Trang chủBản tin CovidTỉnh Bắc Giang hỗ trợ 51 doanh nghiệp đón trên 8000 lao...

Tỉnh Bắc Giang hỗ trợ 51 doanh nghiệp đón trên 8000 lao động trở lại sản xuất

Nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, UBND tỉnh Bắc Giang đã có văn bản chỉ đạo việc hỗ trợ doanh nghiệp đón lao động đủ điều kiện trở lại làm việc. Theo đó, tổ công tác của tỉnh đã tiếp nhận hồ sơ của 157 doanh nghiệp và cho phép 51 doanh nghiệp với trên 8.000 người lao động đủ điều kiện sản xuất an toàn Covid-19 được hoạt động trở lại.

• Bắc Giang xây dựng mô hình điểm đưa 8 doanh nghiệp sản xuất trở lại
• Buồng lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 thử nghiệm thành công tại tâm dịch Bắc Giang
• Phát hiện hơn 300 ca dương tính với nCoV ở Bắc Giang, Bộ Y tế họp khẩn

Ảnh minh họa tại KCN Vân Trung, Bắc Giang

Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm lần 2, xác nhận đủ điều kiện cho công nhân đi làm trở lại đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp đã được cho phép sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tổ chức việc đưa đón người lao động trở lại làm việc đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp: Đình Trám, Quang Châu, Song Khê – Nội Hoàng – Vân Trung. Quy trình đón lao động đủ điều kiện trở lại làm việc gồm 7 bước:

• Bước 1: Doanh nghiệp gửi Ban Quản lý các KCN (khu công nghiệp) tỉnh hồ sơ đề nghị cho lao động quay trở lại làm việc kèm theo danh sách người lao động đã được duyệt theo phương án sản xuất. Đồng thời, gửi Dự thảo phương án đón lao động cho Tổ kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh.

• Bước 2: Trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Ban Quản lý các KCN tổ chức rà soát danh sách lao động theo đề nghị của doanh nghiệp với danh sách lao động đã được duyệt theo phương án sản xuất. Sau đó, gửi UBND các huyện, thành phố nơi có người lao động đề nghị được quay trở lại làm việc.

Tiếp đó, trong vòng 03 ngày, kể từ khi nhận được Dự thảo phương án đón lao động của doanh nghiệp, Tổ kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh kết nối với các huyện, thành phố để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện phương án đón lao động.

• Bước 3: Trong vòng 02 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban Quản lý các KCN tỉnh, UBND huyện, thành phố thẩm định và gửi Tổ kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh, Ban quản lý các KCN tỉnh, UBND xã, phường, thị trấn (nơi có người lao động đi làm trở lại) văn bản xác nhận về danh sách người lao động đã được theo dõi, quản lý, xét nghiệm sàng lọc về nguy cơ lây nhiễm dịch trong vòng 21 ngày trở lại tính đến thời điểm xác nhận.

• Bước 4: Trong vòng 04 giờ, kể từ khi nhận được danh sách do UBND huyện, thành phố gửi, Ban Quản lý các KCN tỉnh thông báo cho doanh nghiệp kết quả xác nhận của UBND huyện, thành phố.

• Bước 5: Doanh nghiệp cùng Tổ kiểm tra, hỗ trợ của tỉnh thống nhất lại phương án đón lao động. Sau đó, Tổ kiểm tra, hỗ trợ của tỉnh gửi phương án đón lao động cho Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý các KCN tỉnh trước ít nhất 01 ngày tổ chức đón lao động để thực hiện.

Đồng thời, thông báo cho người lao động về thời gian, địa điểm tập trung để thực hiện xét nghiệm Covid-19 (Test nhanh) và đưa đón về nơi ở của doanh nghiệp.

• Bước 6: UBND huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp tổ chức các điểm đón lao động yêu cầu các chốt/trạm kiểm dịch mở chốt/trạm kiểm dịch cho người, xe làm nhiệm vụ đón người lao động trở lại làm việc được lưu thông và cho người lao động di chuyển ra các điểm tập trung đón lao động.

Ngoài ra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng dịch của người lao động và lái xe tại các điểm đón; tổ chức xét nghiệm nhanh Covid-19 đối với người lao động; giám sát người lao động lên xe theo đúng danh sách đã được phê duyệt.

• Bước 7: Doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu lái xe cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trước khi thực hiện nhiệm vụ đón lao động; Tổ chức xét nghiệm nhanh Covid- 19 tại địa điểm tập trung trước khi lên xe đối với lái xe, người lao động; chỉ được cho người lao động lên xe khi có kết quả xét nghiệm âm tính.

Bên cạnh đó, tổ chức cách ly người lao động tạm thời tại nơi ở hoặc tại khu vực vùng đệm (nếu có) và tổ chức xét nghiệm Covid-19 (xét nghiệm PCR) cho người lao động trước ít nhất 01 ngày dự kiến cho người lao động trở lại làm việc. Doanh nghiệp chỉ được phép đưa người lao động trở lại làm việc và dừng việc cách ly tạm thời tại nơi ở đối với lao động có kết quả xét nghiệm PCR âm tính.

Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành kế hoạch tiêm phòng vaccine, lượng vaccine được phân bổ đợt này mới đáp ứng được 50% nhu cầu tiêm phòng của công nhân trong tỉnh. Vì vậy tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế sớm cấp bổ sung 200.000 liều vaccine để tỉnh tiếp tục tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và công nhân.

Đăng Khải

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về AI để bảo vệ nhân quyền

Ngày 21/3, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Các trường ngoài công lập ở Hà Nội được yêu cầu không thu phí giữ chỗ

Thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 22/3 yêu cầu các cơ sở giáo dục ngoài công lập không thu tiền giữ chỗ. Sở sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.