Trang chủĐổi mới công nghệChuyển đổi sốTỉnh Bến Tre công bố Đề án Chuyển đổi số giai đoạn...

Tỉnh Bến Tre công bố Đề án Chuyển đổi số giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030

Ngày 20/10 UBND tỉnh Bến Tre công bố Đề án Chuyển đổi số của tỉnh giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2030. Đề án có kinh phí gần 1.300 tỷ đồng để thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc biệt ưu tiên lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch.

Tỉnh Bến Tre cho biết nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách nhà nước và nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Chia sẻ các mục tiêu của đề án chuyển đổi số, ông Trịnh Minh Châu – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bến Tre cho biết tỉnh phấn đấu đến năm 2030, Bến Tre sẽ trở thành tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu trong chuyển đổi số khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là nơi thử nghiệm, ứng dụng các công nghệ và mô hình mới, phát triển đồng bộ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tiến tới đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân. Bên cạnh đó, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Theo lộ trình, đến năm 2025, tỉnh tập trung phát triển 3 mục tiêu gồm chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Cụ thể, phát triển chính quyền số để 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

Song song đó, 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Tỉnh đặt mục tiêu 80% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ  dữ liệu quốc gia. Từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế – xã hội.

Ở lĩnh vực kinh tế số, tỉnh đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 10% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 5%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.

Thứ ba là phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số. Trong đó, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

Tháng 7/2020, UBND tỉnh Bến tre khánh thành công trình cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng bằng đèn LED ứng dụng công nghệ Internet vạn vật IoT – Nền tảng xây dựng đô thị thông minh. ảnh THBT

Để triển khai hiệu quả đề án, tỉnh Bến Tre kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ triển khai thực hiện chuyển đổi số; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông; tư vấn, hỗ trợ ươm tạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin; nghiên cứu và hỗ trợ cho địa phương xây dựng khu công nghệ cao hoặc liên kết với các khu công nghệ cao lớn, nhằm tạo động lực và hướng đi mới trong phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới.

Ngoài ra, UBND tỉnh Bến Tre cũng đã ban hành kế hoạch truyền thông thực hiện Đề án chuyển đổi số trên địa bàn nhằm chuyển đổi nhận thức về sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội, lan truyền từ một nhóm tổ chức, cá nhân tiên phong tới cộng đồng.

Cao Minh

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Phát triển thị trường băng thông di động Việt Nam nâng cao hiệu quả chuyển đổi số

Báo cáo khảo sát về chất lượng dịch vụ viễn thông di động, cố định và điện toán đám mây 2024 cho thấy, ở mảng dịch vụ băng thông rộng di động, Viettel Telecom xếp hạng cao nhất về chất lượng dịch vụ. Trong khi, MobiFone dẫn đầu về chăm sóc khách hàng và chương trình khuyến mãi. 

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.

Thị trường trung tâm dữ liệu năm 2024 được thúc đẩy bởi AI và học máy

Bất chấp những bất ổn đối với kinh tế vĩ mô, lĩnh vực trung tâm dữ liệu tiếp tục thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư. Tốc độ tăng trưởng năm 2022-2023 rất mạnh mẽ với công suất tải toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt hơn 10GW.

Liên minh AI-RAN thúc đẩy 6G

Mục tiêu chính của AI-RAN là nghiên cứu, phát triển công nghệ mới tương thích với mạng 6G, trong đó AI được xem là then chốt.

Bài viết nổi bật

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
  • Sign Up
Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.