Vũ khí chính xác cao (phần 2)

Tiếp theo bài báo Vũ khí chính xác cao – VKCXC (phần 1) đã tập trung phân loại, phương pháp áp dụng và các dạng mục tiêu tấn công điển hình của các hệ vũ khí chính xác cao. Phần 2 của bài báo sẽ đi sâu phân tích thành phần, nguyên lý hoạt động của tổ hợp bảo vệ, vô hiệu hóa vũ khí chính xác cao.

 Việc xây dựng các phương pháp, nguyên lý làm việc cho tổ hợp thiết bị bảo vệ, vô hiệu hóa các cuộc tấn công sử dụng VKCXC với đầu laser tự dẫn bán chủ động luôn được các bên phòng thủ quan tâm, nghiên cứu, phát triển.

Phương pháp thứ nhất xây dựng tổ hợp bảo vệ dựa trên cơ sở trinh sát phát hiện việc chiếu xạ tia laser của đối phương chiếu vào đối tượng cần bảo vệ và bên phòng thủ tạo sẵn mục tiêu giả (ở khoảng cách an toàn) được hình thành từ tạo giả chiếu xạ tia laser như thông số của đối phương. Sau đó tiến hành tạo vết của tia laser chiếu xạ giả được di chuyển ngẫu nhiên từ đối tượng bảo vệ đi đến vị trí mục tiêu giả nhằm làm lệch hướng bám của VKCXC.

Cận cảnh đầu tự dẫn của bom laser (nguồn http://www.ausairpower.net/APA-PLA-GBU)

Phương pháp thứ hai xây dựng tổ hợp bảo vệ hiệu quả dựa trên cơ sở bố trí chuỗi các nguồn laser chiếu xạ giả phát xung laser vào không gian phía trên vùng các đối tượng bảo vệ và mục tiêu giả. Sau khi phát hiện đối phương chiếu xạ laser nhằm vào một trong các đối tượng cần bảo vệ, hệ bảo vệ sẽ được kích hoạt tự động trước tiên thiết bị laser tạo giả gần nhất đối tượng bảo vệ, tiếp theo sẽ kích hoạt lần lượt các thiết bị laser tạo giả khác nhằm đưa VKCXC bám vào mục tiêu giả. Về kỹ thuật, thực chất phương pháp bảo vệ hiệu quả này sẽ thực hiện các công đoạn: phát hiện xung laser chiếu xạ vào đối tượng; đo đánh giá thông số chu kỳ lặp các xung này; phát các xung laser nhiễu đồng bộ (có thông số như laser chiếu xạ thật) để tác động lên đầu laser tự dẫn bán chủ động của VKCXC. Các laser nhiễu đồng bộ là các nguồn phát laser công suất đơn phổ tần, tạo giả cấu trúc không – thời gian của tín hiệu laser chỉ thị mục tiêu nhằm làm lệch hướng dẫn vào một hoặc một số mục tiêu giả. Phương pháp thứ hai thường được sử dụng để bảo vệ các đối tượng cố định  (kích thước lớn và kích thước nhỏ). Tổ hợp thiết bị bảo vệ có các khối và phần tử điển hình sau:

  • Bộ pháp hiện xung laser chiếu xạ trực tiếp;
  • Bộ pháp hiện xung laser phản xạ từ đối tương bảo vệ;
  • Các nguồn phát chiếu xạ giả;
  • Các mục tiêu giả;
  • Khối thiết bị điều khiển;
  • Khối thiết bị hiển thị;
  • Nguồn điện nuôi ổn áp.

 Bộ pháp hiện xung laser chiếu xạ trực tiếp nhằm phát hiện thời điểm đối tượng bảo vệ bị đối phương chiếu xạ và thường được bố trí ngay trên đối tượng cần bảo vệ tại vị trí có khả năng cao bị chiếu xạ. Bộ pháp hiện xung laser phản xạ từ đối tương bảo vệ nhằm phát hiện sự tán xạ của xung laser chiếu xạ từ đối tượng bảo vệ và thường đặt trực tiếp bên cạnh đối tượng với trường nhìn của thiết bị bao trùm bề mặt đối tượng bảo vệ.

Các nguồn phát laser chiếu xạ giả có chức năng phát các xung laser công suất lớn theo lệnh từ khối thiết bị điều khiển và được bố trí bên cạnh đối tượng bảo vệ hoặc là ở ngay trên đối tượng. Các mục tiêu giả là các đối tượng vật lý có bề mặt tán xạ phù hợp để chiếu xạ từ các nguồn phát chiếu xạ giả chỉ thị mục tiêu. Ví dụ, như từ thực tế, có thể tạo mục tiêu giả từ các vật khối giả đối tượng được làm bằng gỗ và sơn trắng.

Bom laser LT-3 (nguồn http://www.ausairpower.net/APA-PLA-GBU)

Khối thiết bị điều khiển có chức năng đo các thông số tín hiệu laser chiếu xạ chỉ thị mục tiêu; kích hoạt các thiết bị phát giả chỉ thị mục tiêu; đồng bộ và điều khiển các thành phần khác trong tổ hợp. Khối thiết bị hiển thị có chức năng lựa chọn và hiển thị các chế độ làm việc của tổ hợp, hiển thị và báo hiệu về khả năng làm việc của các thành phần trong tổ hợp.

