Trang chủTin hotXây dựng bệnh án điện tử với ứng dụng AI trong y...

Xây dựng bệnh án điện tử với ứng dụng AI trong y tế – tiết kiệm, chính xác, hiệu quả

AI được đưa vào y tế đang là một trong những lĩnh vực tiềm năng, đột phá và phát triển mạnh nhất hiện nay, hứa hẹn sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành Y tế trong những năm tới.

Chiều 22/2, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức hội thảo ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế. Tại hội thảo, với sự góp mặt của nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành Y tế đã nêu ra hiệu quả của AI, đẩy mạnh phát triển ngành Y tế của các nước trên toàn cầu. Theo lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, thị trường AI trong y tế tăng trưởng đến 40%, đây là một con số lớn. Y tế luôn luôn là một lĩnh vực rộng và đặt ra những bài toán khó cả trong quản lý và chuyên môn. Do đó, rất cần đến ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.

alt

Toàn cảnh Hội thảo ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành y tế

Với sự phát triển của công nghệ, ngành Y tế đang ngày càng nhận được những sự hỗ trợ lớn từ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong hoạt động khám, chuẩn đoán bệnh, xác định phác đồ điều trị cho bệnh nhân và quản lý bệnh viện. Để công việc chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt hơn, Bộ Y tế đã và đang đẩy mạnh phát triển y tế thông minh. Trong đó, việc triển khai bệnh án điện tử tại các cơ sở khám chữa bệnh sẽ được bắt buộc triển khai ngay từ tháng 3/2019.

Trong giai đoạn 2024 – 2028, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử. Bệnh án điện tử (EMR) là phiên bản số của hồ sơ bệnh án, được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương bệnh án giấy quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Theo GS.TS Hồ Tú Bảo, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản: Bệnh án điện tử là nguồn tài nguyên quý báu cho khám chữa bệnh nghiên cứu y học và AI là công cụ cơ bản cho phép khai thác bệnh án điện tử. Trong báo cáo tại hội thảo này, GS.TS Hồ Tú Bảo đã chia sẻ về chủ đề Ứng dụng AI trong xây dựng và khai thác bệnh án điện tử ở thế giới và Việt Nam. Đây là những thành phần cốt lõi của hạ tầng số ngành Y tế trong thời chuyển đổi số.

alt

GS.TS Hồ Tú Bảo, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản

Trước đó, bệnh án giấy chỉ dùng riêng lẻ được từng bệnh án của từng người bệnh; bệnh án điện tử sẽ bao gồm 2 loại dữ liệu: 01 là ghi chép lâm sàng (văn bản), 2 là dữ liệu cận lâm sàng (số đo máy móc đưa lại như dữ liệu hình ảnh, xét nghiệm). Bệnh án điện tử (EMR) do từng bệnh viện tạo ra và lưu giữ theo chuẩn quy định. Hồ sơ sức khỏe điện tử (HER) chia sẻ và trao đổi EMR giữa các bệnh viện để tạo Cơ sỡ dữ liệu (CSDL) hồ sơ khám sức khỏe điện tử.

Từ 01/3/2019 Bệnh án điện tử được đưa vào sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh theo Thông tư số 46/2018/TT-BYT; Thông tư này quy định việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Hồ sơ bệnh án điện tử được lập, cập nhật, hiển thị, ký số, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bệnh án điện tử phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy và phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử; tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân. Thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa 12 giờ, kể từ khi có y lệnh khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp thời gian khám, chữa bệnh kéo dài trên 12 giờ hoặc có sự cố về công nghệ thông tin thì thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử tối đa không quá 24 giờ.

