Trang chủĐổi mới công nghệBàn tròn công nghệLoại bỏ lãng phí để tăng năng suất cho doanh nghiệp

Loại bỏ lãng phí để tăng năng suất cho doanh nghiệp

Cải tiến năng suất để nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng thêm lợi nhuận là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong đó, giảm thiểu lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là giải pháp được xem xét khi thực hiện các chương trình cải tiến năng suất tại doanh nghiệp.

Năm 2024 được nhận định là một năm nhiều biến động và thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như giảm đơn hàng xuất khẩu, chuỗi cung ứng gặp nhiều rủi ro, chi phí đầu vào tăng cao và tình trạng sản xuất ngưng trệ.

Thế nào là lãng phí trong sản xuất?

Lãng phí trong sản xuất là những hoạt động, quy trình hoặc nguồn tài nguyên không tạo ra bất cứ giá trị nào cho doanh nghiệp. Đây là một trong những khái niệm quan trọng trong quản lý chất lượng và quản lý sản xuất nhằm hướng đến việc xác định, giảm thiểu và loại bỏ các hoạt động không cần thiết trong quá trình sản xuất.

Lãng phí trong sản xuất là hoạt động không tạo thêm giá trị cho chuỗi cung ứng. Và thực tế cho thấy, khách hàng sẽ không thanh toán thêm bất kì khoản phát sinh nào đến từ các hoạt động không làm tăng thêm giá trị cho những gì họ thật sự muốn và cũng như đối với nhà quản lí chuỗi cung ứng, việc lãng phí nguồn lực cho các hoạt động không mang lại giá trị hoàn toàn cần được hạn chế tối đa.

Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể gia tăng từ việc cắt giảm các chi phí trong quá trình hoạt động. Và một trong những chi phí chiếm tỉ trọng khá lớn thường bị các doanh nghiệp bỏ quên và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cung cấp cho khách hàng đó chính là chi phí tổn thất cho các hoạt động lãng phí, không cần thiết trong quá trình vận hành. Cắt bỏ những chi phí này là cần thiết, tuy nhiên, không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc làm này.

Ngoài khả năng cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp, việc cắt giảm, loại bỏ các hoạt động lãng phí trong vận hành có tác động lớn đến sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm và dịch vụ. Khách hàng muốn thời gian giao hàng đúng lúc, chất lượng hoàn hảo và với mức giá phù hợp. Điều này chỉ có thể đạt được khi chúng ta loại bỏ được những lãng phí trong vận hành.

Doanh nghiệp tìm cách để giảm thiểu lãng phí

Tại Hội thảo “Nhận diện lãng phí và phương pháp cải tiến trong sản xuất” diễn ra ngày 4/4 tại Hà Nội, bà Hà Thị Vinh – Giám đốc Công ty CP Gốm sứ Quang Vinh cho biết, trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất đứng trước các thách thức về mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Điều này đặt ra một bài toán kinh doanh khó khăn, khi mà sự cạnh tranh ngày càng gia tăng cùng với sự thay đổi không ngừng của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để duy trì sự phát triển bền vững.

Nhận diện lãng phí trong sản xuất đang được các doanh nghiệp quan tâm

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu – Giám đốc sản xuất Công ty CP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu EMTC đã chia sẻ về câu chuyện nhận dạng lãng phí, qua kinh nghiệm của Công ty EMTC, ông Hiếu cho rằng vấn đề nhận diện lãng phí và cải tiến sản xuất luôn tồn tại ở mọi giai đoạn, mọi thời điểm. Doanh nghiệp (DN) có nhìn nhận được ra nó hay không, có phương pháp để tiếp cận không? Chính vì vậy, việc nhận diện lãng phí là rất quan trọng cho mỗi doanh nghiệp.

Đồng tình với ý kiến của ông Hiếu, đại diện Công ty Máy tính Thánh Gióng, ông Lại Hoàng Dương cũng chia sẻ về nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến quy trình sản xuất để đạt được hiệu quả tối ưu, bằng việc áp dụng các phương pháp cải tiến. Tuy nhiên, ông Dương vẫn nhận thấy còn nhiều vấn đề tồn tại trong việc tìm kiếm lời giải cho bài toán tổng thể về lãng phí và mong muốn có thêm sự hỗ trợ từ các nguồn lực trong việc cải tiến sản xuất.

Theo ông Dương, việc nhận diện và khắc phục lãng phí là việc DN nào cũng phải làm, hiện nay có 7 lãng phí gồm: lãng phí do dư thừa, chờ đợi, vận chuyển, gia công, tồn khô, thao tác, sản phẩm lỗi. Nhận diện và loại bỏ 7 lãng phí sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ từ phía khách hàng. Ông Dương lấy ví dụ về việc Thánh Gióng khắc phục lãng phí do dư thừa đó là phân tích và dự báo nhu cầu, sau đó thúc đẩy bán hàng và tiêu thụ.

