Trang chủDoanh nghiệp - Sản phẩmXuất khẩu xanh: xu thế tất yếu

Xuất khẩu xanh: xu thế tất yếu

Tại Diễn đàn “Đẩy mạnh liên kết hướng đến xuất khẩu xanh” đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp của các nhà quản lý, chuyên gia nhằm hướng đến mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nói chung, xuất khẩu xanh nói riêng trong thời gian tới.

• Tạo động lực cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu qua HCM City Export 2023

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023 sụt giảm. Nguyên nhân đến từ việc phải đáp ứng các quy tắc xuất xứ hàng hóa; chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ…; nguồn nguyên liệu không ổn định, giá thành sản xuất cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu; rào cản và bảo hộ thương mại như thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, dư lượng hay chương trình thanh tra riêng biệt, quy tắc xuất xứ, khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), môi trường, trách nhiệm xã hội, lao động.

Diễn đàn “Đẩy mạnh liên kết hướng đến xuất khẩu xanh” trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh 2023 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) đã nêu ra 10 giải pháp, đó là:

  • Cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh;
  • Triển khai thực hiện tốt đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
  • Đẩy mạnh việc xây dựng TCVN, QCVN, thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia, phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế;
  • Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU, Trung Đông, Nga, Châu Phi, Asean;
  • Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP);
  • Tăng cường các biện pháp tháo gỡ các rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại của các nước;
  • Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa thủy sản xuât khẩu của Việt Nam;
  • Tiếp tục theo dõi sát biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là diễn biến xung đột thương mại;
  • Tăng cường các biện pháp chống gian lận xuất xứ để bảo vệ hàng hóa thủy sản xuât khẩu của Việt Nam;
  • Chủ động để phối hợp, triển khai các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm thủy sản có thế mạnh của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Phân bổ cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu tại Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thay đổi và phát triển, đang tự khẳng định mình mỗi ngày trên trường quốc tế. Không chỉ được biết đến là nước đang phát triền và tiềm năng kinh tế dồi dào. Nước ta còn được biết đến bởi hệ thống công trình công cộng an sinh ngày càng được hoàn thiện. Hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, nâng cao mức sống cho cư dân trên nhiều khu vực các tỉnh thành khác nhau trên cả nước.

Dưới góc nhìn của GS.TSKH. Nguyễn Mại – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã nêu rõ 3 vấn đề trong việc hiện đại hóa hạ tầng kinh thế, xã hội nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu đó là:

Hoàn thành xây dựng các quy hoạch ngành quốc gia, các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành để làm cơ sở bổ sung, chỉnh sửa nâng cao chất lượng và có tầm nhìn dài hạn đối với các quy hoạch cơ sở hạ tầng, lập các dự án chuyên ngành, huy đông vốn đầu tư, bảo đảm phát triển cân đối, hài hòa giữa các nghành, địa phương và vùng lãnh thổ.

Hạ tầng Logistics phục vụ xuất khẩu tại Việt Nam.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ logistic lớn có khả năng kết nối tốt với các cảng biển, cảng hàng không, các tuyến vận tải chính.

Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế số, bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống, nhất là mạng lưới điện, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng băng thông rộng quốc gia, hạ tầng điện toán đám mây, quản trị dữ liệu quốc gia, hạ tầng dịch vụ định danh và xác thực điện tử tin cậy.

Trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thì xanh hóa các ngành kinh tế nhằm mục tiêu chuyển đổi, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Cửa khẩu và tuyến đường sắt Bắc – Nam phục vụ trung chuyển hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam.

TS. Võ Trí Thành – Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương chia sẻ: “Thế giới đang thay đổi mạnh mẽ với nhiều xu hướng lớn về địa-chính trị, hội nhập, liên kết và đối kháng, lối sống và tiêu dùng, công nghệ với cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với rủi ro và bất định luôn trực chờ. Do đó, câu chuyện thay đổi tư duy, quan tâm tới tính xanh của chuỗi cung ứng, tính xanh trong thương mại quốc tế không còn là câu chuyện mới mẻ đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam”.

