Trang chủGiáo dụcNguồn nhân lựcTừ nữ kỹ sư đến nhà khoa học tương lai: quyết tâm...

Từ nữ kỹ sư đến nhà khoa học tương lai: quyết tâm sẽ đến đích

Chỉ cần có quyết tâm, có định hướng đúng đắn thì con đường trở thành nhà khoa học của các nữ kỹ sư hoàn toàn rộng mở. Đây là tinh thần cốt lõi được các diễn giả chia sẻ tại buổi Tọa đàm “Nữ kỹ sư và Nhà khoa học tương lai” tổ chức tại Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN) sáng ngày 7/5/2022.

Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa của Bách khoa Hà Nội lọt Top cao của bảng xếp hạng QS World Ranking
Tổng kết Lap2Market: 3 nhóm nghiên cứu được ký thoả thuận nguyên tắc thúc đẩy đầu tư từ Quỹ BKFun

Tiếp động lực cho các nữ kỹ sư tương lai tự tin bước vào con đường khoa học

Tọa đàm tiếp sức “Nữ kỹ sư và Nhà khoa học tương lai” là một phần trong chuỗi hoạt động của Dự án nữ Kỹ sư tương lai – Định hướng nghề nghiệp và Tăng cường kết nối được tài trợ bởi Đại sứ quán Hoa Kỳ và Mạng lưới cựu sinh Chính phủ Hoa Kỳ trong khuôn khổ Quỹ Tài trợ nhỏ dành cho cựu sinh (Alumni Small Grant). Chương trình diễn ra với sự phối hợp của Chi hội Nữ trí thức thuộc ĐHBKHN và các thành viên trong dự án.

Mục tiêu của chương trình tọa đàm nhằm cung cấp thông tin, chia sẻ hành trình học tập, nghiên cứu, làm việc tại nước ngoài của những đại diện tri thức tiêu biểu trong ngành kỹ thuật, khoa học, nghiên cứu; tăng cường giao lưu kết nối giữa các thế hệ sinh viên nữ và những nữ chuyên gia, nữ tri thức tiêu biểu trong ngành kỹ thuật, khoa học, nghiên cứu; nâng cao nhận thức của các nữ sinh về định hướng phát triển nghề nghiệp, tạo động lưc giúp thế hệ nữ sinh tiếp tục phấn đấu, đóng góp của sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, bà Trần Thị Thu Phương – sáng lập Mạng lưới hiệu quả năng lượng Việt Nam (EEN-Vietnam), thành viên dự án cho biết: “Dự án kỹ sư tương lai hoạt động với mục tiêu nâng cao vị thế của nữ giới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Đầu năm 2022, nhóm kỹ sư Việt Nam đầu tiên đã chào đón 20 nữ kỹ sư là các nhà khoa học, doanh nhân nữ tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Chúng tôi tin tưởng rằng dự án sẽ góp phần khẳng định được năng lực cũng như cơ hội thành công cho nữ giới thông qua những tấm gương cụ thể và lan tỏa đến các nữ sinh tại các trường đại học khoa học kỹ thuật tại Việt Nam. Đây cũng là lý do hôm nay tọa đàm được tổ chức. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ tâm huyết của các diễn giả sẽ góp phần trao đổi, giải đáp những tâm tư, những câu hỏi về định hướng nghề nghiệp cho các bạn sinh viên”.

Bà Trần Thị Thu Phương, sáng lập Mạng lưới hiệu quả Năng lượng Việt Nam (EEN-Vietnam), thành viên dự án chia sẻ tại tọa đàm.

