Trang chủTin hotTrau dồi kỹ năng sáng tạo cho sinh viên năm nhất từ...

Trau dồi kỹ năng sáng tạo cho sinh viên năm nhất từ nghiên cứu khoa học

Đã từ lâu, hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) không còn là một cụm từ quá xa lạ, nhất là đối với sinh viên năm thứ 3, thứ 4 tại các trường Cao đẳng, Đại học chuyên ngành kỹ thuật. Trong những năm gần đây, số đông tân sinh viên cũng tham gia vào hoạt động này, tuy không có nhiều kinh nghiệm nhưng sản phẩm của tân sinh viên cũng để lại nhiều ấn tượng và có thể phát triển xa hơn nữa. Do vậy, mặc dù việc khuyến khích sinh viên NCKH từ năm thứ nhất gây không ít khó khăn nhưng ngược lại tạo được sự hứng thú trong học tập cho sinh viên.

NCKH từ năm thứ nhất: Bước đệm hòa mình với công nghệ

Có thể nhận thấy, sinh viên năm nhất là những đối tượng lạ lẫm và mới mẻ của NCKH, bởi họ thiếu nhiều kiến thức cần thiết về chuyên ngành cũng như phương pháp nghiên cứu để có thể thực hiện một đề tài khoa học. Tuy nhiên, sinh viên luôn là những người trẻ tuổi sáng tạo nhất và chưa bao giờ bị giới hạn khả năng của mình. Vì vậy, hoat động NCKH không thể nằm ngoài “vùng phủ sóng” của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên khắp thế giới.

Tại nhiều nước trên thế giới, ngay từ khi học tiểu học, học sinh đã được làm quen với những bước đầu tiên trong hoạt động nghiên cứu như đặt câu hỏi, đặt giả thuyết nghiên cứu hay hướng dẫn cách để đi tìm câu trả lời. Điều này làm cho học sinh phát triển hướng tư duy rất khoa học ngay từ nhỏ.

Tại Việt Nam, ở các giải thưởng nghiên cứu khoa học các cấp, hàng năm đều ghi nhận nhiều thành quả mang tính đột phá cho những kết quả nghiên cứu thực tiễn. Dù trình độ chưa cao nhưng điều đáng ghi nhận là những NCKH này đều bám sát thực tiễn và chắc chắn sẽ được phát triển thành mô hình sản phẩm ứng dụng trong tương lai.

alt

Ngoài tham gia NCKH, sinh viên còn có thể tham gia các sân chơi khác nhau để cùng cọ sát

Trong những năm gần đây phong trào STEMS tại Việt Nam đã được phát triển, càng thúc đẩy hoạt động NCKH của các bạn trẻ sớm hơn. Do đó, mặc dù với sinh viên năm thứ nhất nhưng cũng chính là thời điểm thích hợp để sinh viên làm quen với NCKH ở cấp độ cao hơn bậc THPT, tạo nền tảng vững chắc cho các năm học tiếp theo, TS.Phùng Anh Tuấn – Trưởng Bộ môn Thiết bị Điện, Điện tử, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: NCKH vừa là nền tảng ban đầu để sinh viên các trường đại học được làm quen với công nghệ, thiết bị, vừa được thực hành ngay trong thực tiễn. Nên khi sinh viên tham gia NCKH từ năm thứ nhất bước đầu sẽ là bước đệm cho các em được hòa mình với công nghệ, được trải nghiệm từ sớm, được thực hành trên thiết bị thực giúp tăng khả năng mày mò sáng tạo và đặc biệt sinh viên sẽ có sự hứng thú với môn học.

Tham gia NCKH từ năm thứ nhất, Nguyễn Bật Dũng – sinh viên khóa K16, Chuyên ngành Cơ điện tử, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cho biết: Bản thân muốn thử sức nên ngay từ năm thứ nhất đại học đã tham gia vào hoạt động NCKH để lấy kinh nghiệm và học hỏi thêm cái mới về ngành của mình. Từ đó, giúp mình bù đắp được những thiếu sót, bổ sung kiến thức, phát triển những kỹ năng mà mình còn thiếu.

