Trang chủBản tin công nghiệpViet Tech Day Tokyo: Công nghệ trong trạng thái bình thường mới

Viet Tech Day Tokyo: Công nghệ trong trạng thái bình thường mới

Với chủ đề “Công nghệ trong trạng thái bình thường mới” (Tech in The New Normal), Viet Tech Day Tokyo 2021 (VTD) sẽ trở lại sau một năm gián đoạn vào 21/8/2021.

Chương trình được hợp tác tổ chức bởi 2 tổ chức của người Việt tại Nhật Vietnamese Professionals in Japan (VPJ) và Vietnam Japan AI Community (VJAI) cùng với sự đồng hành đến từ Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam – Nhật Bản (VJOIN).

Viet Tech Day Tokyo 2021 sẽ được diễn ra với chủ đề “Công nghệ trong trạng thái bình thường mới” (Tech in The New Normal)

Tổ chức lần đầu vào 2018, VTD được xem là hội thảo về công nghệ lớn nhất của người Việt tại Nhật Bản nhưng vào năm 2020, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên chương trình đã không thể tổ chức.

Tuy nhiên, “Thay vì bỏ cuộc trước dịch bệnh, biến nguy thành cơ, các doanh nghiệp, tổ chức và cả từng cá nhân đều đang nỗ lực từng ngày để nắm bắt cơ hội thay đổi hiện trạng bằng cách cung cấp, áp dụng nhiều sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ kỹ thuật số vào công việc, hoạt động kinh doanh”, Ban tổ chức chương trình chia sẻ.

Do đó, năm 2021, với hình thức hội thảo online Event trên nền tảng Airmeet, VTD sẽ là nơi gặp gỡ lý tưởng giữa các chuyên gia và người quan tâm công nghệ để cùng nhau chia sẻ, bàn luận về các vấn đề liên quan đến IT trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Sự kiện chính diễn ra bao gồm các phiên phát biểu xoay quanh cải tiến và cơ hội cho ngành CNTT dưới tác động của đại dịch, cũng như phiên thảo luận về sự thay đổi phương thức làm việc trong tình hình “bình thường mới”.

Cụ thể, ứng dụng công nghệ không chạm để ngăn chặn đại dịch COVID-19; Chuyển đổi số (DX) và cách thức vận hành của các công ty trong bối cảnh hiện tại; Hiểu cách hoạt động điều khiển các đại phân tử sinh học: Góc nhìn từ ứng dụng máy học và mô phỏng; Thích nghi với một “bình thường mới”.

Ngoài ra, một điểm mới trong chương trình năm nay là sự kiện bên lề: tọa đàm về phụ nữ và cơ hội trong ngành IT mang tên “Women in Tech: From Tokyo to Hanoi” diễn ra vào ngày 8/8. Tại đây, các khách mời là nữ giới sẽ chia sẻ những câu chuyện về kinh nghiệm việc làm, chuyển ngành cho các bạn trẻ đang tìm kiếm cơ hội mới.

Để đăng ký tham gia sự kiện: Quét mã QRCode trên poster hoặc truy cập website: https://viettechdaytokyo2021.vietpro.jp

Thu Trang

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Những yếu tố quan trọng cần xem xét khi đánh giá an toàn cho cobot

Bài viết này sơ lược xem xét các yêu cầu của ISO/TS 15066 và cách robot vận hành phù hợp với ISO 10218-1 và 10218-2. Sau đó, xem xét các yếu tố phức tạp của sự cộng tác giữa con người và robot, bao gồm cả không gian hợp tác, các yếu tố liên quan đến an toàn robot, những chức năng an toàn bên ngoài cần thiết, cùng với các thiết bị mẫu như cảm biến tiệm cận, rèm ánh sáng, thảm liên kết,…

Trường Đại học SPKT Hưng Yên dành trọn 2 đội tham gia ABU Robocon 2024

Với số điểm cao hơn, SKH AUTOMATION đã trở thành nhà vô địch Robocon Việt Nam 2024. Cả hai đội SKH AUTOMATION và SKH - CK1 đều sẽ đại diện Việt Nam tham dự ABU Robocon 2024 diễn ra tại Quảng Ninh vào tháng 8 tới.

Nghiên cứu dành cho đào tạo ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa đạt giải Nhất Best Paper tại VCCA 2024

Bài báo cáo "Thiết kế bộ điều khiển bám sử dụng bộ điều khiển vận tốc tỷ lệ cải tiến và giải thuật xử lý ảnh cho hệ thống bóng-bàn” của nhóm tác giả Phùng Anh Tuấn, Phạm Xuân Thủy (đến từ Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn) đã dành được giải Nhất giải thưởng Best Paper tại VCCA 2024.
00:03:49

Khai mạc Hội nghị khoa học về Điều khiển và Tự động hóa

Sáng ngày 10/5/2024, Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (Vietfair) cùng phối hợp khai mạc Hội nghị khoa học về Điều khiển Tự động hóa lần thứ 7 tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Đây là một hoạt động trọng tâm của các kỳ VCCA.

3 đặt hàng của Bộ Khoa học và Công nghệ cho Hội Tự động hóa Việt Nam

Mục tiêu của đặt hàng lần này là hỗ trợ, tăng cường kết nối cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực Điều khiển, Tự động hóa.

Bài viết nổi bật

Tính ưu việt trong công nghệ thành phố thông minh và giám sát cảng biển đến từ Liên bang Nga

Nga là một nước phát triển về các hệ thống giao thông thông minh, là một trong những nước để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm. PGS.TS. Bùi Quốc Khánh cũng mong rằng trong thời gian tới, hai bên sẽ có những hợp tác trong việc đào tạo, chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu của Việt Nam và Nga liên quan đến công nghệ thành phố thông minh và Hệ thống giám sát ven biển.

Những yếu tố quan trọng cần xem xét khi đánh giá an toàn cho cobot

Bài viết này sơ lược xem xét các yêu cầu của ISO/TS 15066 và cách robot vận hành phù hợp với ISO 10218-1 và 10218-2. Sau đó, xem xét các yếu tố phức tạp của sự cộng tác giữa con người và robot, bao gồm cả không gian hợp tác, các yếu tố liên quan đến an toàn robot, những chức năng an toàn bên ngoài cần thiết, cùng với các thiết bị mẫu như cảm biến tiệm cận, rèm ánh sáng, thảm liên kết,…

Nghiên cứu dành cho đào tạo ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa đạt giải Nhất Best Paper tại VCCA 2024

Bài báo cáo "Thiết kế bộ điều khiển bám sử dụng bộ điều khiển vận tốc tỷ lệ cải tiến và giải thuật xử lý ảnh cho hệ thống bóng-bàn” của nhóm tác giả Phùng Anh Tuấn, Phạm Xuân Thủy (đến từ Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn) đã dành được giải Nhất giải thưởng Best Paper tại VCCA 2024.