Tại Việt Nam, bệnh viện Vân Đồn là nơi đầu tiên làm bệnh án điện tử đúng theo chuẩn, chính xác và minh bạch. GS.TS Hồ Tú Bảo chia sẻ về sự án đang nghiên cứu, AI sẽ rút ngắn thời gian khám bệnh; AI hỗ trợ bác sỹ kê đơn thuốc để chống sai sót trong chỉ định, chống chỉ định thuốc, dự đoán hiệu ứng phụ khi dùng thuốc, tương tác thuốc khi kê đơn,… Theo đó, GS.TS Hồ Tú Bảo cũng giới thiệu kết quả xây dựng một số công nghệ nền về AI để khai thác bệnh án điện tử ở Việt Nam như: dùng nhận dạng tiếng nói để tạo bệnh án điện tử, nghiên cứu về sử dụng thuốc ở Việt Nam, gợi ý phác đồ điều trị cho bệnh nhân,…

Việc xây dựng bệnh án điện tử cũng như nhiều công trình nghiên cứu sử dụng công nghệ AI trong ngành Y tế giúp cho bác sỹ và bệnh nhân rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, bệnh lý được xác định chính xác, thời gian chờ đợi rút ngắn, đồng thời giảm rủi ro, sai sót thông qua việc cảnh báo tương tác thuốc, sự trùng lặp của trong các toa thuốc.

Thách thức ứng dụng AI trong y tế tại Việt Nam

Việc ứng dụng AI trong y tế là một bước phát triển vượt bậc, theo GS Nguyễn Tiến Dũng, Đại học Toulouse, Pháp trình bày tại hội thảo: Năm 2018 thị trường AI trong y tế đạt hơn 2 tỷ USD, dự đoán 2025 đạt trên 36 tỷ USD chiếm 20% toàn bộ thị trường AI. AI sẽ làm giảm chi phí khám chữa bệnh đến 50% và tăng hiệu quả khám chữa bệnh 40%. Riêng Mỹ, trong 10 năm tới, AI sẽ làm cho Mỹ tiết kiệm mỗi năm khoảng 150 tỷ USD, cả thế giới khoảng 500 tỷ USD vào 2026.

alt

Tọa đàm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành y tế

Hiện nay, một số dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xác định và chuẩn đoán các bệnh về da, ung thư, xương khớp đang được triển khai cho một số khách hàng trên thế giới. Chẳng hạn như dự án ứng dụng AI để xác định lượng cơ, mỡ bên trong cơ thể dựa trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính với độ chính xác trên 90% giúp các bác sĩ chuẩn đoán bệnh, đưa ra phác đồ điều trị thích hợp,…

Ví dụ tại Việt Nam, hiện nay tập đoàn FPT đã đưa ứng dụng AI vào xây dựng hệ thống quản lý bệnh viện – FPT.eHospital. Đây là phiên bản mới ứng dụng nhiều công nghệ 4.0, giúp lãnh đạo bệnh viện quản lý toàn bộ hoạt động với các số liệu trực tuyến theo thời gian thực, tích hợp chữ ký số, bệnh án điện tử,… hướng đến xây dựng bệnh viện không giấy tờ; tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh theo hướng nhanh – gọn – chính xác, giảm thời gian, khối lượng công việc, thủ tục hành chính; nâng cao công suất, hiệu suất bệnh viện; quản lý chặt chẽ tài chính, chống thất thoát, tăng thu, giảm chi,… Vì vậy, bệnh viện có thể phục vụ hàng chục triệu bệnh nhân/năm.

Như vậy, ngoài bệnh án điện tử, Trí tuệ nhân tạo (AI) còn được ứng dụng sâu rộng trong rất nhiều chức năng của ngành y tế như sổ y tế điện tử bao gồm cả bệnh án điện tử; theo dõi chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hàng ngày; khám chữa bệnh điện tử; phòng bệnh và phát hiện bệnh từ sớm, như bệnh tim mạch, bệnh ung thư; chuẩn đoán bệnh dựa trên phân tích hình ảnh y tế; điều trị; y tá ảo; nghiên cứu tìm thuốc mới (nhờ có AI thời gian tìm ra thuốc mới bằng ¼ so với trước đây); đào tạo bác sĩ (trình độ bác sĩ sẽ tốt lên). AI sẽ làm giảm chi phí khám chữa bệnh đến 50% và tăng hiệu quả khám chữa bệnh đến 40%.