“Tham gia NCKH vì biết sẽ giúp ích cho mình rất nhiều về học tập cũng như cơ hội việc làm sau này. Mình vốn có sự thích thú và đam mê về nghiên cứu, chế tạo máy móc, tìm tòi những cái mới,… Hơn nữa, mình có thể học được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế từ các thầy cô, các anh chị khóa trước như rèn luyện kỹ năng mềm về cách làm việc cá nhân, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,…”, Nguyễn Trọng Khanh – sinh viên khóa K60, chuyên ngành Tự động hoá, trường Đại học Giao thông Vận tải chia sẻ.

Ngoài việc muốn học hỏi kinh nghiệm thì đam mê với khoa học cũng là la bàn dẫn đường cho sinh viên tham gia NCKH ngay từ khi bước chân vào cánh cửa đại học: “Ngay từ cấp 3, mình đã hứng thú với việc áp dụng các kiến thức được học trên trường vào cuộc sống thông qua làm các dự án nhỏ, các cuộc thi sáng tạo KH-KT.Đến khi bước chân vào cổng trường Bách khoa Hà Nội được tiếp xúc với nhiều điều mới lạ như được tham gia làm các dự án, các cuộc thi và các nhóm robocon,…”, Lê Chí Tuyền – sinh viên K64, ngành Điện tử – Viễn thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ.

Triệu Tuấn Anh – sinh viên năm nhất, trường Đại học kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp cho biết: “Do tính cách muốn học hỏi, đam mê kỹ thuật, muốn tìm hiểu chuyên sâu vào kỹ thuật. Khi tham gia NCKH từ năm thứ nhất đã tạo cho mình được sự nhìn nhận trực quan, hiểu sâu hơn về các hoạt động trên lý thuyết”.

Khi NCKH từ năm thứ nhất, bản thân sinh viên cũng nhìn nhận được việc nghiên cứu như một môn học bổ trợ, tạo tiền đề tốt cho sinh viên tiếp cận với khoa học trong giai đoạn đầu muốn tìm tòi, khám phá, trau dồi vốn kiến thức mới mẻ. Vì là mới nên các bạn vẫn chưa được tham gia nhiều cuộc thi liên quan đến NCKH dành cho sinh viên, nếu có tham gia thì giải thưởng cao tại các cuộc thi hầu hết đều rơi vào nhóm sinh viên nhiều năm nghiên cứu.

Vì vậy, từ những sự chuẩn bị về kỹ năng và năng lực trong năm thứ nhất sẽ là tiền đề để sinh viên sẵn sàng hơn khi tham gia NCKH trong năm thứ hai. Hơn nữa, sinh viên cũng hoàn toàn có thể tham gia các chương trình hỗ trợ hoạt động NCKH sinh viên khác ngay từ năm nhất để biết khi NCKH mình sẽ làm được những gì và ngay trong mùa hè đầu tiên ở đại học, sinh viên đã có thể chuẩn bị cho bước đầu tiên khi nghiên cứu chính là tìm đề tài nghiên cứu.

Có thể thấy, khi sinh viên năm thứ nhất NCKH sẽ được tiếp nhận kiến thức nền toàn diện, sát với lĩnh vực học tập và có thể bắt đầu tiếp cận hoạt động NCKH bằng việc tự sinh viên tìm hiểu những vấn đề bản thân quan tâm và hứng thú. Thông qua việc này, sinh viên sẽ tăng cường được kỹ năng đọc và khả năng tư duy, lập luận khi tiếp nhận được nhiều kiến thức mới mà mình tự khai phá và lĩnh hội.

