Trang chủBản tin công nghiệpFDI có xu hướng giảm đáng kể do đại dịch Covid-19

FDI có xu hướng giảm đáng kể do đại dịch Covid-19

Dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua. Điều này đòi hỏi chúng ta cần có sự linh hoạt, khẩn trương để thu hút vốn FDI.

• Vốn FDI tại các khu công nghiệp trên cả nước tăng cao
• Việt Nam thu hút mạnh vốn FDI từ khối CPTPP
• Việt Nam được xem là vùng “đất lành” cho dòng vốn FDI chất lượng cao

FDI toàn cầu đang có xu hướng giảm do đại dịch Covid-19

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố báo cáo về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài 7 tháng đầu năm.

Cụ thể, tháng 7/2021, vốn thực hiện giảm 14,3% so với tháng 7/2020 giảm 39,7% so với tháng trước. Giải ngân vốn FDI trong 6 tháng vẫn tốt nên nhìn chúng 7 tháng vẫn ước đạt 10,5 tỷ USD tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020. Song, tốc độ tăng đã giảm đáng kể.

6 tháng đầu năm, vốn FDI giải ngân đạt 9,24 tỷ USD tăng 6,8% so với cùng kỳ. Tháng 7/2021 chỉ có 1,26 tỷ USD vốn FDI được giải ngân, giảm đáng kể so với con số 1,5 – 2 tỷ USD của các tháng trước.

Theo số liệu Cục Đầu tư nước ngoài công bố, tính đến ngày 20/7/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD bằng 88,9% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài vốn đầu tư đăng ký mới tăng so với cùng kỳ thì vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đều giảm. Nếu tính về số lượng dự án thì giảm đều ở cả phần dự án mới, dự án tăng vốn và số lượt góp vốn, mua cổ phần.

Do tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm đáng kể so với những tháng trước.

Thực tế có thể thấy, dòng vốn đầu tư suy giảm không chỉ là câu chuyện của Việt Nam mà là của toàn cầu. Xu hướng vốn FDI toàn cầu chậm phục hồi, áp lực cạnh tranh trong thu hút FDI lớn nhất là đối với các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển.

Theo đánh giá của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) vào đầu năm nay, dòng vốn FDI toàn cầu đã giảm khoảng 40% trong năm 2020, dự báo giảm 5 – 10% trong năm 2021 và sẽ bắt đầu phục hồi chậm từ năm 2022.

Thực tế dòng vốn vào các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi gặp nhiều thách thức do tác động của dịch bệnh cũng như việc cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Tâm lý lo ngại rủi ro toàn cầu tăng đột biến đã kích hoạt hoạt động vốn cổ phần, đặc biệt từ các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi ở Đông Á và Thái Bình Dương. Đặc biệt, làn sóng Covid-19 đang bùng phát mạnh tại khu vực Đông Nam Á đang khiến dòng vốn FDI chảy vào khu vực này có xu hướng chậm lại.

Đối với Việt Nam, việc suy giảm dòng vốn FDI trong thời gian qua ngoài việc ảnh hưởng do dịch bệnh thì việc đang áp dụng chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc cũng là một trong những lý do dòng vốn FDI giảm. Bên cạnh đó, các thủ tục đầu tư kinh doanh vẫn còn là một rào cản; hoạt động xúc tiền đầu tư thiếu sự chủ động, kém hiệu quả cũng đã ảnh hưởng tới kết quả thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Hà An

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn cần cơ chế đột phá

Tại buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn,…

Rạng Đông 60 năm hành trình theo chân Bác

Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông giờ đây đang vươn đến một khát vọng mới - Khát vọng cho một doanh nghiệp dân tộc mang thương hiệu Việt Nam đóng góp một phần nhỏ bé xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh, thịnh vượng, thực hiện khát vọng của Bác Hồ: Dân tộc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Bài viết nổi bật

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.