Trang chủTin hotROBOT DẠY TRẺ - Ý tưởng không tồi

ROBOT DẠY TRẺ – Ý tưởng không tồi

Với những tiến bộ gần đây trong các thuật toán lập trình và trí tuệ nhân tạo, khả năng robot dịch chuyển từ xưởng, nhà máy tới trường học và nhà, thậm chí chăm sóc và dạy dỗ những đứa trẻ sẽ chỉ còn trong tương lai gần.

Những con robot ngày nay không chỉ đơn thuần phục vụ như một thiết bị giải trí. Nghiên cứu cho thấy robot xã hội (social robot) sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cảm xúc, xã hội và nhận thức của trẻ. Chúng có thể là trợ lý đắc lực ở các trường mầm non giúp trẻ nhận ra và giải quyết mâu thuẫn, hỗ trợ trẻ tự kỷ tương tác thành công với người khác hay giúp trẻ học các kỹ năng về toán, ngữ pháp và ngôn ngữ.

Trợ lý mầm non

Hỗ trợ giáo viên mầm non có thể là một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà robot thân thiện với trẻ em đảm nhiệm.

Trong một dự án nghiên cứu về tương tác giữa robot với trẻ em, Solace Shen, một nhà tâm lý học tại Đại học Cornell cùng các đồng nghiệp đã xem xét vai trò của robot với nhóm trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Theo Shen, ở các lớp mẫu giáo, giáo viên thường không thể bao quát được mọi mâu thuẫn giữa các học sinh bởi số lượng mâu thuẫn trong nhóm tuổi này khá cao, mỗi giờ có thể xảy ra khoảng 6 đến 9 vụ và nguyên nhân thường là do trẻ ở độ tuổi này còn thiếu khả năng chia sẻ.

Trong quá trình quan sát và kiểm soát hành động của robot, Shen nhận ra rằng chúng có thể cải thiện các tình huống này bằng cách giúp trẻ hiểu rõ mâu thuẫn. Shen cho biết: ”Một khi robot nhận biết được vấn đề, chúng có thể sử dụng các kỹ năng giải quyết xung đột mà chúng đã được dạy để giải quyết vấn đề và đưa ra cách mà những đứa trẻ đều cảm thấy thoả mãn”.

Được đặt trong các lớp mẫu giáo, các con robot xã hội như Pepper sẽ sử dụng các công cụ nhận diện cảm xúc của mình (như công cụ phân tích giọng nói, biểu hiện trên khuôn mặt và các tín hiệu phi ngôn ngữ khác) để phát hiện các cuộc tranh luận nhỏ, điều này cho phép giáo viên tập trung vào những cuộc xung đột lớn hơn xảy ra. Các con robot này cũng có thể được lập trình thiết lập các chiến lược đàm phán để giải quyết mâu thuẫn tốt hơn và tăng cường kỹ năng mà trẻ đang phát triển.

Pepper trong một trường mầm non Singapore (Nguồn: govinsider.asia) 

Hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt

Robot có thể giúp cải thiện sự phát triển về mặt xã hội và cảm xúc cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, như những trẻ bị chứng tự kỷ hoặc hội chứng đao vì chúng có nhiều đặc tính hấp dẫn đối với những đứa trẻ này. Robot ít phức tạp hơn và có khả năng dự đoán cao hơn con người, chúng kiên nhẫn và nhất quán trong giọng nói và tâm trạng, có thể tùy biến cao và thích ứng với nhu cầu cụ thể của trẻ.

Các nghiên cứu cũng cho thấy một số trẻ tự kỷ phản ứng tốt với công nghệ nói chung, bao gồm máy tính, điện thoại, máy tính bảng và đồ chơi robot. Jason Borenstein, một nhà nghiên cứu sinh học tại Georgia Tech, hiện đang nghiên cứu vấn đề sử dụng robot trong chăm sóc trẻ em và người già, cho biết: mặc dù trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giữ liên lạc bằng mắt, chúng lại có thể thực hiện điều này khi tương tác với robot. Những đứa trẻ này có khuynh hướng kết nối nhanh hơn với robot. Do đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng robot để giao tiếp với trẻ có nhu cầu đặc biệt và gợi ra nhiều hành vi, bao gồm: bắt đầu tương tác, bắt chước hành vi, học cách luân phiên, nhận ra cảm xúc và tập trung sự chú ý của họ.

Một con robot được sử dụng trong nghiên cứu này là Kaspar, có kích thước nhỏ bằng một đứa trẻ, có thể giao tiếp với trẻ mắc chứng tự kỷ bằng cách diễn đạt ngôn ngữ, cử chỉ dễ hiểu và những biểu cảm trên khuôn mặt hay cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, đứa trẻ sau khi tương tác với con robot đã có những biểu hiện hứng khởi trên khuôn mặt và có thể giao tiếp với giáo viên một cách tốt hơn, thậm chí mời giáo viên tham gia trò chơi với Kaspar.