Lưu ý, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy loại tổ hợp gây nhiễu laser nêu ở trên thường chỉ có hiệu quả khi sử dụng để chống lại lớp VKCXC được dẫn laser xây dựng trên nguyên lý có mã hóa tần số lặp xung cố định. Tuy vậy, các hệ VKCXC dẫn laser hiện đại có thể được nâng cấp dùng mã hóa tần số lặp xung biến thiên khiến loại tổ hợp gây nhiễu laser nêu trên không còn hiệu quả.

Một khó khăn nữa khi bảo vệ các đối tượng kích cỡ lớn, hoặc các đối tượng nhóm phân tán, là việc phát hiện được chiếu xạ laser trực tiếp và đo thông số có thể là nhiệm vụ quá phức tạp, đó là do thiết bị chỉ thị mục tiêu laser hiện đại có khả năng tạo vết chiếu xạ có bán kính chỉ cỡ 2 m từ khoảng cách 10 Km. Với kịch bản này, để phát hiện được sự việc chiếu xạ laser trực tiếp, tổ hợp bảo vệ cần trang bị một số lượng lớn cảm biến được bố trí dải dọc theo vùng của từng đối tượng bảo vệ. Điều này sẽ khiến tăng thêm độ phức tạp về cấu trúc hệ thống điều khiển, tăng giá thành và giảm độ tin cậy trong tác chiến. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ này, có thể hoàn thiện tổ hợp bảo vệ theo phương pháp khác được đề xuất trong sáng chế РФ No 2401411C2 (LB Nga) dựa trên nguyên lý xây dựng tổ hợp gây nhiễu laser phân bố không gian – phân cách sử dụng phát xung laser tạo  giả chỉ thị mục tiêu ở phần không gian nửa bán cầu trên từ cụm một số điểm phát laser giả hướng lên không gian được bố trí gần vùng đối tượng (chứ không dùng cách tạo vết chiếu xạ mục tiêu giả lên mặt phẳng đặc biệt). Sau đó tổ hợp bảo vệ sẽ điều khiến lần lượt hoạt động các nguồn phát laser chiếu xạ giả có thông số giữ chậm điều chỉnh để đồng bộ đáp lại hoạt động xung laser chiếu xạ thật (như vậy, theo phương pháp này, tổ hợp bảo vệ không cần phải đo và đánh giá chu kỳ lặp xung laser chiếu xạ). Đầu tự dẫn laser của VKCXC sẽ tập trung hướng vào trung tâm năng lượng là điểm nằm giữa vùng bố trí các nguồn phát nhiễu laser xung quanh. Khi đó quỹ đạo VKCXC sẽ bị dẫn bám sai lệch khỏi đối tượng bảo vệ, cũng như không thể hiệu quả phá hủy hệ gây nhiễu laser.

Nguyễn Tăng Cường

Vũ khí chính xác cao – VKCXC (phần 1)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Tối ưu tự động hóa quy trình với Ethernet-ALP: từ hiểu biết đến hành động

Ethernet-APL sẽ thay đổi quá trình tự động hoá trên thế giới bằng cách thực hiện tốc độ truyền dữ liệu lớn, liền mạch đồ thị liên thông Ethernet tới các thiết bị hiện trường. Nó giải quyết các thách thức bao gồm nguồn điện, băng thông, hệ thống cáp, khoảng cách và việc sử dụng trong những môi trường nguy hiểm.

Cải thiện độ tin cậy, đảm bảo an toàn và giảm lượng khí thải carbon bằng cáp VFD

Cáp VFD được sử dụng trong môi trường điện khắc nghiệt và phải chịu được nhiệt độ cao, tiếp xúc với nước, dầu, các hóa chất khác nhau. Chỉ định các loại cáp đó là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải xem xét các đặc tính cách điện khác nhau, bao gồm khả năng chịu được sóng phản xạ và điện áp khởi động corona, che chắn, tuyến cáp để bảo vệ EMC và các yêu cầu của UL, NEC, và NFPA.

Trường Đại học Thành Đông chủ trì Hội thảo quốc tế về “Điện, Năng lượng và Điều khiển học 2023”

Trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác nhằm kết nối với các nhà khoa học, kỹ sư và sinh viên trên toàn thế giới đang nghiên cứu, làm việc và học tập trong lĩnh vực Điện, Năng lượng và Điều khiển, Trường Đại học Thành Đông tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế về Điện, Năng lượng và Điều khiển học năm 2023 (ICPEC 2023).

Đường đến công nghiệp 4.0 bắt đầu từ chuyển đổi xử lý tín hiệu điều khiển

Các thiết bị hiện trường kết hợp các cảm biến, bộ truyền động mang lại khả năng xử lý tín hiệu thông minh và khả năng liên lạc mạnh mẽ nhưng chúng thường hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt nhất. Vậy làm thế nào để thích ứng với công nghiệp 4.0?

UAV hiện đại trong xung đột quân sự và xu hướng phát triển

Để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng hiện đại trong khí tài quân sự, các nhà phát triển UAV của Nga đang tập trung thực hiện nhiều dự án với định hướng cho UAV: bốn cánh; nhiều cánh quạt; trực thăng; và một số thiết kế mà thoạt nhìn khá lạ mắt.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.