Trang chủĐổi mới công nghệChuyển đổi sốHải Phòng tăng cường chuyển đổi số cho hoạt động cảng biển,...

Hải Phòng tăng cường chuyển đổi số cho hoạt động cảng biển, Công nghiệp xanh và Du lịch

Diễn đàn chuyển đổi số – Hải Phòng 2023 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số – nền tảng phát triển kinh tế, xã hội” khẳng định thành phố Phòng tăng cường chuyển đổi số cho hoạt động cảng biển, Công nghiệp xanh và du lịch, Du lịch để phát triển kinh tế.

Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2023 diễn ra trong hai ngày 26 – 27/12/2023. Hơn 30 diễn giả, chuyên gia hàng đầu về chuyển đổi số, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp chia sẻ và thảo luận trong 02 phiên hội nghị: Kiến tạo dữ liệu số, và thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp Hải Phòng, 03 tọa đàm chuyên sâu về những mũi nhọn chuyển đổi số của Hải Phòng gồm: Chuyển đổi số và khai thác dữ liệu số ngành Cảng biển Logistic; Du lịch và Thương mại; và ngành Y tế. Sự kiện thu hút hơn 1.000 lượt khách tham dự đại diện các cơ quan, Bộ, ngành trung ương, các cơ quan quản lý nhà nước, các Hiệp hội, các tổ chức, tập đoàn doanh nghiệp uy tín trên cả nước.

UBND thành phố Hải Phòng tổ chức gặp gỡ, tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học về các giải pháp chuyển đổi số cho thành phố. Ảnh VINASA

Chuyển đổi số được xem là “động lực” trong phát triển thành phố Hải Phòng, được lãnh đạo của các cấp ủy đảng chỉ đạo xuyên suốt trong mọi hoạt động của Thành phố. Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Hải phòng, chuyển đổi số tại Hải Phòng đang có được sự chuyển biến rất nhanh chóng, với nhiều kết quả tích cực: 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức 4 (hơn 1.700 dịch vụ), năm 2023 xử lý hơn 956 nghìn hồ sơ trực tuyến, chiếm 90.7% tổng số hồ sơ, tăng rất nhanh chóng từ 20% năm 2021, 60,2% năm 2022. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến chiếm đến 50%. Tỷ trọng gia tăng kinh tế số ICT/ GDP ước đạt 24,5%, đứng 4/63 tỉnh, gần đạt chỉ tiêu Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về Chuyển đổi số thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đặc biệt về phát triển dữ liệu số: Năm 2022 và 2023 là năm thành phố tập trung vào xây dựng cơ sở dữ liệu số, và cơ bản đã đạt được mục tiêu. 9 Bộ cơ sở dữ liệu của 9 ngành, lĩnh vực đã và đang liên tục được xây dựng. Cơ sở dữ liệu đất đai đã có hơn 650.000 thửa đất có dữ liệu không gian, đạt hơn 50% và đã bắt đầu đưa vào khai thác. Cơ sở dữ liệu giáo dục đã có 800 cơ sở giáo dục trên 32 ngàn giáo viên và 521 ngàn học sinh. Học bạ điện tử và sổ điểm điện tử đã được triển khai toàn diện. 100% các bệnh viện  đã triển khai phần mềm quản lý và liên thông dữ liệu với bảo hiểm xã hội. Hơn 2,6 triệu dữ liệu hộ tịch đã hoàn thành đạt 90%. Thương mại điện tử đã kết nối được 250 mã sản phẩm nông sản, 179 sản phẩm OCOP. Cảng biển – Logistic đang trong quá trình thử nghiệm liên thông dữ liệu giữa cảng vụ, hải quan, và các doanh nghiệp

Ông Hoàng Minh Cường – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng phát biểu tại diễn đàn. Ảnh VINASA

Theo Ông Hoàng Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng: “Năm 2023 đã cơ bản hoàn định hình được hệ thống cơ sở dữ liệu của thành phố. Thành phố có quan điểm, vừa xây dựng, vừa khai thác và hoàn thiện. Vì vậy, trong năm 2024 và 2025, thành phố sẽ tập trung vào triển khai các giải pháp phân tích giúp tối ưu nguồn lực, hỗ trợ quản trị điều hành. Thành phố cũng mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp, mô hình dịch vụ giá trị gia tăng mới, tạo ra các không gian phát triển kinh tế mới dựa trên dữ liệu. Thành phố có thể xây dựng chiến lược chuyển đổi số đến năm 2030, hình thành mô hình chuyển đổi số cấp huyện, phát triển nền tảng chính quyền số, đô thị thông minh.”

Hải Phòng chớp thời cơ thúc đẩy dư địa trong các ngành phát triển

Năm 2023, Thành phố Hải phòng vẫn tiếp tục ổn định và phát triển, đạt và vượt 14/19 chỉ tiêu kinh tế – xã hội theo Kế hoạch năm. Thu nội địa ước đạt 42.500 tỷ đồng, đạt 135,66% dự toán Trung ương giao. Các hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, hiệu quả tích cực, thu hút vốn FDI ước đạt 3,5 tỷ USD, đứng thứ 2/63 tỉnh, vượt xa kế hoạch Hội đồng nhân dân thành phố giao (dự kiến thu hút từ 2-2,5 tỷ USD); Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) được xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố được xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) được xếp thứ 10/63 tỉnh thành phố. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) thuộc tốp 15 tỉnh, thành phố.

