Trang chủĐổi mới công nghệChuyển đổi sốViện CDIT với tâm huyết mang làn sóng số đến vùng nông...

Viện CDIT với tâm huyết mang làn sóng số đến vùng nông thôn

Mang làn sóng số đến với bà con vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa để thay đổi cuộc sống của họ. Mục tiêu này đang được Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông CDIT theo đuổi hơn 5 năm nay và đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trước thềm xuân mới Tân Sửu 2021, TĐHNN có dịp được TS. Cao Minh Thắng – Phó Viện trưởng Viện CDIT chia sẻ thêm về những điều tâm huyết trong thời gian tới.

TS. Cao Minh Thắng – Phó Viện trưởng Viện CDIT. Ảnh CDIT

TĐHNN: Để tiến tới nền kinh tế số thì chuyển đổi số (CĐS) cần diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Viện CDIT hiện cũng có nhiều giải pháp công nghệ cho CĐS ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng dường như lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đang là tâm huyết của viện?

TS. Cao Minh Thắng: Theo kết quả tổng điều tra năm 2019, dân số ở khu vực nông thôn Việt Nam là 63.149.249 người, chiếm 65,6%. Con số này cho thấy nông thôn vẫn là nơi tập trung dân cư chính nhưng ít được tiếp cận với các giải pháp số hiện đại.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp lâu đời và nông nghiệp cũng là nền tảng kinh tế xã hội quan trọng của Việt Nam ở bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử.

Ngoài ra, thời gian gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển mình quan trọng với nhiều mô hình sản xuất quy mô lớn, có quy trình nuôi trồng bài bản, khoa học.

Những phân tích sơ bộ cho thấy nông nghiệp và nông thôn là khu vực đang có nhiều thay đổi nhanh chóng và rất cần các giải pháp CĐS phù hợp.

TĐHNN: Vậy mục tiêu mà CDIT đặt ra là gì, thưa tiến sĩ?

TS. Cao Minh Thắng: Trong kinh nghiệm nông nghiệp của người Việt Nam có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Trong các nhân tố này, “cần” là một yếu tố rất quan trọng. “Cần” là cần cù, chăm chỉ trong lao động chân tay và trí óc. Nông nghiệp hiện đại không chỉ cần những con người chỉ biết một nắng hai sương mà còn cần những nhà nông thông thái, chịu khó học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức khoa học, kĩ thuật,… và đặc biệt là chuyên nghiệp trong sản xuất.

Thực tế cũng cho thấy, chỉ có tuân thủ chặt chẽ quy trình thì năng suất chất lượng nông sản mới được đảm bảo, đặc biệt là với các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường quốc tế. Đây cũng là một vấn đề khó, không chỉ là vấn đề công nghệ mà cả ở ý thức chuyên nghiệp của nguồn nhân lực, vốn không phải thế mạnh của lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.

Điểm mấu chốt trong sự chuyên nghiệp là ý thức tuân thủ các quy trình sản xuất, trong đó có rất nhiều chi tiết nhỏ, lặp đi lặp lại cũng như các rủi ro cần phát hiện sớm xử lý kịp thời trong mỗi vụ sản xuất. Sự chi tiết này càng phức tạp khi quy mô sản xuất lớn, nhiều mùa vụ, nhiều loại nông sản và đặc biệt khi lượng nhân công tham gia lớn. Khi đó, nhà quản lý sẽ gặp phải thách thức rất lớn là làm sao kiểm soát được chặt chẽ và đánh giá chính xác nhân viên cũng như phát hiện sớm các bất thường từ đó hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.

Mục tiêu trong các hướng nghiên cứu hiện nay của Viện công nghệ Thông tin và Truyền thông CDIT hiện nay đưa ra giải pháp giúp nhà quản lý nông nghiệp giải quyết được vấn đề rắc rối này.

Chỉ cần có Smart phone nhân viên công ty kinh doanh nước sạch đã có thể rút ngắn thời gian và lấy chỉ số đồng hồ nước chính xác. Giải pháp đang được CDIT triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước. Ảnh CDIT

TĐHNN: Đến nay Viện CDIT đã có những giải pháp công nghệ nào phục vụ cho CĐS khu vực nông thôn?

TS. Cao Minh Thắng: Giải pháp được triển khai rộng rãi nhất hiện nay của Viện CDIT là giải pháp ghi chỉ số đồng hồ nước ezWater (https://ezwater.vn/). Đây là giải pháp rất hữu ích cho các nhà máy nước tại các địa bàn nông thôn, giúp rút ngắn thời gian, giảm chi phí nhân công và tăng độ chính xác khi ghi chỉ số đồng hồ nước. Tính đến tháng 12 năm 2020, ezWater đã được triển khai trên địa bàn 17 tỉnh với khoảng hơn 400.000 đồng hồ.