Tại Việt Nam, AI trong y tế đang được chú trọng, ông Phạm Xuân Viết, Phó Cục trưởng cục CNTT Bộ y tế cho biết: Y tế đang tập trung và kêu gọi các doanh nghiệp thực hiện các nghiên cứu phát triển ứng dụng trong thực tiễn các sản phẩm khám chữa bệnh. Cũng đã thí điểm 1 vài phần mềm, hệ thống của nước ngoài nhưng rất trân trọng những hệ thống AI do người Việt phát triển.

Hiện tại, AI trong y tế tại Việt Nam có bước tiến nhất định, theo GS.TS Hồ Tú Bảo: Mặt bằng AI của Việt Nam và các nước vẫn còn lệch nhau nhiều. Trong ngành AI nếu nói về số ứng dụng (mang tính định tính) thì Nhật Bản gấp mình khoảng 15-20 lần. Nhưng số lượng người Việt Nam làm AI và có trình độ cao không ít. Khoảng cách của mình không xa nhau lắm. Trong 10 năm vừa rồi, nhiều bạn học toán giỏi đã chuyển sang nghiên cứu Machine learning. Nếu đếm số người thì mình cũng tương đương. Có những ngành khoa học mình cách xa họ nhưng với Machine learning thì mình không bị khoảng cách lớn so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Ông Nguyễn Tiến Dũng cũng khẳng định: AI là cái mới mình muốn nhảy vào và bắt kịp rất dễ, có thể cạnh tranh ngay. Đây là cuộc chơi mới, cơ hội lớn cho người Việt Nam.

Tuy nhiên, ngoài thuận lợi, AI trong y tế tại Việt Nam cũng gặp những rào cản nhất định trong đó có hoạt động đào tạo nhân lực. Theo GS Nguyễn Tiến Dũng: Cộng đồng AI tại nước ngoài cũng có giới hạn, điều quan trọng nhất là phải có chiến lược đào tạo, hướng học toán ngay từ phổ thông, học theo hướng mới, không học gạo. GS.TS Hồ Tú Bảo nhận định: Phải có chiến lược dài để có đội ngũ chuyên gia giỏi. Bắt đầu từ đào tạo, đào tạo toán học từ chương trình phổ thông. Lâu nay dậy toán cho người làm toán, phải thay đổi là dạy toán cho người dùng toán. Dạy theo hướng vừa có đại trà vừa có tinh hoa.

Ở góc độ của cơ quan quản lý, ông Phạm Xuân Viết, Phó Cục trưởng cục CNTT Bộ Y tế chia sẻ: “Hành lang pháp lý cho ứng dụng CNTT là thách thức chung, trong thời gian tới chúng tôi sẽ xem xét để có thể giải quyết vấn đề này”. Bên cạnh đó ông Viết cũng cho thấy một tín hiệu khả quan rằng: “Chúng tôi sẽ suy nghĩ để tạo ra cơ sở dữ liệu lớn để tạo điều kiện cho cộng đồng công nghệ nghiên cứu. Khẳng định đây là lĩnh vực Bộ Y tế rất quan tâm và sẽ tạo điều kiện để cộng đồng, doanh nghiệp tham gia. Nếu chúng ta không đầu tư nghiên cứu sẽ tụt hậu”.

Tạp chí Tự động hóa ngày nay, số tháng 3 năm 2019

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về AI để bảo vệ nhân quyền

Ngày 21/3, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Các trường ngoài công lập ở Hà Nội được yêu cầu không thu phí giữ chỗ

Thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 22/3 yêu cầu các cơ sở giáo dục ngoài công lập không thu tiền giữ chỗ. Sở sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.