Thành phố đã vận động hiệu quả các tổ chức quốc tế để UNESCO công nhận Quần đảo Cát Bà – Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

Hải Phòng hiện là một trong 02 cảng biển xếp loại đặc biệt của cả nước, cùng với Bà Rịa Vũng Tàu. Định hướng, Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới, đồng thời là trung tâm logistic tầm quốc tế. Ngày 2/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký quyết định số 1516/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn, kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thuỷ nội địa; Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với ba trụ cột phát triển: dịch vụ cảng biển-logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng chuyển đổi số một cách cụ thể, thực tế và nhanh chóng, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức, Hội thảo chuyên đề kinh tế số với chủ đề “Thúc đẩy Chuyển đổi số doanh nghiệp Hải Phòng” (trong khuôn khổ Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2023) với sự tham gia chia sẻ, tư vấn của Mobifone, FPT, MISA,… đã mang lại nhiều thông tin hữu ích.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA chia sẻ: “Hải Phòng có vị thế đặc biệt quan trọng, là trung tâm, động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; Chuyển đổi số không chỉ tạo ra sự phát triển cho Hải Phòng, mà còn là động lực, là sợi dây liên kết kéo theo sự phát triển của cả vùng kinh tế bắc bộ. Vị thế thì luôn đi kèm với trách nhiệm lớn. VINASA kỳ vọng, các cấp lãnh đạo của Hải Phòng sẽ phát huy được tinh thần dấn thân, dám làm, dám đột phá để tạo ra được kỳ tích cho Hải Phòng trong thời gian tới, đưa Hải Phòng thành thành phố phát triển vươn tầm khu vực và thế giới”

Ngoài các phiên hội nghị chính, Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2023 còn có hoạt động bên lề như Triển lãm nền tảng giải pháp số, giới thiệu thành tựu chuyển đổi số thành phố Hải Phòng với chủ đề “Thành tựu và giải pháp công nghệ” đến từ 20 gian hàng trưng bày trưng bày các tiện ích chuyển đổi số của Hải Phòng và các giải pháp chuyển đổi số từ các doanh nghiệp công nghệ lớn như Viettel, BKAV, FPT, Mobifone,…

Bảo Hà

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

VAA tăng cường hợp tác trong ngành Điện và Năng lượng với các đối tác Trung Quốc

Nội dung bản ghi nhớ nêu rõ, hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy, phát triển nguồn lực, phát huy tối đa các thế mạnh để cùng tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại. Thông qua việc thực hiện dự án và chuyển đổi kết quả, hai bên sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài, toàn diện và sâu sắc.

Những yếu tố quan trọng cần xem xét khi đánh giá an toàn cho cobot

Bài viết này sơ lược xem xét các yêu cầu của ISO/TS 15066 và cách robot vận hành phù hợp với ISO 10218-1 và 10218-2. Sau đó, xem xét các yếu tố phức tạp của sự cộng tác giữa con người và robot, bao gồm cả không gian hợp tác, các yếu tố liên quan đến an toàn robot, những chức năng an toàn bên ngoài cần thiết, cùng với các thiết bị mẫu như cảm biến tiệm cận, rèm ánh sáng, thảm liên kết,…

Trường Đại học SPKT Hưng Yên dành trọn 2 đội tham gia ABU Robocon 2024

Với số điểm cao hơn, SKH AUTOMATION đã trở thành nhà vô địch Robocon Việt Nam 2024. Cả hai đội SKH AUTOMATION và SKH - CK1 đều sẽ đại diện Việt Nam tham dự ABU Robocon 2024 diễn ra tại Quảng Ninh vào tháng 8 tới.

Nghiên cứu dành cho đào tạo ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa đạt giải Nhất Best Paper tại VCCA 2024

Bài báo cáo "Thiết kế bộ điều khiển bám sử dụng bộ điều khiển vận tốc tỷ lệ cải tiến và giải thuật xử lý ảnh cho hệ thống bóng-bàn” của nhóm tác giả Phùng Anh Tuấn, Phạm Xuân Thủy (đến từ Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn) đã dành được giải Nhất giải thưởng Best Paper tại VCCA 2024.

“Chuyển đổi số Quản trị khách hàng – CRM” có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp

Việc áp dụng các hoạt động chuyển đổi số, doanh nghiệp đã đạt được nhiều lợi thế trong mọi hoạt động từ tiếp thị, tuyển dụng, tài chính, đến tối ưu trong cả quy trình chăm sóc và quản lý khách hàng. Câu hỏi đặt ra: Vậy chuyển đổi số trong hoạt động chăm sóc và quản lý khách hàng mang tới hiệu quả gì cho doanh nghiệp?

Bài viết nổi bật

VAA tăng cường hợp tác trong ngành Điện và Năng lượng với các đối tác Trung Quốc

Nội dung bản ghi nhớ nêu rõ, hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy, phát triển nguồn lực, phát huy tối đa các thế mạnh để cùng tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại. Thông qua việc thực hiện dự án và chuyển đổi kết quả, hai bên sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài, toàn diện và sâu sắc.

Nhân lực chất lượng cao và vốn đầu tư: rào cản lớn cho ứng dụng tự động hóa vào thực tiễn Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam muốn hoàn thành sớm chuyển đổi số cũng như đưa tự động hóa vào sản xuất bắt buộc phải đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao

Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam chúc mừng nhân ngày KH và CN Việt Nam

Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam TSKH. Phan Xuân Dũng có thư chúc mừng các Hội thành viên, các đơn vị Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học, hội viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Sign Up
Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.