Trang chủTin hotSiemens sẵn sàng hỗ trợ phát triển AI trong ngành công nghiệp...

Siemens sẵn sàng hỗ trợ phát triển AI trong ngành công nghiệp của Việt Nam

Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày nay đang tạo ra các cơ hội hoàn toàn mới trong công nghiệp. Những chia sẻ dưới đây của TS. Phạm Thái Lai – Tổng Giám đốc Siemens khu vực Đông Nam Á và Việt Nam sẽ cho chúng ta nhìn rõ hơn về tiềm năng ứng dụng của công nghệ AI trong công nghiệp, mối liên kết của công nghệ này với Công nghiệp 4.0 như thế nào, cơ hội ứng dụng đối với các nước đang phát triển. Đặc biệt là những đóng góp công nghệ của Siemens cho ngành công nghiệp Việt Nam.

TS. Phạm Thái Lai – Tổng Giám đốc Siemens khu vực Đông Nam Á và Việt Nam

Có ý kiến cho rằng trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại tiềm năng to lớn cho ngành công nghiệp. Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình?

TS. Phạm Thái Lai: Trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như hiện nay chúng ta đang sử dụng nhận dạng khuôn mặt hoặc giọng nói. Trong vòng hai, ba thập kỷ qua, những tiến bộ công nghệ chủ chốt đã khiến cho các phần cứng và phần mềm trở nên mạnh mẽ hơn, đồng thời cải thiện khả năng tính toán và truyền dữ liệu.

Điều này thúc đẩy và đề xuất các lĩnh vực và quy mô mới trong việc sử dụng AI để tạo ra các cơ hội hoàn toàn mới trong công nghiệp, giúp cho việc sản xuất được linh hoạt, hiệu quả, ngay cả khi gặp phải trường hợp các sản phẩm phức tạp và được sản xuất theo nhu cầu của khách hàng với số lượng nhỏ. Kết quả thu được rất ấn tượng. Theo một nghiên cứu của PwC, AI có thể đóng góp tới 15,7 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030 và vào năm 2018 đã có khoảng 62% các công ty lớn đã sử dụng công nghệ AI.

Hơn thế nữa, ngành công nghiệp đang ngày càng trở nên số hóa. Dữ liệu liên tục được tạo ra, xử lý và phân tích. Khối lượng dữ liệu trong môi trường sản xuất là cơ sở để tạo ra các biểu diễn dạng số của toàn bộ nhà máy và hệ thống. Những bản sao số này đã được sử dụng từ lâu để cấu trúc quy hoạch và thiết kế các sản phẩm và máy móc, và cho chính hoạt động sản xuất này. Nhờ vậy mà các công đoạn trở nên linh hoạt hơn và hiệu quả hơn trong khi sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, tùy chỉnh theo nhu cầu được nhanh hơn với mức giá phải chăng. Và nhờ có AI, các máy móc và quy trình giờ đây có thể tự mình thu thập thông tin chi tiết từ khối lượng lớn dữ liệu này và tối ưu hóa quy trình của chúng trong quá trình vận hành trực tiếp.

Các cơ hội của AI trong công nghiệp nhắm đến mục đích phân tích dự đoán, giám sát tình trạng, kiểm tra chất lượng trực quan, hệ thống tự trị, đến quản lý thời gian thực trong vận hành, nhưng nó đã thúc đẩy việc tạo ra các mô hình kinh doanh mới với sự kết hợp của các giải pháp đám mây như MindSphere là hệ điều hành mở kết nối vạn vật dựa trên nền tảng điện toán đám mây của Siemens và các ứng dụng thông minh khác nhằm hỗ trợ tối ưu hóa quy trình đang diễn ra, nâng cao hiệu quả, tính khả dụng và kết nối.

Cốt lõi của Trí tuệ Nhân tạo

Quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ AI trong hoạt động của tập đoàn Siemens đã và đang được triển khai như thế nào?

TS. Phạm Thái Lai: Siemens đã hoạt động tích cực trong lĩnh vực phân tích số liệu và AI trong khoảng 30 năm nay, thúc đẩy công nghệ và khai thác tiềm năng to lớn cho hoạt động kinh doanh thông qua máy móc thông minh và tăng cường khả năng con người. Vào những năm 1990 các nhà nghiên cứu của Siemens là một số trong những người đầu tiên khai thác mạng nơ-ron nhân tạo cho các giải pháp sáng tạo, cụ thể là để tối ưu hóa các nhà máy thép tiêu thụ nhiều năng lượng.