Là một trong thành viên nòng cốt của Dự án Nữ kỹ sư và Nhà khoa học tương lai, GS.TS. Lê Minh Thắng – Giảng viên cao cấp Viện Kỹ thuật Hóa học, Chi hội trưởng Chi hội Nữ tri thức ĐHBKHN nhận định: “Nhận thấy đây là một chương trình rất có ý nghĩa và phù hợp với các nữ sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội nhất là trong bối cảnh nhà trường đang có chủ trương khuyến khích nữ sinh viên tham gia vào các ngành khoa học kỹ thuật. Đây cũng là chủ trương phù hợp với xu hướng chung của thế giới, là mục tiêu tài trợ của các tổ chức quốc tế như Đại sứ quán Mỹ và Mạng lưới cựu sinh tại Hoa Kỳ. Đại học Bách khoa Hà Nội cũng muốn thông qua tọa đàm này chia sẻ những kinh nghiệm học tập và làm việc của các nữ kỹ sư đi trước cho các em sinh viên – các nữ kỹ sư tương lai để các em cảm thấy yêu thích hơn ngành khoa học kỹ thuật mà mình đã lựa chọn và thêm sự tin tưởng vào lựa chọn tương lai của mình, khi mà chúng ta dấn thân vào con đường khoa học kỹ thuật nhiều khó khăn và vất vả nhưng cũng đầy tự hào và hạnh phúc”.

Ngoài việc truyền cảm hứng, tiếp thêm động lực cho nữ sinh viên, các diễn giả cũng chia sẻ cách thức cụ thể tiến lên con đường nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành mà các em đang theo học.

PGS.TS. Nguyễn Phạm Thục Anh – Giảng viên cao cấp Trường Điện – Điện tử (ĐHBKHN) chia sẻ về kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo đáp ứng với công nghệ 4.0: “Nghiên cứu khoa học giúp các bạn sinh viên nữ chúng ta có sự ghi nhận và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp của mình. Theo tôi, năm thứ nhất các bạn nữ cũng có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu. Bản thân tôi thấy việc học tập và nghiên cứu khoa học là sự tương hỗ lẫn nhau. Khi chúng ta làm nghiên cứu khoa học càng có điều kiện để thực thi, tìm hiểu sâu hơn những kiến thức các thầy các cô đã chuyển giao, đồng thời giúp các bạn nâng cao được điểm số”.

PGS.TS. Nguyễn Phạm Thục Anh cũng cho biết mặc dù là lĩnh vực kỹ thuật nhưng sinh viên nữ vẫn thường đưa ra được những ý tưởng mới lạ và có thể nói là rất là hữu hiệu cho những vấn đề được đặt ra. “Một câu hỏi mà có lẽ là rất nhiều bạn quan tâm đó là khi bạn muốn nghiên cứu khoa học nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Các bạn có thể bắt đầu ngay từ những tài sản của thầy cô giáo, từ đồ án 1 đến đồ án 2, đồ án chuyên ngành và đồ án tốt nghiệp đều có thể là những đề tài gợi lên những ý tưởng để các bạn nghiên cứu khoa học. TS. Nguyễn Phạm Thục Anh nhấn mạnh.

PGS.TS. Nguyễn Phạm Thục Anh chia sẻ với các sinh viên về kinh nghiệm nghiên cứu khoa học.

Chia sẻ góc nhìn đối với sự kỳ vọng từ nhà tuyển dụng, cơ hội cho giới nữ trong ngành kỹ thuật, bà Đinh Hoài Giang- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Secoin – Thành viên Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định: “Giới tính không quyết định nghề nghiệp, bình đẳng giới được thúc đẩy trong doanh nghiệp bởi phụ nữ có sự bền bỉ và tính kiên trì cao”.

Bà Đinh Hoài Giang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Secoin – Thành viên Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Thành công đến từ sự bền bỉ

Chia sẻ với các bạn sinh viên, PGS.TS. Nguyễn Thị Loan – Giảng viên cao cấp, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc Gia Hà Nội) nhấn mạnh: Sự bền bỉ, cách rèn luyện trong môi trường nghiên cứu khoa học, sẽ giúp các nhà khoa học nữ đạt được các nấc học vị cao hơn.

PGS.TS Nguyễn Thị Loan, Giảng viên cao cấp – Đại học Khoa học tự nhiên chia sẻ với sinh viên về các nỗ lực để đạt được nấc học vị cao hơn.

“Bạn không cần to lớn để bắt đầu, nhưng bạn phải bắt đầu để trở nên to lớn” là phương châm mà bà Trần Thị Thu Phương tiếp sức cho các nữ kỹ sư tương lai.

