Trang chủDiễn đànTòa soạn số và những khía cạnh cần làm rõ

Tòa soạn số và những khía cạnh cần làm rõ

Một kỷ nguyên mới của báo chí số đã hình thành và đang phát triển, mở ra một con đường mới cho các nhà báo, các tòa soạn báo chí hiện đại. Bộ mặt của ngành báo chí cũng sẽ thay đổi toàn diện.

• Lịch sử hình thành Báo chí số
• Những tiến bộ công nghệ sẽ định hình tương lai báo chí như thế nào?
• AI có thể ngăn chặn tin giả tiếp cận người sử dụng Internet hay không?

Tại Hội thảo “Ứng dụng công nghệ trong quản trị tòa soạn số” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức ngày 17/8, các nhà khoa học, nhà báo đã chỉ ra trí thông minh nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), Web3,… là những công nghệ đã và sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động báo chí, truyền thông, quản lý tòa soạn báo chí hiện nay.

Hội thảo đã làm rõ AI, Blockchain được ứng dụng cụ thể như thế nào trong mọi khâu, mọi lớp cấu trúc của toà soạn số. Những thực tiễn và kinh nghiệm quản trị toà soạn số cũng đã được một số cơ quan báo chí chia sẻ.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Quốc Minh – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ: Hội thảo là dịp để các chuyên gia, nhà báo, lãnh đạo các cơ quan báo chí cùng nhận diện các xu hướng công nghệ trên thế giới, xu thế tất yếu hình thành những mô hình về tòa soạn số trên thế giới nói chung và các cơ quan báo chí ở Việt Nam nói riêng; thảo luận về những giải pháp công nghệ trong quản trị tòa soạn số; thực tiễn ứng dụng công nghệ trong quản trị tòa soạn số ở Việt Nam. Để thực hiện được việc này, cần có một sự tích hợp và hội tụ cả về nội dung lẫn hình thức xuất bản của một tờ báo, theo đó mô hình tòa soạn số trở thành xu thế tất yếu của các cơ quan báo chí thế giới nói chung, cơ quan báo chí Việt Nam nói riêng.

Trong phát biểu khai mạc, ông Lê Quốc Minh đã đề xuất hội thảo tập trung làm rõ các xu hướng ứng dụng công nghệ trong quản lý tòa soạn số, những thách thức, kinh nghiệm để dựa trên công nghệ báo chí ngày càng đáng tin cậy và hấp dẫn hơn.

PGS.TS. Đặng Hoài Bắc – Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông bày tỏ quan điểm: Thực chất của chuyển đổi số báo chí là việc ứng dụng công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động báo chí, làm cho hệ sinh thái báo chí số được bồi đắp thêm các tính năng mới, ưu việt, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông. Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số. 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động, 100% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ. PGS.TS. Đặng Hoài Bắc cho biết, hiện nay Học viện đã có những sản phẩm lai ghép nghiên cứu về lĩnh vực báo chí có ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là công nghệ AI trong sản xuất tin tức và video tự động dựa trên từ khóa. Ví dụ như các công nghệ DeepFake, công nghệ AR, VR,…

Để chuyển đổi từ mô hình tòa soạn truyền thống sang mô hình tòa soạn số, mỗi cơ quan báo chí cần xác định được mô hình tòa soạn số là đích của chuyển đổi số.

Khi công nghệ hiện diện trong tòa soạn báo chí

Mô hình toà soạn số bao gồm số hóa trong quản trị tòa soạn, trong sản xuất, phát hành nội dung và cả trong hoạt động kinh tế báo chí.