Robot Kaspar (Nguồn: Dailymail.co.uk) 

Một robot khác, Leka, được tài trợ thông qua một chiến dịch crowdfunding (chiến dịch gây quỹ cộng đồng), thiết kế đặc biệt cho trẻ em bị chứng tự kỷ. Con robot nhỏ hình quả bóng này được trang bị biểu cảm trên khuôn mặt, ánh sáng, màu sắc và các trò chơi như tìm hình ảnh phù hợp và trò chơi trốn tìm, giúp những trẻ bị khuyết tật nhận thức cảm thấy thu hút và dễ dàng tham gia trò chơi hơn.

Robot Leka (Nguồn: Leka) 

Kaspar, Leka hay những con robot khác được coi như một người trung gian, là cầu nối giữa trẻ và môi trường xung quanh thông qua những tương tác được khởi động giữa trẻ với robot

Huấn luyện kỹ năng

Robot trong gia đình có thể làm phong phú thêm các kỹ năng nhận thức của trẻ khi ở nhà như giúp trẻ giải quyết những vấn đề toán học hay tập đọc.

Theo Henny Admoni, một nhà nghiên cứu robot tại Đại học Carnegie Mellon: robot hữu ích cho trẻ học ngôn ngữ bởi chúng cho phép một mức độ “đắm chìm” ngôn ngữ ở nhà mà trẻ em thường không nhận được trong lớp học. Chẳng hạn như Robot Tega có thể giúp trẻ em nâng cao kỹ năng ngôn ngữ chính và xây dựng lượng từ vựng lớn hơn thông qua các hoạt động kể chuyện. Bên cạnh đó, robot có thể trở thành người dạy kèm tuyệt vời cho những đứa trẻ vì chúng là điển hình của sự kiên nhẫn, chúng có thể lặp đi lặp lại điều gì đó đến 10 triệu lần, điều mà giáo viên hay cha mẹ không thể làm được.

Robot Tega (Nguồn: MIT media lab)

Một lợi ích khác của robot xã hội là chúng có thể trở thành “gia sư” kèm cặp cho trẻ ở những nơi giáo viên không thể tiếp cận, chẳng hạn như các khu vực cô lập trong bệnh viện. Trong trường hợp này, robot sẽ giúp trẻ em bị bệnh tiếp tục học tập, hỗ trợ trẻ về mặt xã hội và tinh thần khi cha mẹ của trẻ không có mặt ở đó.

Chúng ta đã sẵn sàng hay chưa?

Mặc dù có vô số lợi ích tiềm tàng từ robot xã hội, nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ra cần phải cân nhắc. Từ quan điểm đạo đức, một mối quan tâm tiềm ẩn với robot xã hội là sự riêng tư. Robot có khả năng ghi lại các nội dung tương tác giữa robot và trẻ, vì vậy mà buổi học có thể bị chia sẻ ra bên ngoài. Ngoài ra, robot tuy bắt chước cảm xúc nhưng thực tế chúng không hề cảm nhận được, trong khi trẻ em vẫn tin rằng robot vui vẻ khi dành thời gian chơi với trẻ. Một số chuyên gia còn lo ngại rằng trẻ em có thể phát triển mối quan hệ chủ – tớ với robot, robot không cảm thấy đau nếu trẻ có thể bắt nạt chúng, điều này sẽ ảnh hưởng đến hành vi xã hộicủa trẻ khi tương tác với con người.

Một vấn đề tiềm ẩn nữa đó là tính khuôn mẫu trong quá trình thiết kế robot, phản ánh trong cách trả lời câu hỏi. Chẳn hạn, khi trẻ yêu cầu robot mô tả một bác sĩ, robot sẽ được lập trình sẵn với câu trả lời “bác sĩ là một người đàn ông điều trị bệnh nhân”, rõ ràng đó chưa phải là một câu trả lời đầy đủ và chính xác.

Những mối quan tâm này sẽ cần phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi robot được đưa đến gia đình và gần gũi với trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia như Admoni và Shen đều khẳng định, mục tiêu thiết kế các con robot xã hội không phải thay thế con người mà để bổ sung cho họ. Các công nghệ ứng dụng trong trong xã hội và giao tiếp, bao gồm cả robot, nói chung thường cải thiện cuộc sống của con người hơn là làm hại họ.

VÂN ANH (tổng hợp) 

Theo Tạp chí Tự động hoá ngày nay số 195 (tháng 5/2017)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn cần cơ chế đột phá

Tại buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn,…

Rạng Đông 60 năm hành trình theo chân Bác

Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông giờ đây đang vươn đến một khát vọng mới - Khát vọng cho một doanh nghiệp dân tộc mang thương hiệu Việt Nam đóng góp một phần nhỏ bé xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh, thịnh vượng, thực hiện khát vọng của Bác Hồ: Dân tộc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Bài viết nổi bật

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
  • Sign Up
Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.