Trang chủDiễn đànCông nghiệp hỗ trợ: Sẵn thị trường, chúng ta làm được hay...

Công nghiệp hỗ trợ: Sẵn thị trường, chúng ta làm được hay không

Trước nhu cầu phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), từ năm 2007 đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước đã phê duyệt các đề án, ban hành nhiều nghị định, thông tư để thực hiện cơ chế, chính sách thúc đẩy cho CNHT phát triển. Đặc biệt, đầu năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 68/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ 2016 đến 2025 với mục tiêu chung đến năm 2020, sản phẩm CNHT đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất nội địa, đến 2025, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 65% nhu cầu cho sản xuất nội địa.

Đến nay, bên cạnh một số lĩnh vực cụ thể đã tăng tỷ lệ nội địa hóa đáng kể như điện tử, dệt may, sản xuất kim loại thì còn nhiều ngành tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm CNHT vẫn còn rất thấp. Mục tiêu chung chỉ mới đạt được từ 10 -15%. Hiệp hội doanh nghiệp CNHT cho biết, hiện Việt Nam mới chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp là đủ mạnh để tham gia được vào thị trường CNHT.

Một thực tế khác là ở Việt Nam doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 98% số doanh nghiệp trong cả nước, và chỉ có 21% số doanh nghiệp này liên kết được với chuỗi cung ứng nước ngoài. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan (30%), Malaysia (46%).

Diễn đàn CNHT Việt Nam 2019 thu hút rất nhiều doanh nghiệp trong ngành tham gia cũng là tín hiệu vui cho CNHT trong thời gian tới – Ảnh Trà Giang

Theo bà Trương Thị Chí Bình – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là không đáp ứng được giá theo yêu cầu do chi phí đầu vào cao; không đáp ứng được đơn hàng theo yêu cầu; thiếu tiêu chuẩn quản lý phù hợp, ví dụ các yêu cầu về bắt buộc dán nhãn an toàn. Nhãn này không khó nhưng lại đắt đỏ. Hay là nhãn 169-49 quy định bắt buộc cho các sản phẩm xuất khẩu. Theo bà Bình, nhãn 169-49 mang lại giá trị cho doanh nghiệp rất lớn, có được nhãn này coi như “có hộ chiếu toàn cầu”, cũng đắt đỏ nhưng đáng để doanh nghiệp theo đuổi. Ngoài ra là các tiêu chuẩn ISO 9001, 2000, 5000,…

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao, thiếu doanh nghiệp cung cấp mặt hàng công nghiệp hỗ trợ, dẫn đến phải nhập khẩu, đội giá lên chính là nguyên nhân dẫn đến giá thành sản phẩm không cạnh tranh được. Chính phủ có kêu gọi quốc gia khởi nghiệp, tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo lại hầu như không có người tham gia do vốn lớn mà mức hộ trợ chưa đủ mạnh. Ngoài ra, thuế phí không chính thức đối với doanh nghiệp sản xuất CNHT hiện vẫn còn là gánh nặng.

Bà Bình cũng cho biết, Hiệp hội đã giúp doanh nghiệp Việt Nam kết nối rất nhiều, sau kết nối các doanh nghiệp đã nhận được nhiều khách hàng tìm hiểu nhưng thường sau khi nhận được báo giá là không quay trở lại do báo giá của doanh nghiệp Việt Nam thường cao, tối thiểu cũng phải cao hơn 12% so với các doanh nghiệp Thái Lan, Indonexia, thậm chí cao hơn 40%.

“Do đó không phải doanh nghiệp Việt Nam không sản xuất được cái ốc vít đảm bảo chất lượng mà là không sản xuất được với giá cả cạnh tranh”, bà Bình nhấn mạnh.

