Trang chủBản tin công nghiệpViệt Nam sẽ có công nghệ siêu băng thông rộng tốc độ...

Việt Nam sẽ có công nghệ siêu băng thông rộng tốc độ 10 Gb/s

Với công nghệ siêu băng thông rộng tốc độ 10 Gb/s, trong giai đoạn đầu triển khai VNPT sẽ kết nối 10.000 hộ gia đình và doanh nghiệp tại 8 tỉnh thành lớn nhất cả nước.

Ngày 31/5/2023, Nokia đã công bố chương trình hợp tác với VNPT để triển khai hạ tầng băng rộng cáp quang tốc độ 10 Gigabit trên giây (10 Gb/s) đầu tiên tại Việt Nam.

Cụ thể, trong giai đoạn triển khai ban đầu, VNPT sẽ kết nối 10.000 hộ gia đình và doanh nghiệp tại 8 tỉnh thành lớn nhất cả nước. Nokia cung cấp các nút truy cập quang cho các tổng đài của VNPT và modem quang để kết nối nhà riêng của khách hàng.

Theo báo cáo thông tin về các nhà khai thác mạng viễn thông Việt Nam do Global Data thực hiện, VNPT đang dẫn đầu thị trường với 39,5% thị phần vào năm 2022. Cùng với dịch vụ Internet kết nối hộ gia đình, VNPT còn cung cấp các dịch vụ di động và truyền hình trả tiền. Việc chuyển sang hạ tầng mạng có tốc độ nhiều Gigabit sẽ giúp VNPT tạo ra sự khác biệt cho các dịch vụ và duy trì vị thế dẫn đầu của mình.

Với công nghệ mới này, VNPT có thể cung cấp cho khách hàng đầy đủ lựa chọn về tốc độ lên đến 10 Gb/s trên hạ tầng hiện tại mà không cần phải thi công lắp đặt cáp quang mới.

Ông Đặng Anh Sơn, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hạ tầng mạng của VNPT cho biết: Dự án này là bước khởi đầu trong tiến trình hướng tới cung cấp các dịch vụ FTTx cao cấp, đáp ứng nhu cầu cao hơn về băng thông và chất lượng dịch vụ của khách hàng nhà riêng và doanh nghiệp bằng giải pháp XGS-PON thế hệ mới nhất. Tiếp đó, VNPT sẽ hợp tác với Nokia để triển khai hệ thống quản lý mạng dựa trên nền tảng điện toán đám mây cho hệ thống XGS-PON và nâng cao chất lượng trải nghiệm khách hàng thông qua các giải pháp chuyển đổi số.

Ông Rubén Morón Flores, Trưởng bộ phận Thị trường Việt Nam của Nokia chia sẻ: Chúng tôi tự hào khi được VNPT lựa chọn là nhà cung cấp giải pháp cho một sự kiện quan trọng: lần đầu tiên đưa băng thông rộng tốc độ 10 Gb/s đến Việt Nam. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng là thị trường cáp quang băng rộng lớn nhất thế giới. Giải pháp sử dụng nhiều mạng quang thụ động ở tốc độ nhiều Gigabit của chúng tôi đạt được độ linh hoạt và quy mô ấn tượng. Việt Nam có nhiều mục tiêu đầy tham vọng và chúng tôi rất vui mừng được tham gia đóng góp vào tiến trình hiện thực hóa những mục tiêu đó.

Tháng 9/2021, VNPT và Nokia đã ký kết thỏa thuận hợp tác về mạng vô tuyến dùng riêng 5G và các giải pháp cho cảng thông minh, sân bay thông minh. Theo thoả thuận này, hai bên nhất trí chia sẻ tầm nhìn chiến lược về phát triển mạng và các cơ hội kinh doanh từ mạng vô tuyến dùng riêng LTE/5G và giải pháp cho cảng thông minh/sân bay thông minh. Các sản phẩm mới ra mắt, những cải tiến, công nghệ, thông tin về các trường hợp ứng dụng mang lại lợi ích cho các nhà khai thác sân bay và cảng biển đã triển khai thành công, thành lập nhóm công tác chung cùng phối hợp chuẩn bị tham gia vào các dự án tiềm năng tại Việt Nam như sân bay quốc tế.

Hà An

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 6,3%

Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn cần cơ chế đột phá

Tại buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn,…

Bài viết nổi bật

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 6,3%

Sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.