Trang chủĐổi mới công nghệNông nghiệp công nghệ caoTiêu chuẩn xanh cho ngành lương thực, thực phẩm

Tiêu chuẩn xanh cho ngành lương thực, thực phẩm

Với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm tiếp cận với xu hướng xanh hóa thông qua việc cải thiện chỉ số ESG trong quá trình sản xuất, ngày 20/12/2023, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) phối hợp với Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA) đã tổ chức Hội thảo “ESG – Tiêu chuẩn xanh cho ngành lương thực, thực phẩm”.

Hiện nay, ESG đang dần trở thành một trong những thước đo tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững của doanh nghiệp, ba khía cạnh “môi trường – xã hội – quản trị” của ESG là trọng tâm của đầu tư bền vững và ESG được xem là chìa khóa phát triển mạnh mẽ và dài hạn trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, bộ tiêu chuẩn ESG này còn khá mới với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Năng lượng xanh, sản xuất xanh, tăng trưởng xanh là yếu tố quan trọng trong việc tăng chỉ số ESG để giúp doanh nghiệp phát triển tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu. Trên thế giới, áp dụng ESG đang là xu hướng của các doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã và đang tiếp tục nỗ lực trong việc giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG đang ngày càng trở nên quan trọng trong mắt nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực, Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm đã và đang tiếp tục nỗ lực trong việc giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG đang ngày càng trở nên quan trọng trong mắt nhà đầu tư và người tiêu dùng, khi họ sẽ nhìn vào chỉ số và báo cáo ESG để thể hiện thái độ và có những quyết định về hành vi đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp thành viên của Hội chúng tôi đã và đang áp dụng thành công ESG, điển hình như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk, Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa, Công ty Cổ phần thực phẩm Cholimex, Bibica”.

Các chuyên gia, diễn giả chia sẻ vai trò của ESG trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp tại Hội thảo. Ảnh: Đạm Lê Quang.

Không nằm ngoài xu hướng áp dụng ESG của các doanh nghiệp trên toàn cầu, những mục tiêu nhằm tăng cường sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp ở Việt Nam đang dần được cụ thể hóa. Thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi trong tư duy quản trị về phát triển bền vững và đưa ESG vào trong chiến lược kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như ngành hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống từng bước thực hiện phát triển bền vững như sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, quan tâm đến phát triển kinh tế địa phương, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng và đặc biệt tập trung vào sản suất sản phẩm xanh và sản phẩm được gắn nhãn xanh bởi tổ chức uy tín trong nước. Trong đó, sản phẩm xanh là sản phẩm đáp ứng 4 tiêu chí gồm: Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn cho môi trường và sức khỏe thay thế sản phẩm độc hại, sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì và sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ). Tuy nhiên việc phát triển ESG của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Phú Lữ – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) chia sẻ: “Thành phố luôn nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hoạt động xuất khẩu, phục hồi kinh tế và thúc đẩy phát triển 4 ngành công nghiệp chủ lực trọng điểm trong giai đoạn 2022 – 2026 bao gồm cơ khí; điện tử – công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược – cao su, cùng đồng hành cùng doanh nghiệp để tìm ra giải pháp vượt qua khó khăn, cùng phát triển. Đồng thời, Hội thảo đã trao đổi, triển khai các nội dung hữu ích đến các doanh nghiệp về xu thế ESG toàn cầu cũng như mức độ ảnh hưởng và chiến lược chính cho ngành thực phẩm thực hiện ESG; công cụ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm kê khí nhà kính và xuất báo cáo; giải pháp tối ưu hóa quy trình vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng một cách bền vững thông qua các chứng chỉ Carbon, ESG; bao bì thực phẩm xanh, thân thiện với môi trường”.

Qua Hội thảo “ESG – Tiêu chuẩn xanh cho ngành lương thực, thực phẩm” ITPC mong muốn các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều thông tin bổ ích đồng thời giải đáp được các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc triển khai ESG vào hoạt động sản xuất xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới trong thời gian tới.

Đạm Lê Quang

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Để bứt phá xuất khẩu, doanh nghiệp cần tận dụng thương mại điện tử

Hiện nay, vấn đề đặt ra là làm sao để bắt đầu bán hàng trên sàn thương mại điện tử cũng như thâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU hiện được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm.

“Tạo đà vươn xa” cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện Việt Nam qua Autotech & Accessories 2024

Triển lãm Autotech & Accessories 2024 đã mang đến cho khách tham quan những trải nghiệm, cơ hội tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ hàng đầu, đồng thời có thể tương tác, trao đổi ý kiến và khám phá những xu hướng mới nhất về ngành công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ.

Khai mạc Triển lãm quốc tế về ngũ kim và dụng cụ cầm tay – HMET EXPO VIETNAM 2024

Triển lãm là nơi để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tạo ra cơ hội hợp tác kinh doanh mới, là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất, nhà cung ứng và các chuyên gia trong ngành để tiếp cận với những xu hướng mới, công nghệ tiên tiến và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam.

ACIYLS mùa 2 sẽ chính thức khai mạc vào sáng ngày 18 tháng 5

Cuộc thi Asean China - India Youth Leader Summit (ACIYLS) mùa 2 sẽ chính thức khai mạc vào sáng ngày 18/5, tại Hội trường trường Đại học Swinburne Việt Nam - TP.HCM.

Số hóa sản xuất công nghiệp để trở nên bền vững

Tại Triển lãm VIMF 2024, Siemens sẽ giới thiệu các giải pháp tiên tiến hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số, tập trung vào ngành Thực phẩm và Đồ uống và ngành Điện tử. Những công nghệ đột phá giúp tạo ra các giá trị bền vững, hiệu quả về chi phí và làm thay đổi cách chúng ta thiết kế, sản xuất, tái chế sản phẩm góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn.

Bài viết nổi bật

VAA tăng cường hợp tác trong ngành Điện và Năng lượng với các đối tác Trung Quốc

Nội dung bản ghi nhớ nêu rõ, hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy, phát triển nguồn lực, phát huy tối đa các thế mạnh để cùng tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại. Thông qua việc thực hiện dự án và chuyển đổi kết quả, hai bên sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài, toàn diện và sâu sắc.

Nhân lực chất lượng cao và vốn đầu tư: rào cản lớn cho ứng dụng tự động hóa vào thực tiễn Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam muốn hoàn thành sớm chuyển đổi số cũng như đưa tự động hóa vào sản xuất bắt buộc phải đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao

Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam chúc mừng nhân ngày KH và CN Việt Nam

Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam TSKH. Phan Xuân Dũng có thư chúc mừng các Hội thành viên, các đơn vị Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học, hội viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Sign Up
Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.