Cũng từ chia sẻ của bà Bình tại Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ 2019 do Công ty Reed Tradex tổ chức thấy rõ thị trường CNHT rộng lớn nhưng yêu cầu ngày càng cao. Đặc biệt trong ngành công nghiệp điện tử, với ngành ô tô còn cao hơn nữa. Nhà cung cấp không chỉ yêu cầu chất lượng mà còn môi trường sản xuất, tài chính, công nghệ, trách nhiệm xã hội, độ minh bạch rõ ràng mới tham gia được vào mạng lưới toàn cầu.

JETRO cho biết, năm 2018, số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 630 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ. Theo kết quả khảo sát năm 2018, khi được hỏi về kế hoạch triển khai hoạt động trong thời gian từ 1 đến 2 năm tới, có gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư vào Việt Nam trả lời rằng “muốn mở rộng hoạt động kinh doanh”. Con số này tính trong phạm vi các nước ASEAN cũng thuộc top đầu. Tuy nhiên, một trong những khó khăn là tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện còn thấp.

Ông Hironobu Kitagawa – Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội nhấn mạnh: “Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 36.3%. Tuy có tăng hằng năm nhưng vẫn còn thấp so với tỷ lệ của Trung Quốc 66%, tỷ lệ của Thái Lan 57%. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu từ các nước xung quanh như Thái Lan, Trung Quốc. Đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí và rủi ro lớn cho doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế tạo tại Việt Nam, đồng thời cũng là nguyên nhân gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất trung và dài hạn tại Việt Nam”.

Trả lời cầu hỏi làm thế nào để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu và phụ tùng cho doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, ông Hironobu Kitagawa khẳng định: “Trong lĩnh vực nào yếu tố đầu tiên cũng là con người. Cần đào tạo con người để chia sẻ công nghệ. Nếu doanh nghiệp hai bên tích cực chia sẻ, trao đổi thông tin sẽ sẽ nâng cao được năng lực. Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, để tập trung nguồn lực nâng cao năng lực. Cần có thông tin cập nhật, tìm đối tác tin cậy trong cùng lĩnh vực để nâng cao năng lực nội địa hóa của mình”.

Ông Hironobu Kitagawa – Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội trao đổi với báo chí bên lề diễn đàn – Ảnh Trà Giang

Trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phần lớn do doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm nhận. Tuy nhiên, những hạn chế về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là một trong những vấn đề còn tồn đọng. “Nếu giải quyết được những vấn đề nêu trên sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chú ý, quan tâm đến ngành sản xuất, chế tạo của Việt Nam. Và hơn nữa, có khả năng Việt Nam sẽ được thế giới công nhận là có kỹ thuật sản xuất, chế tạo cao”. Ông Hironobu Kitagawa nhấn mạnh

Ngoài ra, Chính phủ cần có chính sách rõ ràng hơn, muốn tập trung phát triển lĩnh vực nào, ô tô, điện tử,… vì mỗi lĩnh vực có nguyên vật liệu và phụ tùng khác nhau.

Ở góc độ của doanh nghiệp, một đại diện đến từ doanh nghiệp Việt Nam, là đối tác cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho Công ty Toyota Việt Nam chia sẻ: Để cởi trói cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực CNHT hiện nay, các cấp quản lý cần tạo chính sách mang lại cho doanh nghiệp cần câu chứ không phải là con cá. Vị đại diện này cho rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều mà cứ đầu tư máy móc mới thì không cạnh tranh được. Trong khi có những dây chuyển tuy tuổi thọ đã 10 hay 15 năm nhưng mà vẫn sử dụng được 20 – 30 năm nữa, không gây ô nhiễm môi trường nhưng doanh nghiệp của chúng ta không ai dám đứng ra nhập vì không biết hải quan có cho thông quan không, đi rất nhiều nơi để xin giấy xác nhận,… Trong khi đó, các nước Thái Lan, Ấn Độ, Indonexia họ chỉ mua các dây chuyền đó trong vòng một tuần là xong. Như vậy sẽ mất cơ hội mua cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vậy thì để cho công nghiệp của chúng ta phát triển thì cũng cần có cơ chế làm rõ loại máy công cụ nào được nhập khẩu và tạo điều kiện về mặt thời gian.

