Trang chủDiễn đànTiết kiệm năng lượng không thể thiếu vai trò của công nghệ

Tiết kiệm năng lượng không thể thiếu vai trò của công nghệ

Xu hướng sử dụng năng lượng trên thế giới và Việt Nam, thực tế triển khai, chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sạch, tiềm năng thách thức trong sử dụng năng lượng tái tạo, các giải pháp để phát triển nguồn năng lượng trong thời gian tới,… là những nội dung chính được bàn luận tại Diễn đàn “Triển vọng ngành năng lượng Việt Nam” được tổ chức sáng 12/10 tại Hà Nội.

Ông Đỗ Tiến Sỹ – Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam cho biết: Năm 2023 được xem là thời điểm quan trọng trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng của Việt Nam, chuyển đổi xanh trong lĩnh vực năng lượng đang dần trở thành xu hướng chủ đạo, là một trong những ưu tiên và nhu cầu hàng đầu hiện nay. Việt Nam thuộc danh sách các nước có tiềm năng lớn để đầu tư thêm các nguồn năng lượng tái tạo mới như: điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện sóng biển và khí sinh học Biogas, bên cạnh các nguồn năng lượng sẵn có như: điện khí tự nhiên hóa lỏng, thủy điện và điện than.

Để tận dụng được hết tiềm năng vốn có nước ta rất cần có những chính sách khuyến khích để mở rộng thị trường năng lượng tái tạo, thúc đẩy và triển khai công nghệ mới, cung cấp cơ hội thích hợp, cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo ở tất cả các lĩnh vực quan trọng.

Ông Đỗ Tiến Sỹ hy vọng với sự hỗ trợ từ các chính sách cụ thể, những dự án năng lượng tái tạo sẽ có cơ sở để phát triển và thu hút nhà đầu tư, thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước, giúp các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Ông Đỗ Tiến Sỹ – Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn. Ảnh Đỗ Phương

Bức tranh về ngành năng lượng tại Việt Nam

Ông Hoàng Việt Dũng – Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững Bộ Công thương cho biết tình hình tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam. Theo đó, giai đoạn 2001- 2010 nhu cầu về năng lượng khoảng 10%, giai đoạn 2011- 2019 khoảng 7% trong khi nhu cầu về điện tăng 13% giai đoạn 2001- 2010 và khoảng 9,71% trong giai đoạn 2011- 2021. Phát thải khí nhà kính từ năng lượng tăng từ 63% giai đoạn 2010 lên 67,7% năm 2020. Trong tương lai nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng sơ cấp. Việt Nam tiêu thụ năng lượng đang ở mức cao trong đó ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 54% sau đó giao thông vận tải hay dân dụng. Để đảm bảo an ninh năng lượng thì sử dụng tiết kiệm năng lượng là những giải pháp hiệu quả, ông Hoàng Việt Dũng cho hay.

Từ thực trạng trên ông Hoàng Việt Dũng cho rằng cần rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách, hỗ trợ kỹ thuật tài chính thúc đẩy đầu tư triển khai giải pháp tiết kiệm năng lượng; xây dựng trung tâm dữ liệu năng lượng Việt Nam; tăng cường năng lực về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; tăng cường kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn thực hiện đánh giá về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; truyền thông nâng cao nhận thức; nghiên cứu khoa học công nghệ; tăng cường hợp tác quốc tế,… để thực hiện tốt mục tiêu tiết kiệm năng lượng hiệu quả và bền vững tại Việt Nam trong thời gian tới.

Diễn đàn “Triển vọng ngành năng lượng Việt Nam” được Báo điện tử VOV – Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhằm nhìn lại quá trình phát triển của ngành năng lượng Việt Nam trong thời gian vừa qua và trao đổi về những cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng sang sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, qua đó tìm cách giải quyết để phát triển ngành năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới. Ảnh Đỗ Phương

Để tiết kiệm năng lượng không thể thiếu vai trò của đổi mới công nghệ

TS. Chử Đức Hoàng – Chánh văn phòng, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: hiện nay thế giới phụ thuộc vào chủ yếu năng lượng từ than đá, dầu mỏ, và khí tự nhiên. Năng lượng này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chính vì vậy đổi mới công nghệ là xu thế tất yếu để các quốc gia chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng sạch. Công nghệ đóng vai trò quan trọng từ việc tạo ra các giải pháp hiệu quả để thu thập và lưu trữ năng lượng đến việc tối ưu hoá sử dụng năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng. Đổi mới công nghệ là xu hướng tất yếu để các quốc gia, tập đoàn, doanh nghiệp chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng sạch, bao gồm năng lượng tái tạo điện mặt trời, điện gió, thủy điện. Đây là giải pháp bền vững, không gây hại cho môi trường và tái tạo được, chuyển đổi này không chỉ là một lựa chọn mà còn là một nhu cầu cấp thiết.

Đưa ra các công nghệ cụ thể, PGS.TS Phạm Hoàng Lương – Giám đốc Viện khoa học Công nghệ Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản, Đại học Bách khoa Hà Nội nêu lên một số công nghệ năng lượng sạch phục vụ chuyển dịch năng lượng như: chuyển đổi nhiên liệu từ than sang khí tự nhiên, công nghệ quang điện mặt trời nối lưới phân tán, công nghệ điện gió, công nghệ tích trữ năng lượng,… Công nghệ không chỉ có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên mà còn có đóng góp không nhỏ trong việc kiểm soát chi phí và thiết kế các chính sách môi trường giúp chống biến đổi khí hậu, hướng đến sự phát triển năng lượng bền vững ổn định cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.

Đỗ Phương

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Thực hiện đủ 3 biện pháp để đảm bảo thành công chuyển đổi số giáo dục đại học

Để thực hiện CĐS số thành công cần nâng cao kiến thức kỹ thuật số; tăng cường “Lực lượng đặc nhiệm” về công nghệ thông tin và kỹ thuật số; khảo sát các công nghệ một cách triệt để để áp dụng; tích hợp và khai thác sức mạnh của dữ liệu số; tự động hóa các quy trình.

Thương mại điện tử: Trụ cột góp phần tăng trưởng nền kinh tế số

TMĐT Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16-30%/năm và dự kiến quy mô thị trường sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023 này.

Mitsubishi Electric khởi động Chiến dịch nâng cao nhận thức toàn cầu về tầm quan trọng của Hệ thống Tự động hóa nhà máy

Mitsubishi Electric mới đây đã khởi động một chiến dịch trên toàn cầu với mục đích nâng cao nhận thức thông qua những câu chuyện minh họa nhắm đến các đối tượng khán giả đa dạng, không chỉ riêng với nhân sự làm việc trong ngành sản xuất.

Vinh danh 32 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023

32 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 bao gồm 07 giải cho 4 đơn vị quản lý đô thị; 01 giải...

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Bài viết nổi bật

UAV hiện đại trong xung đột quân sự và xu hướng phát triển

Để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng hiện đại trong khí tài quân sự, các nhà phát triển UAV của Nga đang tập trung thực hiện nhiều dự án với định hướng cho UAV: bốn cánh; nhiều cánh quạt; trực thăng; và một số thiết kế mà thoạt nhìn khá lạ mắt.

Tối ưu quy trình sản xuất phát triển bền vững ngành Điện công nghiệp

Với các giải pháp năng lượng và sự đồng hành tin cậy từ CHINT, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, gia tăng hiệu suất làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Tính thống nhất, dùng chung của dữ liệu quyết định mức thông minh của đô thị

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) được khai mạc sáng ngày 29/11 nhấn mạnh đến chủ đề: “Khai thác dữ liệu - Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.