên. Không chỉ của các doanh nghiệp, mà của người dân, các cơ quan, đơn vị. Điều quan trọng là đưa chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh ra sao, vừa khó, vừa dễ phụ thuộc vào người đứng đầu doanh nghiệp có tư duy đổi mới tiếp cận các nền tảng, công nghệ, giải pháp số, và quan trọng nhất là có chịu đầu tư hay không. Ở đây đầu tư không chỉ là tài chính mà mỗi một doanh nghiệp dù nhỏ hay vừa đều phải có giải pháp cụ thể, có quy trình rõ ràng.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số không chỉ đơn thuần từ văn bản, hồ sơ giấy tờ sang nền tảng số, đây chỉ là bước ban đầu, mà là quá trình lâu dài, không có điểm kết thúc. Để thành công và phát triển bền vững phải thay đổi tư duy từ người đứng đầu đến các nhân viên, lao động. Từ đó mang lại hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, khách hàng, đặc biệt xây dựng được chuỗi giá trị cung ứng,…

Đại diện các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệp chuyển đổi số. – Ảnh: Hương Duyên

Nếu không muốn “cá nhanh nuốt cá chậm”

Từ câu chuyện thực tế trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình, các chuyên gia đều cho rằng, hiện có rất nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi số, tuy nhiên thực tế cho thấy, hiện có không ít các doanh nghiệp vẫn còn ngại ngần, chần chừ trong việc áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.

Ông Trần Văn Lê – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất cơ điện Phương Linh chia sẻ, doanh nghiệp phải biết nắm bắt cơ hội, chuyển đổi số là cơ hội vàng để các doanh nghiệp phát triển. Bản thân công ty TNHH sản xuất cơ điện Phương Linh đi lên từ lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp, nhờ nhanh nhạy, biết học hỏi và lĩnh hội từ những doanh nghiệp đi trước thì mới được như ngày hôm nay.

Theo ông Lê, để phát triển như ngày hôm nay công ty cũng đã phải đánh đổi nhiều bài học đắt giá, chuyển đổi số từ những ngày mới chập chững, đương đầu nhiều khó khăn, nhưng dám nghĩ dám làm và chuyển đổi số đúng lúc đã giúp cho công ty phát triển. Chính vì thế, doanh nghiệp muốn đi nhanh, đi xa thì phải mạnh dạn chuyển đổi số, nếu không “cá nhanh sẽ nuốt cá chậm”.

Nhất trí với những chia sẻ của ông Lê, bà Đinh Thị Thúy – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Misa cho rằng, chuyển đổi số tạo ra một giá trị vô cùng to lớn cho người sử dụng, khi dữ liệu qua năm tháng được tích lũy lại với nhau sẽ cho ra giải pháp giúp chúng ta có thể phân tích các dữ liệu mà chúng ta đang quan tâm để phát triển nó.

Bà Thúy cũng chỉ ra thực trạng hiện nay các doanh nghiệp Việt đang dùng các nghiệp vụ rời rạc, chưa đồng nhất, có thể do điều kiện vốn ở mức thấp. Nhưng, nếu như trước đây muốn chuyển đổi số chúng ta phải mua phần mềm của nước ngoài, giá cao, khó đáp ứng với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp thì hiện nay Việt Nam đã có những sản phẩm Make in Vietnam, chúng ta đã làm chủ được công nghệ và hoàn toàn làm ra được các giải pháp đáp ứng cho tất cả các lĩnh vực, giá thành rẻ vậy còn gì phải chần chừ khi không bắt tay vào để chuyển mình.

Các công nghệ của Việt Nam có thể đáp ứng được bài toán chuyển đổi số, các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số thì hãy tìm những doanh nghiệp có uy tín, có các giải pháp đã được các bộ, ngành đánh giá, và có trải nghiệm của khách hàng – bà Thúy nhấn mạnh.

Nếu doanh nghiệp không nắm bắt cơ hội thì khó phát triển và trụ vững. Đối với các doanh nghiệp, việc ứng dụng chuyển đổi số thực sự mang lại nhiều lợi ích, góp phần hiện đại hóa quy trình hoạt động, tự động hóa từ đó cắt giảm chi phí, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh.

Hà An – Hà Anh

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn cần cơ chế đột phá

Tại buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn,…

Rạng Đông 60 năm hành trình theo chân Bác

Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông giờ đây đang vươn đến một khát vọng mới - Khát vọng cho một doanh nghiệp dân tộc mang thương hiệu Việt Nam đóng góp một phần nhỏ bé xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh, thịnh vượng, thực hiện khát vọng của Bác Hồ: Dân tộc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Bài viết nổi bật

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.