Trang chủĐời sống công nghệSản phẩm hotThuyền tự lái khởi hành trên các kênh đào tại Amsterdam, Hà...

Thuyền tự lái khởi hành trên các kênh đào tại Amsterdam, Hà Lan

Các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo (CSAIL) của MIT và Phòng thí nghiệm Thành phố Cảm biến, cùng với Viện Giải pháp Đô thị Tiên tiến Amsterdam ở Hà Lan hiện đang ở những giai đoạn cuối cùng trong việc hoàn thiện chiếc thuyền tự lái, có khả năng di chuyển dọc trên các kênh đào của Amsterdam.

Tàu thủy vận chuyển 7000 chiếc ô tô bằng sức gió

Dự án chế tạo thuyền tự lái (hay còn gọi là “Roboat”) đã đi được một chặng đường dài kể từ lần đầu tiên nhóm bắt đầu thiết kế mẫu các tàu nhỏ trong hồ bơi MIT vào cuối năm 2015. Năm ngoái, nhóm đã cho ra mắt mô hình cỡ trung bình nửa cỡ dài có khả năng tự điều hướng đầy xuất sắc.

Năm nay, hai chiếc Roboats cỡ lớn đã được ra mắt. Những chiếc thuyền này có thể chở đến năm người, thu gom rác thải, giao hàng và cung cấp, hỗ trợ cơ sở hạ tầng theo yêu cầu.

Con thuyền trong tương lai được thiết kế với sự kết hợp bóng bẩy giữa màu đen và xám cùng hai chỗ ngồi quay mặt vào nhau, các chữ cái khối màu cam ở hai bên minh họa tên của các nhà sản xuất. Đó là một chiếc thuyền chạy hoàn bằng pin điện, cho phép hoạt động đến 10 giờ liên tiếp và chức năng sạc không dây.

Để nhanh chóng phù hợp với điều kiện trên các kênh đào ở Amsterdam, Roboat cần sự kết hợp tỉ mỉ của phần mềm điều hướng, nhận thức và điều khiển phù hợp.

Sử dụng GPS, thuyền tự động sẽ quyết định lộ trình an toàn từ nơi này đến nơi khác, đồng thời liên tục quét tín hiệu kiểm tra lộ trình để tránh va chạm với các vật thể, chẳng hạn như cầu, trụ và các thuyền khác.

Để tự động xác định đường đi tự do và tránh đâm vào vật thể, Roboat sử dụng máy quét lidar và một số camera để cho phép chế độ xem 360 độ. Gói cảm biến này được gọi là “bộ nhận biết” và cho phép Roboat hiểu môi trường xung quanh.

Các thuật toán điều khiển của thuyền tương tự như các thuật toán được sử dụng cho ô tô tự lái – hoạt động giống như một thuyền trưởng ra lệnh cho những người chèo thuyền.

Fabio Duarte, một nhà nghiên cứu chính cho biết: “Vì Roboat có thể thực hiện nhiệm vụ của mình 24/7 và không có thuyền trưởng trên tàu, nó mang lại giá trị to lớn cho một thành phố. Một nhân viên điều hành trên bờ sẽ giám sát Roboat từ xa từ một trung tâm điều khiển. Một người điều khiển có thể giám sát hơn 50 chiếc Roboat, đảm bảo hoạt động trơn tru.”

Các phiên bản Roboat đã được trình bày tại Hội nghị Quốc tế IEEE về Robot và Tự động hóa cũng như được chính thức ra mắt vào ngày 28 tháng 10 tại Amsterdam, Hà Lan.

Minh Hoàng (theo Techxplore)

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Smart City Asia 2024: Ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh trong phát triển đô thị thông minh

Thành phố thông minh đang là xu thế phát triển chung của các đô thị trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng đó. Chính phủ xác định phát triển đô thị bền vững, thông minh là hướng đi có tính đột phá để nâng cao vị thế của Việt Nam.

Giải thưởng Sao Khuê 2024 nổi bật với nhiều giải pháp AI

169 Nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc được trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho thấy nhiều giải pháp số được ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Đầu tư bằng hình thức đối tác công – tư (PPP) trong bối cảnh mới của TP. Hồ Chí Minh

Nối tiếp những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2023, Kỳ I Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2024 tập trung bàn luận các nội dung xoay quanh chủ đề “Đầu tư bằng hình thức đối tác công - tư (PPP) trong bối cảnh mới của Thành phố Hồ Chí Minh” gồm 2 phiên Trù bị và Toàn thể.

Phát triển thị trường băng thông di động Việt Nam nâng cao hiệu quả chuyển đổi số

Báo cáo khảo sát về chất lượng dịch vụ viễn thông di động, cố định và điện toán đám mây 2024 cho thấy, ở mảng dịch vụ băng thông rộng di động, Viettel Telecom xếp hạng cao nhất về chất lượng dịch vụ. Trong khi, MobiFone dẫn đầu về chăm sóc khách hàng và chương trình khuyến mãi. 

Chung sức trồng 2.700 cây xanh vì một Việt Nam xanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Chương trình trồng cây “TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh” nhằm mục đích nâng cao chất lượng và giá trị các hệ sinh thái rừng, phát huy vai trò của rừng và cây xanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Bài viết nổi bật

Doanh nghiệp cần nhận thức rõ quản lý năng lượng trong chuyển đổi ESC

Chương trình CafeTech với chủ đề “Định hướng phát triển khu chế xuất Tân Thuận và vai trò của quản lý năng lượng trong việc chuyển đổi ESG” đã giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tác động đến môi trường và phát triển bền vững trong tương lai gần.

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng

Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ký Quyết định 854/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.