Tuy còn nhiều vấn đề hạn chế, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm CNHT còn chậm so với nhu cầu của thị trường nhưng cũng đã có nhiều tín hiệu vui từ sau khi có Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016 – 2025 và nhiều chính sách được ban hành. “Khi Samsung mới đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam có thể nội địa hóa tại Việt Nam là 0%. Chúng ta thường hay nói Việt Nam đến những con ốc vít nhỏ còn chưa sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn của họ. Nhưng đến nay đã đạt trên 30% sản phẩm hỗ trợ trong điện thoại của hãng. Không riêng gì Samsung mà các công ty nước ngoài khác có đầu tư sản xuất tại Việt Nam cũng đã tăng tỷ lệ nội địa hóa lên rất là nhiều như Mitsubishi, LG,…”, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết.

Trong 2 năm trở lại đây, năng lực chế tạo cũng như năng lực thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam tiến bộ rất nhiều. Và bà Trương Thị Chí Bình cũng nhấn mạnh: Bây giờ chúng ta không phải đi tìm kiếm thị trường, thị trường rất là sẵn, chỉ có điều chúng ta có làm được hay không.

Trà Giang

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Nhân lực chất lượng cao và vốn đầu tư: rào cản lớn cho ứng dụng tự động hóa vào thực tiễn Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam muốn hoàn thành sớm chuyển đổi số cũng như đưa tự động hóa vào sản xuất bắt buộc phải đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao

Đầu tư bằng hình thức đối tác công – tư (PPP) trong bối cảnh mới của TP. Hồ Chí Minh

Nối tiếp những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2023, Kỳ I Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2024 tập trung bàn luận các nội dung xoay quanh chủ đề “Đầu tư bằng hình thức đối tác công - tư (PPP) trong bối cảnh mới của Thành phố Hồ Chí Minh” gồm 2 phiên Trù bị và Toàn thể.

Nắm bắt xu hướng phát triển nền kinh tế sáng tạo

Tư duy về kinh tế sáng tạo giúp hoàn thiện chính sách để các ý tưởng sáng tạo có đủ điều kiện, chu trình từ hình thành, sản xuất, cung ứng, phân phối và kể cả xuất khẩu. Từ đó, mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế, lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp và thu nhập cao hơn cho người lao động

Năm mới nói chuyện mới: Xây dựng nền tảng pháp lý cho hội nghề nghiệp

Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, vì thế cần áp dụng thông lệ quốc tế trong đào tạo, quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong xã hội, trong đó có các hội nghề nghiệp. Tuy nhiên, vai trò của hội nghề nghiệp trong vấn đề này chưa được coi trọng.

Phát triển công nghiệp bán dẫn theo phương châm “Làm đúng ngay từ đầu”

Phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trình độ thế giới là mục tiêu chiến lược đặc biệt quan trọng. Đây là quá trình phát triển ngành công nghiệp non trẻ nhưng có triển vọng rất lớn, tạo dựng và nâng cấp vị thế quốc tế đất nước.

Bài viết nổi bật

VAA tăng cường hợp tác trong ngành Điện và Năng lượng với các đối tác Trung Quốc

Nội dung bản ghi nhớ nêu rõ, hai bên sẽ cùng nhau thúc đẩy, phát triển nguồn lực, phát huy tối đa các thế mạnh để cùng tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại. Thông qua việc thực hiện dự án và chuyển đổi kết quả, hai bên sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài, toàn diện và sâu sắc.

Nhân lực chất lượng cao và vốn đầu tư: rào cản lớn cho ứng dụng tự động hóa vào thực tiễn Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam muốn hoàn thành sớm chuyển đổi số cũng như đưa tự động hóa vào sản xuất bắt buộc phải đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao

Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam chúc mừng nhân ngày KH và CN Việt Nam

Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam TSKH. Phan Xuân Dũng có thư chúc mừng các Hội thành viên, các đơn vị Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học, hội viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Sign Up
Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.