Trang chủBản tin CovidVirus SARS-CoV-2 đã biến đổi hơn 6.600 lần

Virus SARS-CoV-2 đã biến đổi hơn 6.600 lần

Virus SARS-CoV-2 đã biến đổi hơn 6.600 lần kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát cuối năm 2019 đến nay.

Virus SARS-CoV-2 biến đổi hơn 6.600 lần kể từ khi được phát hiện cuối năm 2019 (Ảnh: Straits Times).

Straits Times dẫn lời Tiến sĩ Sebastian Maurer-Stroh, giám đốc điều hành Viện Thông tin Sinh học thuộc Cơ quan Khoa học Singapore, cho biết virus SARS-CoV-2 đã trải qua hơn 6.600 lần đột biến riêng biệt ở protein gai kể từ khi nó được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019.

Virus biến đổi bất cứ khi nào xảy ra “sai sót” trong quá trình sao chép. Điều này có thể dẫn đến việc thêm vào, xóa đi hoặc thay đổi bộ gen di truyền của virus. Nếu sai sót đó làm tăng khả năng sinh tồn của virus thì virus bản sao của những sai sót đó sẽ tồn tại lâu hơn, thậm chí áp đảo phiên bản ban đầu.

Ví dụ đột biến D614G bắt đầu lây lan mạnh hồi tháng 2 năm ngoái và giờ đây nó được phát hiện trong tất cả các mẫu virus cho dù đó là biến chủng nào. Đột biến này phổ biến đến mức nó được đặt tên theo nhóm riêng gọi là G. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đột biến nhóm G làm tăng khả năng lây lan, truyền bệnh của virus, nhưng không có nghĩa độc tính của nó cao hơn, cũng như không làm ảnh hưởng đến việc chẩn đoán, điều trị và sử dụng vắc xin.

Trong nhóm phụ của nhóm G có nhóm GRY dùng được đặt tên cho biến chủng B.117 phát hiện ở Anh và nó chiếm ưu thế kể từ tháng 7 năm ngoái, thậm chí thay thế hoàn toàn chủng ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là tại sao SARS-CoV-2 biến chủng nhiều như vậy, nhưng WHO chỉ phân loại ra 4 biến chủng “đáng lo ngại”, gồm biến chủng phát hiện ở Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ, và một số biến chủng “đáng quan tâm”.

Biến chủng thuộc nhóm “đáng lo ngại” được đánh giá là có khả năng lây lan cao hơn, hoặc độc lực cao hơn hoặc kháng vắc xin mạnh hơn, trong khi biến chủng thuộc nhóm “đáng quan tâm” có mức độ nghiêm trọng thấp hơn.

Tiến sĩ Maurer-Stroh lý giải, không phải tất cả các đột biến đều khiến virus biến đổi theo những hướng trên, do vậy, đa số biến chủng của virus không đáng lo ngại.

Thông thường, biến chủng chứa từ 5-15 đột biến. Sở dĩ, nhiều người gọi biến chủng B.1.617 ở Ấn Độ là biến chủng “đột biến kép” ngầm chỉ ra rằng biến chủng của Ấn Độ có chứa 2 đột biến chiếm ưu thế khiến nó dễ lây lan hơn, trong khi thực tế nó có nhiều hơn 2 đột biến.

Covid-19 khởi phát vào cuối năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Dịch đã nhanh chóng lây lan và trở thành đại dịch toàn cầu. Đến nay, thế giới đã ghi nhận gần 160 triệu ca mắc, trong đó hơn 3,3 triệu người đã tử vong. Một tổ chức nghiên cứu của Mỹ mới đây ước tính, số ca tử vong thực tế có thể gấp đôi so với thống kê.

Sự xuất hiện của các biến chủng “đáng lo ngại” khiến nhiều quốc gia phải vật lộn với đợt bùng dịch nghiêm trọng chưa từng có. Trong khi Mỹ, tâm dịch lớn nhất thế giới, được cho là sắp kiểm soát được Covid-19 nhờ chương trình tiêm chủng, ở tâm dịch lớn thứ hai – Ấn Độ – tình hình vẫn chưa có nhiều khả quan. Mỗi ngày Ấn Độ ghi nhận hàng trăm nghìn ca mắc và hàng nghìn ca tử vong vì đại dịch. Một số nước ở châu Á cũng đang căng mình chống dịch.

Theo Dân Trí

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Smart City Asia 2024: Ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh trong phát triển đô thị thông minh

Thành phố thông minh đang là xu thế phát triển chung của các đô thị trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng đó. Chính phủ xác định phát triển đô thị bền vững, thông minh là hướng đi có tính đột phá để nâng cao vị thế của Việt Nam.

Giải thưởng Sao Khuê 2024 nổi bật với nhiều giải pháp AI

169 Nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc được trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho thấy nhiều giải pháp số được ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Đầu tư bằng hình thức đối tác công – tư (PPP) trong bối cảnh mới của TP. Hồ Chí Minh

Nối tiếp những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2023, Kỳ I Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2024 tập trung bàn luận các nội dung xoay quanh chủ đề “Đầu tư bằng hình thức đối tác công - tư (PPP) trong bối cảnh mới của Thành phố Hồ Chí Minh” gồm 2 phiên Trù bị và Toàn thể.

Phát triển thị trường băng thông di động Việt Nam nâng cao hiệu quả chuyển đổi số

Báo cáo khảo sát về chất lượng dịch vụ viễn thông di động, cố định và điện toán đám mây 2024 cho thấy, ở mảng dịch vụ băng thông rộng di động, Viettel Telecom xếp hạng cao nhất về chất lượng dịch vụ. Trong khi, MobiFone dẫn đầu về chăm sóc khách hàng và chương trình khuyến mãi. 

Chung sức trồng 2.700 cây xanh vì một Việt Nam xanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Chương trình trồng cây “TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh” nhằm mục đích nâng cao chất lượng và giá trị các hệ sinh thái rừng, phát huy vai trò của rừng và cây xanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Bài viết nổi bật

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần nhận thức rõ quản lý năng lượng trong chuyển đổi ESC

Chương trình CafeTech với chủ đề “Định hướng phát triển khu chế xuất Tân Thuận và vai trò của quản lý năng lượng trong việc chuyển đổi ESG” đã giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tác động đến môi trường và phát triển bền vững trong tương lai gần.

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.