“Cùng với đó là những thay đổi về chất trong nhìn nhận vấn đề tăng trưởng và phát triển từ tăng trưởng kinh tế sang phát triển bền vững, bao trùm; từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh; từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn; từ kinh tế thực sang kinh tế thực-số, kinh tế số; từ thị trường sang thị trường cùng một nhà nước, xã hội thúc đẩy sáng tạo; từ tự do hóa thương mại, đầu tư sang tự do hóa cùng tạo dựng các chuỗi cung ứng hiệu quả xanh, có khả năng chống chịu. Do đó, đòi hỏi của cách mạng trong tiêu dùng được dẫn dắt bởi tầng lớp trung lưu và thế hệ trẻ, nhất là gen Z sẽ ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu và thương mại toàn cầu trong thời gian tới”, TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Do đó, trong chiến lược “Tăng trưởng xanh” năm 2021 của Chính phủ đã đề ra 4 nhóm mục tiêu: Cường độ phát thải trên GDP so với 2014 giảm ít nhất 15% đến năm 2030 và 30% đến năm 2050; Xanh hóa các ngành kinh tế; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.

Ông Nguyễn Duy Minh – Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam chia sẻ: “Sản xuất xanh, xuất khẩu xanh và tăng trưởng xanh là những vấn đề phát triển kinh tế thường xuyên được đề cập tới trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh này, để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra ngày càng nhiều và khắt khe hơn, các doanh nghiệp Việt phải nỗ lực đáp ứng. Nếu như doanh nghiệp không chủ động chuyển mình để phù hợp với nhu cầu của thời đại thì sẽ không có đơn hàng”.

Việt Nam đang thay đổi mô hình tăng trưởng với phương thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên sang mô hình tiêu dùng xanh, sống xanh và phát triển bền vững. Việc đầu tư cho quá trình chuyển đổi đang là thách thức phải vượt qua với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, chuyển đổi sang sản xuất xanh đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ cao, chi phí tiêu dùng xanh ban đầu cũng sẽ cao nhưng đều mang lại lợi ích bền vững cho người tiêu dùng và xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

Đạm Lê Quang

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Lần đầu đưa chó robot vào làm việc tại Đại hội thể thao châu Á – Asiad 19

Tại nội dung ném đĩa, ban tổ chức của Asiad 19 sắp xếp nhiều chó robot tự động chạy nhặt đĩa về sau khi vận động viên ném đi. Một người làm nhiệm vụ này có thể phải chạy 7,2 km mỗi buổi thi.

Cơ hội phân phối các thiết bị vô tuyến công suất thấp của Nhật Bản tại Việt Nam

Circuit Design hiện là công ty sản xuất hàng đầu Nhật Bản về các thiết bị vô tuyến công suất thấp tiên tiến. Công ty hiện đang muốn tìm nhà phân phối tại thị trường Việt Nam. 

Fortinet khẳng định khả năng cung cấp giải pháp bảo mật tích hợp toàn diện

Fortinet vừa được vinh danh ở vị trí “Challenger” trong báo cáo Gartner® Magic Quadrant™ 2023 cho giải pháp single-vendor SASE . Fortinet được đánh giá cao về khả năng thực thi và tầm nhìn.

Thúc đẩy đối thoại về bền vững qua Diễn đàn Kinh tế Xanh 2023

EuroCham Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế xanh (GEF) 2023 vào ngày 2/11 tại Hà Nội. Sự kiện bao gồm các cuộc đối thoại về phát triển bền vững, phiên họp toàn thể cấp cao và các phiên hội nghị chuyên đề, quy tụ các lãnh đạo đầu ngành, các nhà hoạch định chính sách và những người ủng hộ chính sách bền vững của châu Âu và Việt Nam.

FPT Shop và F.Studio đồng loạt giao iPhone 15 Series chính hãng đầu tiên đến khách hàng trên toàn quốc

Vào lúc 0 giờ 01 phút ngày 29/9/2023, hệ thống FPT Shop & F.Studio by FPT trên toàn quốc đã chính thức lên kệ iPhone 15 Series chính hãng.

Bài viết nổi bật

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 tăng 1,98%

Ngành công nghiệp 9 tháng năm 2023 tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,98%

Cơ hội phân phối các thiết bị vô tuyến công suất thấp của Nhật Bản tại Việt Nam

Circuit Design hiện là công ty sản xuất hàng đầu Nhật Bản về các thiết bị vô tuyến công suất thấp tiên tiến. Công ty hiện đang muốn tìm nhà phân phối tại thị trường Việt Nam. 

Chính phủ Mỹ tài trợ cho Việt Nam 2 triệu USD để phát triển lĩnh vực bán dẫn

Việt Nam và Mỹ tuyên bố khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó Chính phủ Mỹ sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.