Blocchain được xem là công nghệ điển hình trong tòa soạn số. Chia sẻ về ứng dụng Blocchain, TS. Đặng Minh Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC, Trưởng Lap Blochain của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhận định, Blochain ứng dụng trong báo chí giúp xác thực nội dung và đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn của nội dung. Blocchain là một cơ sở dữ liệu phân tán, sử dụng để lưu trữ thông tin tại các khối và các khối được liên kết với nhau đảm dữ liệu an toàn, bảo mật. Vì vậy Blochain cực kỳ quan trọng trong quá trình chuyển đổi số báo chí. Theo đó, ứng dụng Blochain trong toà soạn giúp: thứ nhất, xác thực nội dung, bảo vệ tính toàn vẹn của nội dung báo chí. Bài viết sẽ không bị thay đổi sau khi công bố. Điều này giúp đối tác và độc giả tin tưởng vào tính chính xác độ tin cậy của nội dung; thứ hai, bảo vệ được bản quyền sở hữu; thứ ba, Blochain cung cấp cơ chế minh bạch và an toàn để quản lý giao dịch quảng cáo và đối tác, cho phép các bên theo dõi quảng cáo ngăn chặn gian lận, triển khai hợp đồng điện tử; thứ tư, theo dõi sự phân phối và tiếp thị một cách minh bạch.

TS. Đặng Minh Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC, Trưởng Lap Blochain Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chia sẻ tại hội thảo.

TS. Đặng Minh Tuấn lấy ví dụ cụ thể từ NFT, là tài sản số được lưu trữ trên Blochain, được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ Blochain. NFT trở nên an toàn và bảo mật vì chúng rất khó bị hack và đánh cắp. Theo TS. Đặng Minh Tuấn, NFT giống như một tờ giấy chứng nhận số cho một tài sản nào đó. Kế thừa các ưu điểm của blockchain, NFT là duy nhất và không thể thay thế. Trên thế giới đã có bài báo bán được giá 2,5 triệu đô la vì được tài sản hoá thông qua NFT để chuyển hoá thành tài sản của tác giả hay toà soạn. Toà soạn có thể tạo ra NFT để đại diện cho các tác phẩm số, bài viết, hình ảnh, video, âm nhạc và nhiều loại nội dung khác. Mỗi NFT sẽ bảo đảm tính duy nhất và không thể thay đổi của tác phẩm. Đây là một trong các ứng dụng an toàn đáng tin cậy yếu tố hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số.

Nói về ứng dụng AI trong sản xuất tin tức và video tự động, TS. Trần Tiến Công – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chia sẻ: Trong thời đại mới, nhu cầu tự động tạo tin tức đang ngày càng tăng lên. Điều này là do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác như xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), máy học và khai thác dữ liệu. Các cơ quan báo chí, truyền thông và các tổ chức tin tức đã và đang sử dụng các công nghệ này để tự động tạo ra các bài báo với tốc độ nhanh và chính xác hơn, với các công nghệ như: công nghệ tạo sinh văn bản tự động, công nghệ tạo sinh hình ảnh tự động, công nghệ DeepFak,…

Tuy nhiên, TS. Trần Tiến Công cũng nhấn mạnh, phát triển báo chí tự động luôn tạo ra tính 2 mặt nên cần sự giám sát, can thiệp của con người trong quá trình này.

Chia sẻ câu chuyện thực tế của VOV, TS. Đồng Mạnh Hùng – Trưởng ban Ban Thư ký biên tập, Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ: Khi công nghệ số phát triển, các cơ quan báo chí trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam đã đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nội dung và quản trị tòa soạn. Hiện nay VOV có 2 nền tảng số là: Cổng thông tin VOV để xử lý dữ liệu đầu vào và kênh phân phối trên đa nền tảng.

Cổng thông tin VOV không những tối ưu hóa công việc và tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức mà việc sản xuất tin tức, bài vở và chương trình lại được thuận lợi hơn, chất lượng tốt hơn. TS. Đồng Mạnh Hùng cho biết: qua thống kê sơ bộ, các đơn vị trực thuộc Đài TNVN đang quản lý và vận hành hơn 100 tài khoản trên các trang mạng xã hội, phổ biến là Facebook, Youtube và Tiktok. Thống kê đến nay Vovlive.vn có 1,8 triệu lượt truy cập, 2,2 triệu lượt xem trang. Trang Facebook VOV Live đạt 310 triệu lượt xem video, 360 triệu phút xem video, 5,3 triệu lượt tương tác và 120 triệu lượt người tiếp cận. Trang YouTube VOV Live đạt 59,6 triệu lượt xem, 822 triệu phút xem và 563 triệu lượt người tiếp cận.