Trở ngại khi tham gia NCKH từ sớm

alt

Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội tại cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách khoa (Ảnh: ĐHBKHN)

Khi là sinh viên năm thứ nhất nên cũng gặp những trở ngại nhất định trong quá trình tham gia NCKH. Đối với Nguyễn Bật Dũng, khó khăn đầu tiên bạn gặp phải là về cơ sở lý thuyết “Vì năm thứ nhất chưa được học chuyên ngành, chưa có kinh nghiệm nên trở ngại lớn nhất với mình là vấn đề về lý thuyết”.

Cũng găp vấn đề tương tự, Triệu Tuấn Anh chia sẻ: Vì là sinh viên năm thứ nhất nên mọi kiến thức về khoa học rất khó tiếp thu,do đó phải tốn nhiều thời gian nghiên cứu và thực hành chưa theo khoa học.

Việc cân đối giữa NCKH và việc học tập trên lớp cũng là một trong những vấn đề sinh viên gặp phải, như Nguyễn Trọng Khanh cho biết: “Khó khăn của mình khi tham gia NCKH đó là còn phải đảm bảo việc ôn luyện thi cử và học tập trên giảng đường nên phải chịu không ít áp lực. Chính vì thế nên mình thiếu thời gian cho việc tìm tòi, NCKH”.

“Khó khăn cũng là một phần trở ngại khi mình NCKH, mình dành khá nhiều thời gian đi NCKH nên học tập cũng bị ảnh hưởng đôi chút, mình sẽ phải sắp xếp thời gian hợp lý hơn trong những kì học tiếp theo”, Lê Chí Tuyền chia sẻ.

Khó khăn chắc chắn là điều sinh viên sẽ găp phải, mỗi người đều có thế mạnh và nhược điểm riêng và khi khắc phục được vấn đề gặp phải ban đầu, sinh viên sẽ dễ dàng tạo lập cho bản thân những kế hoạch nghiên cứu để phát triển khả năng sáng tạo của mình.

Vấn đề khi tham gia NCKH rất nhiều và để sinh viên có động lực nghiên cứu, hỗ trợ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao thì giảng viên chính là đòn bẩy để kích thích sự hứng thú cũng như giúp sinh viên có cách nhìn nhận mới, sáng tạo về NCKH. Cô Nguyễn Thị Thành – Giảng viên Khoa Điện, trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp cho biết: Sinh viên NCKH năm nhất sẽ có nhược điểm lớn nhất là chưa được trang bị kiến thức chuyên ngành, vì năm nhất các em vẫn học các môn chủ yếu là đại cương, cơ sở ngành. Vì vậy, để hỗ trợ các em sinh viên có thể NCKH được thì giảng viên cần định hướng cho các em tìm hiểu về những mảng nào để thực hiện được đề tài NCKH đó.

Ví dụ: Khi các em có ý tưởng nghiên cứu hệ thống điều khiển tấm pin năng lượng điện mặt trời quay theo chiều ánh sáng mặt trời để đạt được năng lượng điện là cao nhất (đây là đề tài tôi đã hướng dẫn các em năm 2019). Thì kiến thức các em cần trang bị khi mới năm nhất cần để thực hiện được đề tài này là các kiến thức về Điện tử công suất, Vi điều khiển, vi xử lý,… mà những kiến thức này năm 3, năm 4 các em mới được học. Vì vậy không chỉ định hướng cho các em, tôi còn cần giảng dạy và cùng các em tìm hiểu những phần nào để thực hiện hóa được ý tưởng đó.

Ngoài các kiến thức chuyên môn, cô Thành còn trang bị cho sinh viên kỹ năng mềm như kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và tự tìm tòi. Vì sinh viên là khả năng tự học và tự tổng hợp kiến thức để áp dụng vào thực tế là chính. Do đó, những bạn tham gia NCKH từ sớm sẽ rất thuận lợi và khẳng định được sự khác biệt rất tốt trong học tập và cuộc sống.

