Trang chủTự động hóaAn ninh - An toànThách thức và lời giải cho an toàn an ninh mạng trong...

Thách thức và lời giải cho an toàn an ninh mạng trong bối cảnh hiện nay

Vietnam Security Summit 2021 – Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn không gian mạng được khai mạc sáng ngày 27/10 theo hình thức trực tuyến. Sự kiện có chủ đề “Bảo đảm an toàn không gian mạng trong kỷ nguyên số: Thách thức và lời giải” được tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông và IEC Group phối hợp tổ chức sự kiện.

Sự kiện thu hút hơn 800 đại biểu cấp cao phụ trách an toàn thông tin mạng, bảo mật, công nghệ thông tin đến từ khối Chính phủ và khối doanh nghiệp trong các lĩnh vực như Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Viễn thông, Bán lẻ và Thương mại điện tử, Vận tải – Logistics, Năng lượng, Sản xuất,…

Phiên Báo cáo chính với sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền chia sẻ những chủ trương, chính sách, tầm nhìn nhằm tăng cường năng lực bảo vệ hạ tầng thông tin trọng yếu quốc gia. Ảnh BTC

Ngay sau khi khai mạc sự kiện đã có Phiên Báo cáo chính đóng vai trò là diễn đàn uy tín để đại diện lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền chia sẻ những chủ trương, chính sách, tầm nhìn nhằm tăng cường năng lực bảo vệ hạ tầng thông tin trọng yếu quốc gia. Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì phiên báo cáo chính và phát biểu khai mạc. Thứ trưởng nhấn mạnh, bảo vệ an toàn an ninh mạng cho các tổ chức cá nhân cho người dân trên không gian mạng là mục tiêu quan trọng nhất mà chúng ta hướng tới và giờ đây là câu chuyện của mọi người. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phổ cập chiến dịch an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân, cung cấp những ứng dụng dịch vụ an toàn thông tin cơ bản trên nền tảng thiết bị di động.

Các phiên thảo luận về bài học từ những thách thức an toàn thông tin mạng trong thời kỳ Covid-19 đã được diễn ra. Trong báo cáo trình bày về xu hướng tấn công và tội phạm mạng giai đoạn 2021 – 2022, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Cương, Phó Cục trưởng, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, đã ghi nhận được hàng nghìn cuộc tấn công nhằm vào hệ thống của các cơ quan chính phủ, cơ sở trọng yếu quốc phòng an ninh, tập đoàn kinh tế và cơ quan truyền thông.

Riêng trong nửa đầu năm 2021, A05 đã phát hiện 1.555 các trang web, trang thông tin điện tử có tên miền .vn bị tấn công, chèn các thông điệp của tin tặc, trong đó có 412 trang thuộc quản lý của cơ quan nhà nước. Số lượng tin, bài chứa thông tin xấu, sai sự thật lên các trang thông tin điện tử, blog, mạng xã hội,… lên tới con số 221.000.

Tình trạng lộ, mua bán thông tin, dữ liệu của người dùng cũng ghi nhận ở mức đáng báo động. Tiêu biểu là vụ lộ lọt thông tin của 35,6 triệu khách hàng của một tập đoàn lớn ở Việt Nam. Vụ việc này đã gây bức xúc và thu hút sự quan tâm lớn của dư luận, đặc biệt là trong thời gian Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ông Nguyễn Ngọc Cương nói.

“Tội phạm an ninh mạng ngày càng gia tăng và thực hiện bằng nhiều biện pháp tinh vi hơn, gây ra hậu quả lớn hơn. Việc bảo vệ các hệ thống thông tin trọng yếu trong thế giới số, bảo vệ cơ sở dữ liệu là vấn đề cấp bách hiện nay”, theo Đại tá Nguyễn Ngọc Cương.

Ngoài các chia sẻ từ cơ quan chuyên trách an toàn an ninh mạng, các khách mời đến từ các công ty tập đoàn cũng đã nêu lên khó khăn, thách thức đảm bảo an toàn thông tin mạng trong thời kỳ Covid-19.

