Trang chủSự kiện nổi bậtTuổi trẻ nắm bắt Trí tuệ nhân tạo cho công cuộc chuyển...

Tuổi trẻ nắm bắt Trí tuệ nhân tạo cho công cuộc chuyển đổi số

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những công nghệ then chốt, là công nghệ mũi nhọn trong việc phát triển của một quốc gia – PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoài (Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo) nhấn mạnh trong buổi trò chuyện với các sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo và vai trò của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay” vào ngày 10/5.

Đây là buổi sinh hoạt chuyên đề do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Bkap cùng Viện Trí tuệ Nhân tạo nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức về AI cũng như những thách thức, cơ hội mà AI mang lại,  từ đó biết nắm bắt công nghệ này, vận dụng vào chuyên môn của mình, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang – Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung, lĩnh vực giáo dục nói riêng, việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng to lớn tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh hiệu quả, đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học. Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh từ đó giúp cho việc học tốt hơn, dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ, trong đó có AI đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian và không gian.

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoài chia sẻ về Trí tuệ nhân tạo với sinh viên Học viên Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh Hương Duyên

Trí tuệ nhân tạo là một ngành thuộc khoa học máy tính, là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục đích giúp máy tính có thể tự động hóa hành vi thông minh như con người. Ngày nay trí tuệ nhân tạo đã góp phần thay đổi sâu sắc nhiều khía cạnh của cuộc sống, dần trở thành một yếu tố quan trọng trong hoạt động muôn màu. Bên cạnh đó trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đóng góp vai trò giúp cho sinh viên và giáo viên tối ưu hóa và tự động hóa trong việc giảng dạy và học tập – Bà Giang nhấn mạnh.

Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoài, mục đích của AI là làm sao để các robot có thể thông minh như con người, có nhận thức, có lý trí và thậm chí có cả tình cảm. Chính vì vậy AI hiện nay là một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong công việc. Song việc sử dụng AI làm sao cho hiệu quả, tránh lạm dụng cũng như phụ thuộc vào AI theo ông Nguyễn Xuân Hoài, người dùng cần biết chọn lọc, phân tích thông tin một cách khách quan, cụ thể, tránh để AI “lừa” khi sử dụng nó.

Thực tế hiện nay cho thấy, AI đang dần thay đổi cuộc sống của chúng ta, AI được xây dựng với mục tiêu được mô phỏng ở một số hành vi cho trí tuệ và con người, không nhất thiết phải có lý trí, tình cảm và đơn giản xem hành vi nào của con người được coi là trí tuệ thì AI cũng làm được điều đó. Chính vì vậy trong 10 năm gần đây, AI phát triển rất mạnh. Theo ông Nguyễn Xuân Hoài, để làm được các hệ thống AI hiện nay đòi hỏi ít nhất có 3 yếu tố: con người; dữ liệu; hạ tầng tính toán (siêu máy tính, điện toán đám mây được phát triển rất mạnh trong vòng 10 năm gần đây, nó là tiền đề để có thể xây dựng được các hệ thống AI và các hệ thống AI lớn). CMCN4.0 là tiền đề để phát triển AI vì liên quan đến câu chuyện số hóa mọi hoạt động của chúng ta, từ sản xuất kinh doanh, nghệ thuật,… mọi thứ đều đc số hóa để đưa lên không gian số.

Nhiều sinh viên thắc mắc liệu AI có làm giảm sự sáng tạo của con người trong học tập và công việc. Ảnh Hương Duyên

Ông Hoài cho rằng, AI là một trong những công nghệ then chốt, mũi nhọn hàng đầu. Không phải ngẫu nhiên có gần 60 quốc gia đã đưa ra chiến lược phát triển AI quốc gia trong đó có Việt Nam vì nó là công nghệ quan trọng nhất, quyết định cho việc thắng thua, sự phát triển và văn minh của các quốc gia trên thế giới trong bối cảnh hiện nay.

