Trang chủBản tin công nghiệpKiểm soát toàn diện các mục tiêu bền vững thông qua Khung...

Kiểm soát toàn diện các mục tiêu bền vững thông qua Khung chỉ số cho ngành Trung tâm Dữ liệu 

Schneider Electric chính thức giới thiệu khung chỉ số toàn diện đầu tiên trong ngành Trung tâm dữ liệu (TTDL), giúp các nhà khai thác có thể giảm thiểu tác động của các TTDL đối với môi trường.

• Schneider Electric công bố báo cáo quan trọng về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ hội nghị COP26
• Schneider Electric giới thiệu các giải pháp số hướng đến phát triển bền vững năm 2030

Khung chỉ số đề xuất 5 lĩnh vực tác động đến môi trường, bao gồm những chỉ số chính thuộc các giai đoạn khác nhau trong hành trình phát triển bền vững của các nhà điều hành TTDL.

TTDL là nền tảng của thời đại kỹ thuật số. Tuy nhiên, việc vận hành TTDL hiện nay dẫn đến hai phần trăm lượng khí thải carbon của thế giới, tương đương với lượng khí thải của ngành hàng không. Áp lực ngày càng gia tăng từ các nhà đầu tư, cơ quan quản lý, cổ đông, khách hàng và nhân viên cũng thúc đẩy nhu cầu cải thiện báo cáo tác động môi trường trong vận hành trung tâm dữ liệu. Do đó, để đối phó với sự gia tăng băng thông kỹ thuật số và nhu cầu điện trong lĩnh vực CNTT, ngành công nghiệp TTDL đòi hỏi một cách tiếp cận tổng thể và tiêu chuẩn hóa nhằm đảm bảo sự bền vững của môi trường.

Khung chỉ số của Schneider Electric được Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Năng lượng xây dựng giúp cho việc đo lường và báo cáo các chỉ số bền vững của TTDL trở nên có hệ thống và khoa học hơn.

Ông Pankaj Sharma – Phó Chủ tịch Cấp cao Bộ phận Secure Power của Schneider Electric chia sẻ: “Báo cáo phát triển bền vững ngày càng được nhiều nhà vận hành TTDL quan tâm hơn. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đang thiếu một phương pháp tiếp cận được chuẩn hóa để thực hiện, đo lường và báo cáo về tác động môi trường. Do đó, Schneider Electric đã phát triển một khung chỉ số tổng thể, bao gồm các chỉ số đo lường được tiêu chuẩn hóa nhằm hướng dẫn các nhà khai thác và ngành TTDL nói chung. Với khung chỉ số này, chúng tôi muốn cải thiện những tiêu chuẩn liên quan và tiến tới sự bền vững về môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai.”

Các chỉ số về tính bền vững của TTDL thúc đẩy chiến lược phát triển bền vững

Theo dõi và thực hiện báo cáo dựa trên các chỉ số bền vững được tiêu chuẩn hóa sẽ giúp các phòng ban nội bộ có thể thống nhất về ý kiến và phương thức vận hành, đồng thời tăng tính minh bạch cho các bên liên quan khác, bao gồm cả khách hàng và cơ quan quản lý. Việc triển khai khung chỉ số này cũng cho phép các nhà khai thác TTDL:

  • Loại bỏ khó khăn trong việc lựa chọn các chỉ số theo dõi quan trọng
  • Cải thiện giao tiếp và giúp nội bộ doanh nghiệp dễ dàng thống nhất về các mục tiêu bền vững
  • Hành động dựa trên dữ liệu để cải thiện vận hành
  • Cho phép thực hiện báo cáo thường xuyên và nhất quán với các bên liên quan khác như nhà đầu tư, cơ quan quản lý, nhân viên tiềm năng…
  • Chuẩn hóa các tiêu chuẩn bền vững với các công ty cùng ngành trên toàn cầu

Trong vai trò là đối tác kỹ thuật số hàng đầu cung cấp các giải pháp cho vấn đề năng lượng, tòa nhà, CNTT và tính bền vững của doanh nghiệp, Schneider Electric đã và đang hợp tác với các công ty công nghệ lớn và các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ để thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì các cơ sở trung tâm dữ liệu.

Hướng dẫn về Chỉ số Bền vững cho Trung tâm Dữ liệu có tại đây [Link].

Bảo Hà

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Hội thảo Khu vực AI Connect II của Chính phủ Hoa Kỳ với các đối tác chính

Từ ngày 22 - 24/4/2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng Đại Tây Dương phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ đã tổ chức Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của các đại diện đến từ 15 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển bền vững sản xuất thực phẩm, nông sản và quản trị ESG

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng khó lường, việc phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản trở thành ưu tiên hàng đầu. Quá trình sản xuất của các đơn vị, doanh nghiệp vừa phải đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa không gây hại cho thế hệ tương lai. Đây là một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng

Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ký Quyết định 854/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.

Hướng đến mục tiêu NDC và Net-zero của khối doanh nghiệp và lĩnh vực tài chính tại Việt Nam

Chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững đã không còn là một “chiếc áo thời trang” để làm đẹp cho doanh nghiệp nữa, mà nó đã trở thành điều kiện cần và đủ để chính mỗi doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu và có thể đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Bài viết nổi bật

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.