Giải pháp thứ hai là giải pháp hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá ezCheck (http://ezCheck.vn). Giải pháp này được rất nhiều doanh nghiệp và nhà phân phối nông sản sử dụng để chứng minh nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng. Trung bình hàng năm có đến hàng triệu sản phẩm đã được tem nhãn truy xuất nguồn gốc ezCheck.

TĐHNN: Lợi ích của CĐS thì đã rõ. Theo tiến sĩ, những nội dung nào có thể triển khai CĐS ở khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay để mang lại hiệu quả cho người dân?

TS. Cao Minh Thắng: Có thể nói CĐS đã đem lại sự thay đổi rất lớn với đời sống kinh tế xã hội các vùng nông thôn. Hiệu quả nhất đầu tiên phải kể đến đó là các giải pháp truyền thông số giúp người dân có thể kết nối với thế giới để quảng bá, giao dịch các sản phẩm hàng hoá, văn hoá và du lịch và cũng từ đó tiếp thu các tiến bộ của cộng đồng. Tiếp đó là các giải pháp giúp quản lý công việc sản xuất trong một số lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Ngoài ra, các giải pháp liên quan đến thủ tục hành chính, doanh nghiệp,… cũng rất cần thiết để đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực này.

TĐHNN: Tiến sĩ nhìn thấy thách thức nào khi triển khai các giải pháp CĐS cho khu vực nông nghiệp nông thôn?

TS. Cao Minh Thắng: Thách thức lớn nhất để triển khai các giải pháp CĐS trong nông nghiệp và nông thôn chính ý thức và trình độ của các tổ chức sản xuất. Với đa phần các tổ chức nhỏ, nhận thức về tầm quan trọng của CĐS chưa thực sự tốt. Bên cạnh đó, với trình độ sản xuất còn hạn chế, mức độ tự động hoá thấp cũng khá khó khăn khi áp dụng các giải pháp CĐS. Ngoài ra, chi phí triển khai CĐS cũng là một vấn đề quan trọng với các tổ chức vừa và nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn mới hình thành và các thời điểm khó khăn về thị trường đầu ra.

TĐHNN: Vậy với vai trò là người tham gia quản lý ở viện nghiên cứu chuyên ngành, tiến sĩ thấy các viện, tổ chức KHCN cần được Nhà nước hỗ trợ cơ chế chính sách như thế nào để tham gia hiệu quả vào quá trình CĐS quốc gia?

TS. Cao Minh Thắng: Như một nhu cầu tất yếu, các tổ chức KHCN luôn cần sự hỗ trợ của Nhà nước các nguồn lực để nghiên cứu và phát triển các giải pháp CĐS.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các hỗ trợ để kết nối giữa các tổ chức KHCN với các đối tượng CĐS thông qua các hoạt động truyền thông, marketing và thậm chí là các chi phí hỗ trợ sử dụng giải pháp CĐS cho các tổ chức vừa nhỏ ở giai đoạn ban đầu khi mới thành lập và các thời điểm khủng hoảng kinh tế.

Cảm ơn những chia sẻ đầu năm của tiến sĩ và chúc CDIT sẽ thực hiện được nhiều tâm huyết của mình!

Hữu Cao

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

EuroCham Việt Nam giới thiệu tân Chủ tịch năm 2024

Ngày 27/3/2024, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) đã công bố Hội đồng quản trị năm 2024, bổ nhiệm ông Dominik Meichle - Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam làm Tân Chủ tịch.

Tuyên dương và trao bảo trợ tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh năm 2023

Trong suốt 31 năm qua Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh đã góp phần phát hiện, tập hợp, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ đóng góp cho thành phố và đất nước, với hàng trăm tài năng trẻ đã được tuyên duyên và bảo trợ.

Tháng 2 năm 2024 chứng kiến nhiều vụ tấn công ransomware nhất trong 3 năm

Tháng 2 năm 2024 được xem là thời điểm ghi nhận nhiều cuộc tấn công ransomware nhất trong 3 năm trở lại đây, với tổng số 416 trường hợp tấn công trên toàn cầu, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2023 và 124% so với năm 2022.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày 27-28/6

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố hướng dẫn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, trong đó có lịch thi cụ thể. Dự kiến năm nay sẽ có khoảng một triệu thí sinh tham dự kỳ thi. 

Các trường ngoài công lập ở Hà Nội được yêu cầu không thu phí giữ chỗ

Thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 22/3 yêu cầu các cơ sở giáo dục ngoài công lập không thu tiền giữ chỗ. Sở sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.