Một nữ kỹ sư tương lai ngoài những kiến thức cơ bản về khoa học, vốn ngoại ngữ, các em cần trang bị cho mình sự đam mê với công việc, phải trang bị cho mình một kỹ năng làm việc không chỉ là vai trò của một tri thức khoa học còn có kỹ năng trong cuộc sống, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ. Tìm thấy tương lai ở chính công việc phù hợp với mình và mình sẽ đạt được những kết quả mong đợi. Khi ra trường đi làm thực tế kỹ năng mềm rất quan trọng. Đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, làm kế hoạch, làm việc nhóm, đúng giờ,…. Những người thành đạt ngoài bảng điểm cao đều trang bị đủ những kỹ năng mềm đó. Các diễn giả cũng chung quan điểm, sinh viên hiện nay, các em mới chỉ học kiến thức cơ bản mà chưa có kỹ năng mềm, kỹ năng mềm không cần tìm kiếm xa xôi mà ngay từ khi ở trong nhà trường,…

Những băn khoăn thực tế và giải đáp tiếp thêm động lực

Làm thế nào để có cơ hội du học nước ngoài, hay đi nước ngoài nhiều năm như vậy làm sao để có thời gian quan tâm cho bản thân như yêu đương, xây dựng gia đình và khi có con có bị gián đoán công việc hay không, làm thế nào để cân bằng không chỉ là băn khoăn của sinh viên năm nhất Khoa Kỹ thuật hóa dược Phạm Thị Thu Trang mà còn của nhiều nữ kỹ sư tương lai khác.

Giải đáp câu hỏi này, PGS.TS. Nguyễn Phạm Thục Anh cho biết: Hiện tại học bổng cho sinh viên du học đã được mở ra rất nhiều, không còn khó khăn như thời xưa nữa. Sinh viên có thể tham gia các chương trình học bổng của Chính phủ Nhật Bản có mức hỗ trợ rất cao và nguồn có thể do Bộ Giáo dục Đào tạo của Nhật Bản giới thiệu. Nguồn này sinh viên có thể vào trang tổ chức về giáo dục Quốc tế của Nhật Bản để tìm hoặc trên trang Facebook của Chính phủ Nhật Bản. Ngoài ra, một số học bổng của châu Âu hay ở Mỹ có rất nhiều, chủ yếu sinh viên sẽ phải tự liên hệ với các giáo sư trước và tìm hiểu học bổng sau hoặc tìm nguồn từ facebook có tên VEF (nhóm Cộng đồng học viên). Đặc biệt kênh tìm kiếm tốt nhất là thầy giáo hướng dẫn trực tiếp, vì thầy cô có rất nhiều mối quan hệ từ thầy cô giáo cũ, bạn bè, đồng nghiệp cũng có thể giới thiệu kết nối cho mình. Diễn giả nhấn mạnh: “Nếu bạn học ngành cơ điện tử thì tôi là cái nguồn để bạn có thể hỏi và tôi sẽ giới thiệu bạn”. Các giáo sư ở Nhật rất thích sinh viên Việt Nam vì sự chăm chỉ, đặc biệt các sinh viên nữ, năm nào cũng nhận từ 2 đến 3 sinh viên Việt Nam. Chính vì điều này, sinh viên nữ hãy mạnh dạn, tuy lần đầu sẽ hơi khó khăn trong việc tìm học bổng, nhưng sau đó các bạn có kinh nghiệm sẽ dễ dàng hơn.

Nhằm giúp cho các bạn sinh viên có thêm kinh nghiệm trọng việc tìm hiếm học bổng, GS.TS. Lê Minh Thắng chia sẻ: Về học bổng sau đại học các bạn sinh viên có thể tìm kiếm chủ động qua các trang web hoặc gọi điện trực tiếp đến đại sứ quán các nước mà mình quan tâm hoặc vào trang web của trường chúng ta cần tìm hiểu, tìm kiếm giáo sư mà mình cảm thấy phù hợp sau đó trực tiếp hỏi giáo sư đó kết nối.

GS.TS. Lê Minh Thắng – Giảng viên cao cấp Viện Kỹ thuật Hóa học, Chi hội trưởng Chi hội Nữ tri thức ĐHBKHN.

