Trang chủBản tin công nghiệpBan hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng

Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng

Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ký Quyết định 854/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
• Phát triển năng lượng Hydrogen tại Việt Nam dựa vào năng lượng tái tạo 

Cụ thể, thực hiện Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 1/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược phát triển năng lượng), Bộ Công thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng.

Kế hoạch nhằm xây dựng và triển khai các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Chiến lược lược phát triển năng lượng thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công thương; là cơ sở để các đơn vị thuộc Bộ Công thương rà soát, xây dựng, điều chỉnh các kế hoạch, chương trình hành động liên quan nhằm thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Kế hoạch cũng là cơ sở để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và điều chỉnh mục tiêu của Chiến lược (nếu cần thiết) để phù hợp với tình hình thực tế mỗi giai đoạn.

Kế hoạch của Bộ Công thương đặt nhiệm vụ quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, mục tiêu của Chiến lược phát triển năng lượng: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến nội dung của Chiến lược phát triển năng lượng một cách sâu, rộng đến mọi thành phần kinh tế. Hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện, kiểm điểm, đánh giá tình hình triển khai và mức độ, khả năng đạt được các mục tiêu của Chiến lược, tố chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng theo từng năm và giai đoạn. Đề xuất điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với bối cảnh khi cần thiết để đảm bảo tính khả thi cao.

Đồng thời, tổ chức thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược phát triển năng lượng, cụ thể:

Thứ nhất, nghiên cứu hoàn thiện thể chế, khẩn trương xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương về năng lượng, đẩy mạnh các cơ chế ủy quyền, phân cấp (nếu cần thiết) trình Thủ tướng Chính phủ quyết định để tạo điều kiện bảo đảm tiến độ cho các dự án năng lượng. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng phù hợp với thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển hạ tầng của ngành năng lượng. Theo dõi, đôn đốc triển khai việc thực hiện các chương trình, dự án trong Quy hoạch thuộc lĩnh vực năng lượng, điện, xăng dầu, khí đốt phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công thương và Cơ quan thường trực các Ban Chỉ đạo nhà nước/quốc gia để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Thứ ba, tập trung nghiên cứu phát triển, tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong ngành năng lượng, tiến tới từng bước làm chủ công nghệ hiện đại và sản xuất các thiết bị cho ngành năng lượng trong hệ thống các cơ sở nghiên cứu và sản xuất của ngành Công thương.

Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là hệ thống các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Công thương nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành năng lượng.

Thứ năm, giám sát chặt chẽ, đảm bảo cân đối cung cầu năng lượng để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các tác động từ bên ngoài.

Kiên Trịnh

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn cần cơ chế đột phá

Tại buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn,…

Rạng Đông 60 năm hành trình theo chân Bác

Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông giờ đây đang vươn đến một khát vọng mới - Khát vọng cho một doanh nghiệp dân tộc mang thương hiệu Việt Nam đóng góp một phần nhỏ bé xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh, thịnh vượng, thực hiện khát vọng của Bác Hồ: Dân tộc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Bài viết nổi bật

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.