Đánh giá về lứa sinh viên tham gia NCKH đã từng hướng dẫn, cô Thành chia sẻ: “Sinh viên đều có kỹ năng, thái độ làm việc, học tập rất tốt. Sau khi ra trường, các em đã khẳng định được bản thân khi làm việc ở nơi làm việc và rất thành công”.

Một mô hình mà ở đó giảng viên có thể tạo động lực và khuyến khích sinh viên tham gia ngay từ năm nhất phải kể đến, là chương trình đào tạo EPICS (Các dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng). Đây là dự án do TS.Phùng Anh Tuấn đề xuất cần sớm được nhân rộng tại tất cả các trường đại học Việt Nam. Vì EPICS sẽ giúp cho sinh viên nhìn nhận và bắt tay vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn mà cộng đồng gặp phải với hình thức ban đầu là cho sinh viên tiếp cận với mô hình Lab mở liên ngành (Cơ khí, Điều khiển, Tự động hóa, Điện, Công nghệ sinh học, Hóa học,…).

Áp dụng ngay với nhóm nghiên cứu mà mình hướng dẫn, TS.Phùng Anh Tuấn nhận thấy sự hứng thú, sự sáng tạo đột phá sau khi được khơi gợi niềm đam mê và ý tưởng phát triển của các bạn. Ban đầu sinh viên không thực sự hào hứng với NCKH nhưng sau khi được tiếp cận với nghiên cứu qua EPICS thì các bạn lại đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo, hơn nữa tinh thần học tập cũng như làm việc rất tích cực. Theo đó, TS.Phùng Anh Tuấn khẳng định được EPICS chính là công cụ cần được nhân rộng để giảng viên giúp cho sinh viên năm nhất có được sự đam mê với NCKH, truyền đạt ý nghĩa của nghiên cứu và giúp cho sinh viên thấy được lợi ích mà NCKH mang lại trong quá trình học tập của các bạn tại trường.

Để sinh viên năm nhất được tiếp cận sớm với NCKH, tại các bộ môn, các khoa của trường như trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên cũng đưa ra phương án tổ chức các cuộc thi nội bộ về việc sinh viên cần đưa ra ý tưởng cho một sản phẩm hay để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Từ sự cọ sát như vậy, sinh viên sẽ dần làm quen với môi trường của các cuộc thi và sẽ có sư tự tin, nhanh nhạy hơn khi tham gia các cuộc thi lớn về NCKH.

Từ sự hỗ trợ của giảng viên, bản thân sinh viên cũng có mong muốn với nhà trường: “Mình hy vọng nhà trường có thể thêm nhiều điểm rèn luyện vào phần học tập trong phần tự chấm của sinh viên để mình có thêm động lực tham gia thêm nhiều sự kiện”, Lê Chí Tuyền chia sẻ. Còn với Triệu Tuấn Anh “Rất mong các thầy cô thường xuyên mở nhiều cuộc thi nội bộ để có thêm sân chơi cọ sát giữa các sinh viên trong trường”.

Có thể thấy, việc sinh viên tham gia NCKH từ năm thứ nhất có thể xuất phát từ việc muốn học hỏi kinh nghiệm hay từ đam mê và đó đều là bước đầu bổ trợ cho quá trình học đại học. Việc NCKH sẽ hình thành tư duy khoa học logic và khách quan, hình thành phản xạ trong nhận diện và giải quyết bất cứ công việc nào mà thực tiễn đặt ra.

TĐHNN số tháng 4+5/2020

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về AI để bảo vệ nhân quyền

Ngày 21/3, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Các trường ngoài công lập ở Hà Nội được yêu cầu không thu phí giữ chỗ

Thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 22/3 yêu cầu các cơ sở giáo dục ngoài công lập không thu tiền giữ chỗ. Sở sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Động lực cho sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

Được sự hỗ trợ của Trung ương, và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong năm 2023, Thành phố đã bình tĩnh đối phó với các cơn gió ngược, tìm ra các điểm nghẽn, đề ra các giải pháp phù hợp, tập trung giải quyết các công tác liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.