Trang chủBản tin công nghiệpFDI có xu hướng giảm đáng kể do đại dịch Covid-19

FDI có xu hướng giảm đáng kể do đại dịch Covid-19

Dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua. Điều này đòi hỏi chúng ta cần có sự linh hoạt, khẩn trương để thu hút vốn FDI.

• Vốn FDI tại các khu công nghiệp trên cả nước tăng cao
• Việt Nam thu hút mạnh vốn FDI từ khối CPTPP
• Việt Nam được xem là vùng “đất lành” cho dòng vốn FDI chất lượng cao

FDI toàn cầu đang có xu hướng giảm do đại dịch Covid-19

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố báo cáo về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài 7 tháng đầu năm.

Cụ thể, tháng 7/2021, vốn thực hiện giảm 14,3% so với tháng 7/2020 giảm 39,7% so với tháng trước. Giải ngân vốn FDI trong 6 tháng vẫn tốt nên nhìn chúng 7 tháng vẫn ước đạt 10,5 tỷ USD tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020. Song, tốc độ tăng đã giảm đáng kể.

6 tháng đầu năm, vốn FDI giải ngân đạt 9,24 tỷ USD tăng 6,8% so với cùng kỳ. Tháng 7/2021 chỉ có 1,26 tỷ USD vốn FDI được giải ngân, giảm đáng kể so với con số 1,5 – 2 tỷ USD của các tháng trước.

Theo số liệu Cục Đầu tư nước ngoài công bố, tính đến ngày 20/7/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD bằng 88,9% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài vốn đầu tư đăng ký mới tăng so với cùng kỳ thì vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đều giảm. Nếu tính về số lượng dự án thì giảm đều ở cả phần dự án mới, dự án tăng vốn và số lượt góp vốn, mua cổ phần.

Do tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm đáng kể so với những tháng trước.

Thực tế có thể thấy, dòng vốn đầu tư suy giảm không chỉ là câu chuyện của Việt Nam mà là của toàn cầu. Xu hướng vốn FDI toàn cầu chậm phục hồi, áp lực cạnh tranh trong thu hút FDI lớn nhất là đối với các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển.

Theo đánh giá của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) vào đầu năm nay, dòng vốn FDI toàn cầu đã giảm khoảng 40% trong năm 2020, dự báo giảm 5 – 10% trong năm 2021 và sẽ bắt đầu phục hồi chậm từ năm 2022.

Thực tế dòng vốn vào các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi gặp nhiều thách thức do tác động của dịch bệnh cũng như việc cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Tâm lý lo ngại rủi ro toàn cầu tăng đột biến đã kích hoạt hoạt động vốn cổ phần, đặc biệt từ các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi ở Đông Á và Thái Bình Dương. Đặc biệt, làn sóng Covid-19 đang bùng phát mạnh tại khu vực Đông Nam Á đang khiến dòng vốn FDI chảy vào khu vực này có xu hướng chậm lại.

Đối với Việt Nam, việc suy giảm dòng vốn FDI trong thời gian qua ngoài việc ảnh hưởng do dịch bệnh thì việc đang áp dụng chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc cũng là một trong những lý do dòng vốn FDI giảm. Bên cạnh đó, các thủ tục đầu tư kinh doanh vẫn còn là một rào cản; hoạt động xúc tiền đầu tư thiếu sự chủ động, kém hiệu quả cũng đã ảnh hưởng tới kết quả thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Hà An

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Sản phẩm sữa của Ireland và triển vọng xuất khẩu vào thị trường Việt Nam

Mặc dù hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn do ảnh hưởng Covid - 19 trên toàn thế giới, nhưng triển vọng của sữa Châu Âu từ Ireland tại thị trường Việt Nam vẫn rất khả quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về AI để bảo vệ nhân quyền

Ngày 21/3, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Lợi nhuận ròng điều chỉnh năm 2023 của Xiaomi tăng vọt 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD

Xiaomi vừa công bố kết quả kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2023. Trong năm 2023, tổng doanh thu của tập đoàn là 37,52 tỷ USD, lợi nhuận ròng điều chỉnh tăng 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.