Xã hội thay đổi, phương tiện truyền thông thay đổi, công chúng thay đổi, điều đó đòi hỏi nghề báo, nhà báo, các toà soạn cũng phải thay đổi kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Những câu chuyện về AI, Blochain, bên cạnh lợi ích mang lại còn rất nhiều thách thức khiến những người làm báo luôn phải thận trọng để đảm bảo độ tin cậy, không vi phạm đạo đức nghề nghiệp,…

Theo TS. Tạ Bích Loan – Trưởng Ban sản xuất các chương trình giải trí VTV3, Đài truyền hình Việt Nam: khi chúng ta nhìn thấy sự dễ dàng của việc tạo sinh ra hàng loạt tin tức mới thì sự dễ dàng này có đang tạo ra những vấn đề gì? liệu AI có giảm đi sự sáng tạo của các nhà báo hay không, hay chúng ta đang tạo ra hàng núi những thông tin mang xu hướng lặp lại rơi vào cái “bẫy” trung bình, tạo ra những thông tin giống nhau, hàng tỷ những thông tin giống nhau thì người dùng có cần đến báo chí,… Chưa kể các vấn đề khác về quan điểm phương Tây, phương Đông, dữ liệu được tạo ra từ đâu hay quan điểm quản trị các toà soạn,… là những nội dung sẽ cần phải được tiếp tục thảo luận sâu hơn nữa cho lĩnh vực báo chí.

Hay như TS. Trần Quang Diệu đến từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong bài trình bày của mình tại hội thảo đã nhấn mạnh rằng, chuyển đổi số báo chí là tất yếu nhưng trên chặng đường đó chúng ta nên làm rõ để báo chí tìm đến độc giả hay độc giả tìm đến báo chí là có lợi hơn.

Đỗ Phương

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Cơ hội phân phối các thiết bị vô tuyến công suất thấp của Nhật Bản tại Việt Nam

Circuit Design hiện là công ty sản xuất hàng đầu Nhật Bản về các thiết bị vô tuyến công suất thấp tiên tiến. Công ty hiện đang muốn tìm nhà phân phối tại thị trường Việt Nam. 

Fortinet khẳng định khả năng cung cấp giải pháp bảo mật tích hợp toàn diện

Fortinet vừa được vinh danh ở vị trí “Challenger” trong báo cáo Gartner® Magic Quadrant™ 2023 cho giải pháp single-vendor SASE . Fortinet được đánh giá cao về khả năng thực thi và tầm nhìn.

Tên tuổi phóng viên, cơ quan báo chí phải được khẳng định qua việc bán được bài báo

Cách mạng công nghệ mang lại rất nhiều cơ hội đối với đội ngũ những người làm báo, mỗi phóng viên, biên tập viên đều có điều kiện để sáng tạo, tạo nên những tác phẩm báo chí phong phú hơn, đa dạng hơn và các sản phẩm báo chí này khác so với các sản phẩm báo chí truyền thống trước đây.

Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quân: “Việt Nam triển vọng trở thành quốc gia hàng đầu ASEAN và Đông Á về sản xuất chip”

Với những diễn biến trong hợp tác, thu hút đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn, nhiều cơ hội thuận lợi mới đang mở ra, ngành công nghiệp chip Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh trong thời gian tới,...

‘Việt Nam đầu tư vào nghiên cứu phát triển rất thấp’

Chuyên gia Kinh tế UNDP khuyến cáo Việt Nam đang đầu tư nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo rất thấp, cần cải thiện để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Bài viết nổi bật

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 tăng 1,98%

Ngành công nghiệp 9 tháng năm 2023 tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,98%

Cơ hội phân phối các thiết bị vô tuyến công suất thấp của Nhật Bản tại Việt Nam

Circuit Design hiện là công ty sản xuất hàng đầu Nhật Bản về các thiết bị vô tuyến công suất thấp tiên tiến. Công ty hiện đang muốn tìm nhà phân phối tại thị trường Việt Nam. 

Chính phủ Mỹ tài trợ cho Việt Nam 2 triệu USD để phát triển lĩnh vực bán dẫn

Việt Nam và Mỹ tuyên bố khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó Chính phủ Mỹ sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.