Chia sẻ về ứng dụng AI trong ngành báo chí, truyền thông, PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoài cho biết, thời điểm hiện nay với các công nghệ AI về xử lý thông tin, con người cần tập trung vào chỗ nào mà AI không làm được và quan trọng là phải biết sử dụng công nghệ về AI. Các công ty truyền thông, báo chí, truyền hình trên thế giới đang bắt đầu sử dụng công nghệ AI như ChatGPT để làm sao thúc đẩy nhanh và hiệu quả hơn quá trình làm và xử lý xuất bản thông tin. Nếu sinh viên không biết được điều này, không nắm được điều này thì rõ ràng xin việc rất khó.

Sau những phân tích, chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoài, nhiều sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền rất hứng thú với những gì đã được nghe, được biết và nhiều sinh viên đã có những câu hỏi xoay quanh việc liệu AI khi được phát triển một cách tốt hơn thì nó có triệt tiêu sự sáng tạo của con người, đặc biệt là sinh viên?

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoài cho biết, đây là một trong những vấn đề đang gây tranh cãi, con người cần làm chủ được AI, nếu chúng ta không làm chủ được AI thì mọi chuyện sẽ xảy ra. Ông Hoài cho rằng cần có những phân định rạch ròi, con người làm gì và AI làm gì, con người cần làm những cái sáng tạo hơn để không dẫm chân vào những việc của AI.

Hương Duyên

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

ICTComm 2023: Cuộc trình diễn quốc tế lớn nhất về Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông

Triển lãm Quốc tế về Viễn Thông, Công nghệ Thông Tin & Truyền thông - Vietnam ICTComm 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 8 - 10/6/2023, tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.

Gắn kết các mục tiêu tăng trưởng xanh, hướng đến phát triển bền vững

Ngày 31/5/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) và Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA) đồng tổ chức Lễ công bố chương trình xét chọn và trao danh hiệu “Doanh nghiệp Xanh” năm 2023.

Ngăn ngừa tình trạng lái xe khi có nồng độ cồn: kinh nghiệm từ Nhật Bản

Bên cạnh việc đề cập tới kết quả thử nghiệm sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn tại Việt Nam, hội thảo còn giới thiệu các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại Việt Nam và các biện pháp ngăn chặn lái xe khi có nồng độ cồn tại Nhật Bản.

Đẩy quan hệ hợp tác song phương Ấn Độ – Việt Nam

Ngày 30/5/2023, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo thông tin các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam nói chung, giữa Ấn Độ và các tỉnh thành phía Nam Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.

Hơn 100 công nghệ chuyển đổi số giáo dục được giới thiệu tại Techmart 2023

Techmart Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục năm 2023 giới thiệu các công nghệ, giải pháp sẵn sàng chuyển giao trong lĩnh vực giáo dục của hơn 50 viện nghiên cứu, trường đại học, các nhóm khởi nghiệp,…

Bài viết nổi bật

Tôn vinh các công trình xuất sắc tại Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam

Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2022 đã khen thưởng 43 công trình đoạt giải gồm: 4 giải Nhất, 9 giải Nhì, 15 giải Ba và 15 giải Khuyến khích. Đồng thời, khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Giải thưởng.

Infineon quyết tâm phát triển chip điện tử tại Việt Nam

Công ty Infineon Technologies AG mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam bằng việc khai trương Văn phòng mới tại Hà Nội với quy mô lớn hơn và thành lập Trung tâm R&D tập trung nghiên cứu chip điện tử.

Từ 1/6 người dân được cấp tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa công bố kế hoạch chính thức cấp phát các đuôi tên miền mới gắn với chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Ba đuôi tên miền mới gồm AI.VN (lĩnh vực trí tuệ nhân tạo), ID.VN (thương hiệu cá nhân trực tuyến), IO.VN (Công nghệ số, nền tảng số) sẽ được mở cho người dân đăng ký sử dụng từ ngày 1/6.