Trong năm tài chính 2020, Siemens đã đầu tư 4,6 tỷ Euro vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) với khoảng 40.700 nhân viên làm việc trong R&D trên toàn cầu. Phân tích dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ cốt lõi của Siemens và đang được nghiên cứu, phát triển bởi nguồn nhân lực gồm hơn 200 nhà nghiên cứu AI và hơn 1000 cộng tác viên từ các bộ phận kinh doanh của tập đoàn trên toàn cầu.

Các công nghệ AI đã được Siemens áp dụng rộng rãi trong nhiều năm qua. Ví dụ như Siemens cho ra mắt mô-đun xử lý dùng mạng nơ ron (NPU), cho phép khách hàng có thể lần đầu tiên sử dụng AI ở cấp độ điều khiển, tức là cho chạy các ứng dụng AI được phân bố ở các cấp khác nhau từ nền tảng MindSphere tới nền tảng Industrial Edge, đến Bộ điều khiển số và tới các thiết bị đầu cuối.

Công nghệ điện toán đám mây của Siemens

Ông có thể chia sẻ thêm về mối liên kết giữa AI và Công nghiệp 4.0?

TS. Phạm Thái Lai: Dữ liệu và AI đang tạo ra một sự thúc đẩy mạnh mẽ cho Công nghiệp 4.0. Các giải pháp phần mềm thông minh có thể sử dụng khối lượng lớn dữ liệu do nhà máy tạo ra để xác định các xu hướng và mô hình có thể được sử dụng để làm cho các quy trình sản xuất hiệu quả hơn đồng thời giảm mức tiêu thụ năng lượng ngay lập tức.

Đây là cách mà nhà máy liên tục thích nghi với hoàn cảnh mới và trải qua quá trình tối ưu hóa mà không cần sự tương tác của người vận hành. Và khi mức độ kết nối mạng tăng lên, phần mềm AI có thể học cách hiểu điều gì thực sự xảy ra trong các tình huống, điều này có thể dẫn đến việc phát hiện ra nhiều kết nối phức tạp trong các hệ thống chưa hoặc không còn hiển thị đối với mắt người. Phần mềm thông minh với công nghệ phân tích đủ thông minh đã có sẵn. Nhưng việc xử lý dữ liệu được thực hiện bằng giải pháp đám mây hay ở cấp cục bộ (ví dụ: sử dụng điện toán biên) sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của người dùng.

Như đã đề cập ở trên, MindSphere, hệ điều hành IoT mở dựa trên nền tảng điện toán đám mây do tập đoàn Siemens phát triển, có thể được sử dụng để liên kết các sản phẩm, nhà máy, hệ thống và máy móc. Đây là một trong những nền tảng quan trọng nhất cho phép sử dụng AI trong công nghiệp. MindSphere thực hiện các phân tích mở rộng để làm cho khối lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra bởi Internet Vạn Vật (IoT) trở nên hữu ích cho hoạt động tối ưu hóa, mô phỏng và ra quyết định.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bản sao số cho phép thử nghiệm ảo nhiều tình huống khác nhau và thúc đẩy việc ra các quyết định thông minh trong các lĩnh vực như tối ưu hóa sản xuất. Trong tương lai, bằng cách sử dụng một biểu diễn dạng số của một máy công cụ và quy trình sản xuất kết hợp, AI sẽ có thể nhận biết liệu vật gia công hiện đang được sản xuất có đáp ứng các yêu cầu chất lượng hay không. Hơn nữa, nó còn xác định các thông số sản xuất cần được điều chỉnh để đảm bảo rằng điều này sẽ tiếp diễn trong suốt quá trình sản xuất đang diễn ra. Kết quả là, công đoạn sản xuất được thực hiện một cách đáng tin cậy hơn và hiệu quả hơn, và các công ty thậm chí còn trở nên cạnh tranh hơn.

MindSphere, hệ điều hành IoT mở dựa trên nền tảng điện toán đám mây do tập đoàn Siemens phát triển

Ông đánh giá như thế nào về cơ hội ứng dụng công nghệ AI đối với các nước đang phát triển như Việt Nam?

TS. Phạm Thái Lai: Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng GDP trên 6% trong mấy năm trở lại đây. AI và Số hóa sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, và do đó đóng góp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa của Việt Nam. Hơn nữa, với dân số khoảng 97 triệu người, khoảng 72 triệu người tích cực dùng mạng xã hội và độ tuổi trung bình là khoảng 32.9 tuổi (có nghĩa là một nửa dân số trẻ), Việt Nam đang sở hữu thế hệ số, yêu công nghệ, để đón nhận tiềm năng và cơ hội lớn từ AI.