Là công ty chuyên về các giải pháp, quản lý phần mềm, bà Phạm Thị Tuyến – Giám đốc TT Giải pháp, Công ty CP Misa đã có những chia sẻ trong việc ứng dụng chuyển đổi số quản lý doanh nghiệp sản xuất. Theo bà Tuyến, hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc giảm tối đa lãng phí, bà Tuyến cho rằng các doanh nghiệp đang sử dụng giải pháp rời rạc nghĩa là các phòng, ban đang sử dụng một giải pháp khác nhau nên không kết nối được với nhau. Doanh nghiệp phải thay giải pháp khi phát triển, mỗi một giải pháp chỉ phù hợp một giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, khi cần thay thế thì khó kế thừa dữ liệu lịch sử. Và cái quan trọng là chi phí để thực hiện chuyển đổi có giá thành cao, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khó tiếp cận được các giải pháp ERP (Enterprise Resource Planning là một hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để cải thiện hiệu suất quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp).

Bà Tuyến cho rằng, để giảm được chi phí thì trước hết các đơn vị phải nhận biết được tại đơn vị mình có những loại chi phí lãng phí nào. Chi phí nào tạo ra giá trị, chi phí nào không tạo ra giá trị cho mình và từ đó đưa ra kế hoạch cụ thể để giảm thiểu mọi chi phí lãng phí cho doanh nghiệp.

Là chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, giảng viên Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, doanh nghiệp muốn giảm lãng phí trong sản xuất cần nâng cao nhận thức về vai trò và tác dụng của chống lãng phí nhằm tăng năng suất, giảm chi phí, tăng cạnh tranh và cải thiện phúc lợi. Vì thế cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ về chống lãng phí trước hết là chống lãng phí thời gian. Cần có trong kỷ luật lao động, tuân thủ đúng giờ giấc quy định, bảo đảm 8 giờ vàng ngọc.

“Cần đánh giá tổng thể những khâu công việc để tìm ra những khâu, bộ phạn nào có lãng phí thời gian, vật tư, thiết bị, năng lượng, nhân lực, tài lực,… để tìm giải pháp hợp lý. Coi trọng phân tích, đánh giá quy trình vận hành để tối ưu hoá. Đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá để tránh lãng phí nguyên nhiên vật liệu, nhân lực, tài chính, xây dựng hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật khoa học trên nguyên tắc lãng phí về 0” – ông Lạng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng cũng cho rằng, cần áp dụng các mô hình quản lý hiện đại như Just In Time, 5S, 6 Sigma, Kaizen để đẩy mạnh tự động hoá và số hoá, giảm lãng phí thời gian và năng lực. Có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, thoả đáng để khuyến khích phong trào thi đua sáng kiến chống lãng phí; xây dựng văn hóa chống lãng phí, hệ sinh thái sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng với lãng phí thấp nhất.

Hương Duyên

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Để bứt phá xuất khẩu, doanh nghiệp cần tận dụng thương mại điện tử

Hiện nay, vấn đề đặt ra là làm sao để bắt đầu bán hàng trên sàn thương mại điện tử cũng như thâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU hiện được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm.

VAA tăng cường hợp tác trong ngành Điện và Năng lượng với các đối tác Trung Quốc

Nội dung bản ghi nhớ nêu rõ, hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy, phát triển nguồn lực, phát huy tối đa các thế mạnh để cùng tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại. Thông qua việc thực hiện dự án và chuyển đổi kết quả, hai bên sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài, toàn diện và sâu sắc.

Nhân lực chất lượng cao và vốn đầu tư: rào cản lớn cho ứng dụng tự động hóa vào thực tiễn Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam muốn hoàn thành sớm chuyển đổi số cũng như đưa tự động hóa vào sản xuất bắt buộc phải đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao

Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam chúc mừng nhân ngày KH và CN Việt Nam

Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam TSKH. Phan Xuân Dũng có thư chúc mừng các Hội thành viên, các đơn vị Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học, hội viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

“Tạo đà vươn xa” cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện Việt Nam qua Autotech & Accessories 2024

Triển lãm Autotech & Accessories 2024 đã mang đến cho khách tham quan những trải nghiệm, cơ hội tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ hàng đầu, đồng thời có thể tương tác, trao đổi ý kiến và khám phá những xu hướng mới nhất về ngành công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ.

Bài viết nổi bật

VAA tăng cường hợp tác trong ngành Điện và Năng lượng với các đối tác Trung Quốc

Nội dung bản ghi nhớ nêu rõ, hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy, phát triển nguồn lực, phát huy tối đa các thế mạnh để cùng tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại. Thông qua việc thực hiện dự án và chuyển đổi kết quả, hai bên sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài, toàn diện và sâu sắc.

Nhân lực chất lượng cao và vốn đầu tư: rào cản lớn cho ứng dụng tự động hóa vào thực tiễn Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam muốn hoàn thành sớm chuyển đổi số cũng như đưa tự động hóa vào sản xuất bắt buộc phải đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao

Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam chúc mừng nhân ngày KH và CN Việt Nam

Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam TSKH. Phan Xuân Dũng có thư chúc mừng các Hội thành viên, các đơn vị Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học, hội viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Sign Up
Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.