Trang chủSự kiệnChính trị - Xã hộiBộ Công Thương chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch tại các...

Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh

Ngày 13/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo quyết liệt tại Hội nghị trực tuyến quán triệt về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở công nghiệp và thương mại; cân đối cung cầu, bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu và một số định hướng phát triển ngành trong thời gian sắp tới.

Cần quán triệt, xử lý nghiêm các đơn vị sai phạm để công tác phòng chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả cao

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, trong lần dịch thứ 4 này trọng điểm chống dịch của cả nước tập trung vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy sản xuất kinh doanh, các cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, chợ truyền thống,… đây là những nơi tập trung đông lao động nhất cả nước.

Hiện nay, Việt Nam có gần 400 khu công nghiệp đã thành lập, 30 khu kinh tế cửa khẩu, 20 khu kinh tế ven biển, tổng lao động trực tiếp ở các khu này là gần 4 triệu lao động. Trong khi đó, khu vực thương mại có 800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại, gần 9.000 chợ với các hộ kinh doanh cá thể, 600 nghìn nhà hàng. Cụm công nghiệp có 700 cụm và khoảng 600 nghìn lao động. Đây là những nơi tập trung đông người, do phải duy trì sản xuất kinh doanh nên bắt buộc phải hoạt động sản xuất nếu không sẽ đứt gãy nền kinh tế.

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Công Thương đã liên tục có các văn bản đôn đốc các địa phương khẩn trương triển khai Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19 tại các cơ sở sản xuất công nghiệp và chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Song, theo báo cáo của Bộ Y tế, các địa phương chưa quan tâm đúng mức tới việc triển khai Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19. Mặc dù công tác chỉ đạo hướng dẫn bằng văn bản đầy đủ, nhưng việc triển khai chưa nghiêm túc, các vi phạm xử lý chưa nghiêm túc, ý thức phòng chống dịch của chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh,… chưa tốt. Người lao động vẫn tập trung đông người sau giờ làm việc.

Chính vì vậy, tại nhiều khu công nghiệp, cơ sở kinh doanh đã xuất hiện ca nhiễm dịch Covid-19. Thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định, nếu không phòng chống dịch tốt tại các cơ sở kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp,… thì sẽ không thể thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa để kịp thời có phương án xử lý các bất ổn về cung cầu; phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch,…

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, việc tăng cường đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ. Nếu để tình trạng dịch bệnh lây lan phức tạp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, cung ứng hàng hóa, gây hậu quả nặng nề đến tình hình kinh tế – xã hội của đất nước. Lãnh đạo các địa phương cần phối hợp, quán triệt phương châm “4 tại chỗ”. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các cấp quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quản lý doanh nghiệp, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc tổ chức triển khai phòng chống dịch tại đơn vị.

Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện đó là tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, nhà hàng,… trên địa bàn về việc thực hiện các yêu cầu, biện pháp phòng chống dịch.

Hương Duyên 

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Hội thảo Khu vực AI Connect II của Chính phủ Hoa Kỳ với các đối tác chính

Từ ngày 22 - 24/4/2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Hội đồng Đại Tây Dương phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ đã tổ chức Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của các đại diện đến từ 15 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn cần cơ chế đột phá

Tại buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn,…

Bài viết nổi bật

Rạng Đông ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm nhà máy, chiều 26/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều đối tác trong nước.

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
  • Sign Up
Lost your password? Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.