Một ví dụ điển hình về việc Siemens đã giúp doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng AI thành công là gì, thưa ông?

Tiến sỹ Phạm Thái Lai: Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực kinh doanh có thể tận dụng toàn bộ tiềm năng của AI. Ví dụ, VinFast đã chọn Siemens làm đối tác phần mềm công nghiệp để sản xuất chiếc xe “ô tô đầu tiên của Việt Nam” chỉ trong vòng 21 tháng. Nhà máy sản xuất ô tô VinFast là một trong những nhà máy Công nghiệp 4.0 hiện đại nhất và được trang bị Phần cứng và Phần mềm Tự động hóa mới nhất của Siemens, đặt nền tảng cơ bản để mở ra giá trị tương lai của AI trong toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất.

Ông có đề xuất nào nhằm thúc đẩy ứng dụng AI tại Việt Nam?

TS. Phạm Thái Lai: Tôi có thể thấy rằng AI đang tác động đến nhiều ngành công nghiệp ở Việt Nam, rõ thấy nhất là với mô hình B2C (doanh nghiệp – người tiêu dùng) trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và giao thông vận tải nhờ sự có sẵn của thiết bị và dữ liệu. Lĩnh vực B2B cũng đang lớn dần ở một số ngành như  đồ uống, nước và sản xuất chế tạo. Tuy nhiên, cần phải làm nhiều việc hơn nữa để AI phát triển mạnh mẽ trong nước.

Thứ nhất, việc ứng dụng AI trong bối cảnh Công nghiệp 4.0 là một hành trình đòi hỏi một chiến lược và lộ trình rõ ràng bao quát nhiều khía cạnh khác nhau như: dữ liệu, tính toán, nhân lực và vật lực, vốn đầu tư, cũng như chọn đúng ngành công nghiệp cần ứng dụng. Trong bối cảnh này, các sáng kiến ​​như Bộ Chỉ số mức độ sẵn sàng cho công nghiệp thông minh (SIRI) sẽ giúp đánh giá tình trạng hiện tại của các doanh nghiệp và ưu tiên các ngành công nghiệp đã đạt độ chín để xây dựng lộ trình chuyển đổi số. Hay sáng kiến xây dựng các Trung tâm khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo là cần thiết để thúc đẩy quá trình nghiên cứu, ứng dụng AI theo mô hình ‘fail-fast’ và khởi nghiệp tinh gọn.

Thứ hai, việc tạo ra các tác động của AI cần một Hệ sinh thái AI sôi động bao gồm các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, quỹ đầu tư và các công ty khởi nghiệp cùng thúc đẩy việc áp dụng công nghệ AI một cách có trách nhiệm.

Thứ ba, vì sự thiếu hụt nhân tài AI trên toàn cầu, điều quan trọng là phải tập trung vào giáo dục và bồi dưỡng kỹ năng, không chỉ để cải thiện năng lực về AI & Học máy, mà rộng ra là cả lĩnh vực Kỹ thuật phần mềm để ứng dụng AI. Sự kiện thi lập trình Hackathon và mô hình đào tạo bootcamps là cách tuyệt vời để thúc đẩy tinh thần doanh nhân ở thế hệ trẻ và hệ sinh thái khởi nghiệp, cho phép các công ty công nghiệp đưa ra những thách thức trong thế giới thực với đáp án, cũng như để thu hút nhân tài AI. Việt Nam có rất nhiều nhân tài và chúng ta cần cùng nhau đánh bóng những viên kim cương thô đó để khiến họ tỏa sáng trong tương lai của AI.

Là công ty công nghệ hàng đầu thế giới, Siemens sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trên hành trình chuyển đổi số, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển và ứng dụng AI trong các ngành công nghiệp của Việt Nam.

Cảm ơn ông về những chia sẻ trên!

 Bảo Hà (thực hiện)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn cần cơ chế đột phá

Tại buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn,…

Rạng Đông 60 năm hành trình theo chân Bác

Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông giờ đây đang vươn đến một khát vọng mới - Khát vọng cho một doanh nghiệp dân tộc mang thương hiệu Việt Nam đóng góp một phần nhỏ bé xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh, thịnh vượng, thực hiện khát vọng của Bác Hồ: Dân tộc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Bài viết nổi bật

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.