Việt Nam trong những năm gần đây đã trở thành nước có tỷ lệ nhiễm mã độc và hứng chịu những cuộc tấn công thuộc nhóm cao trên thế giới, các hoạt động vi phạm trên không gian mạng cũng có chiều hướng gia tăng. Do đó, Bộ TT và TT khuyến cáo các các đơn vị thường xuyên đánh giá an toàn thông tin hệ thống, phát triển điện toán đám mây của Việt Nam giúp cho không gian mạng an toàn. Rà quét và công khai mức độ an toàn, thiết lập các SOC, kết nối và chia sẻ với NCSC. Bộ TT và TT sẽ tạo cơ chế chính sách để tham gia an toàn thông tin cũng như ứng cứu giúp doanh nghiệp xử lý các sự cố.

Bộ TT và TT đã Khai trương Ứng dụng an toàn không gian mạng trên nền tảng di động. Ảnh BTC

Vietnam Security Summit 2021 diễn ra đến hết ngày 28/10, ngoài phiên báo cáo toàn thể là các phiên Hội thảo chuyên đề gồm: “Bảo vệ các hệ thống thông tin trọng yếu trong thế giới số”. Hội thảo diễn ra chiều ngày 27/10 mang lại những chia sẻ chuyên sâu xoay quanh việc bảo vệ hạ tầng và tài sản số quan trọng trong nhiều lĩnh vực then chốt như viễn thông, bán lẻ và TMĐT, giao thông vận tải và logistics, tài chính – ngân hàng, sản xuất, năng lượng với các công nghệ như EDR, XDR, IIoT và nhiều giải pháp khác.

Chuyên đề 2 với chủ đề “Xu hướng và giải pháp an toàn thông tin mạng cho điện toán đám mây”; chuyên đề 3 với chủ đề “An toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số”. Hai chuyên đề này diễn ra trong ngày 28/10. Các hội thảo sẽ tập trung bàn về những thách thức và tìm kiếm các giải pháp khi các thiết bị IoT bùng nổ và ngày càng nhiều người làm việc từ xa để lộ nhiều điểm yếu cho tin tặc khai thác, khiến việc đảm bảo an toàn thông tin mạng trở nên khó khăn hơn.

Song song với hội thảo chuyên đề, Triển lãm quốc tế ảo về các sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng có sự tham gia của hơn 20 nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu khu vực và trên thế giới như Kaspersky, Công ty An ninh mạng Viettel, Cloudflare,… đang được giới thiệu.

Bảo Hà

Ngay trong sáng ngày khai mạc sự kiện, Bộ TT và TT đã Khai trương Ứng dụng an toàn không gian mạng trên nền tảng di động cho người dân và Công bố xếp hạng mức độ an toàn thông tin mạng của các Bộ, ngành địa phương năm 2020. 

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Smart City Asia 2024: Ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh trong phát triển đô thị thông minh

Thành phố thông minh đang là xu thế phát triển chung của các đô thị trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng đó. Chính phủ xác định phát triển đô thị bền vững, thông minh là hướng đi có tính đột phá để nâng cao vị thế của Việt Nam.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng

Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ký Quyết định 854/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Giải thưởng Sao Khuê 2024 nổi bật với nhiều giải pháp AI

169 Nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc được trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho thấy nhiều giải pháp số được ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Đầu tư bằng hình thức đối tác công – tư (PPP) trong bối cảnh mới của TP. Hồ Chí Minh

Nối tiếp những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2023, Kỳ I Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2024 tập trung bàn luận các nội dung xoay quanh chủ đề “Đầu tư bằng hình thức đối tác công - tư (PPP) trong bối cảnh mới của Thành phố Hồ Chí Minh” gồm 2 phiên Trù bị và Toàn thể.

Phát triển thị trường băng thông di động Việt Nam nâng cao hiệu quả chuyển đổi số

Báo cáo khảo sát về chất lượng dịch vụ viễn thông di động, cố định và điện toán đám mây 2024 cho thấy, ở mảng dịch vụ băng thông rộng di động, Viettel Telecom xếp hạng cao nhất về chất lượng dịch vụ. Trong khi, MobiFone dẫn đầu về chăm sóc khách hàng và chương trình khuyến mãi. 

Bài viết nổi bật

Doanh nghiệp cần nhận thức rõ quản lý năng lượng trong chuyển đổi ESC

Chương trình CafeTech với chủ đề “Định hướng phát triển khu chế xuất Tân Thuận và vai trò của quản lý năng lượng trong việc chuyển đổi ESG” đã giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tác động đến môi trường và phát triển bền vững trong tương lai gần.

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng

Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ký Quyết định 854/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.