Về việc cân đối của phụ nữ làm kỹ thuật, giữa công việc và gia đình, TS. Nguyễn Phạm Thục Anh bày tỏ quan điểm, việc học tập để có một công việc tốt là rất quan trọng và cần thiết nhưng các bạn nên giành chút thời gian để yêu đương, chăm chút cho bản thân, cứ yêu đi, yêu để thấy cuộc sống vui tươi hơn, đáng sống hơn, để nữ sinh kỹ thuật có thể mềm mại hơn, tuổi thanh xuân không bị lãng quên và trôi qua nhanh chóng. Khi học xong mới yêu đã quá lứa lỡ thì trong tiếc nuối, yêu giúp cho mình có động lực.

Một câu hỏi thú vị khác đến từ nữ sinh viên Nguyễn Huyền Trang – Khoa Thực phẩm – Viện Công nghệ sinh học và Công nghiệp thực phẩm (ĐHBKHN) rằng: Môi trường làm kỹ thuật hiện nay nam vẫn nhiều hơn nữ, làm thế nào để mình có thể giao tiếp tốt với bạn nam, thể hiện bản thân và trao đổi về kiến thức cũng như quan điểm của mình. Làm thế nào có thể nổi bật hơn bạn nam, để khẳng định nữ cũng làm tốt vai trò của mình với nhà tuyển dụng?

Trả lời câu hỏi này, bà Trần Thị Thu Phương chia sẻ: “Việc đầu tiên khi mình tham gia vào trong một tập thể, mình phải nhận diện mình là ai? Tại sao mình ở đây? mình có thể đóng góp gì trong tập thể?”. Khi bạn nhận diện ra được những vấn đề đó và biết được thế mạnh của mình ở đâu thì bạn thể hiện qua các giao tiếp, qua sự chia sẻ công việc của mình. Phải chuẩn bị tất cả những gì mà có thể giúp đỡ cho công việc mà mình sẽ giải quyết cùng tập thể, xác định mục tiêu rất quan trọng, cùng tham gia, đóng góp, xây dựng từ những việc nhỏ như vậy nó sẽ tạo ra được thương hiệu của bạn. Chúng ta muốn thể thể hiện mình trong một tập thể nhiều nam giới như vậy thì trước hết là chúng ta phải tự tin. Phải rèn luyện để tự tin, phải vượt qua cái tôi không ngần ngại.

Kết thúc chương trình, GS.TS. Lê Minh Thắng khẳng định học và phát triển tri thức, hiểu rõ mục tiêu, khẳng định mình mới thành công. Để làm được đều đó, phải có phương pháp học cụ thể, phân tích và ý thức được việc học, chủ động lý thuyết đi song hành với thực tế. Là người từng trải nghiệm trong lĩnh vực công việc của mình, GS.TS. Lê Minh Thắng đồng cảm với các nữ sinh kỹ sư bởi những khó khăn trong ngành kỹ thuật nặng nhọc, vất vả. Nhưng bù lại nữ kỹ sư sẽ xử lý mềm mại, cẩn thận, kiên trì và trách nhiệm, tâm huyết. “Hãy luôn tự hào và dũng cảm với nghề mình đã chọn”. Bà Thắng nhấn mạnh.

Bài/ảnh Thanh Nga

Hướng tới tầm nhìn bình đẳng giới trong ngành kỹ thuật, Dự án “Nữ kỹ sư tương lai – Định hướng nghề nghiệp & Tăng cường kết nối” kỳ vọng góp phần kiến tạo thế hệ nữ kỹ sư tài năng của Việt Nam thông qua tư vấn định hướng nghề nghiệp và tạo cơ hội kết nối chuyên gia dành cho các sinh viên nữ theo học tại các trường kỹ thuật tại Việt Nam. Dự án được khởi động từ ngày 8 tháng 01/2022.

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

EuroCham Việt Nam giới thiệu tân Chủ tịch năm 2024

Ngày 27/3/2024, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) đã công bố Hội đồng quản trị năm 2024, bổ nhiệm ông Dominik Meichle - Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam làm Tân Chủ tịch.

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10

Năm học 2024 - 2025, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội gồm ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.