Trang chủGiáo dụcSinh viên trường Hutech chi “khủng” cho các đồ án tốt nghiệp

Sinh viên trường Hutech chi “khủng” cho các đồ án tốt nghiệp

Hơn 2 tháng thực hiện và chi khoảng 40 triệu đồng hoàn thành đồ án tốt nghiệp, em Luyện Văn Long – một trong 3 sinh viên sáng chế ra máy dán nhãn bán tự động vui mừng vì sản phẩm được áp dụng ngoài thực tế và đã được doanh nghiệp mua lại.

Hội Tự động hóa TP.HCM đồng hành tổ chức Ngày hội công nghệ và tuyển dụng cùng Hutech
• Thiết kế xe tự hành giảm tải sức người: sinh viên đạt điểm xuất sắc tốt nghiệp

Chi tiền triệu chỉ để hoàn thành đồ án tốt nghiệp

Ngày 26/8 vừa qua, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) diễn ra sự kiện Hutech Techshow 2022 với đông đảo các doanh nghiệp và các bạn sinh viên trường Hutech tham gia. Đây cũng là không gian triển lãm các sản phẩm đồ án tốt nghiệp, sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên Viện Kỹ thuật Hutech. Tại ngày hội Hutech Techshow 2022, có hơn 300 mô hình đồ án tốt nghiệp được trưng bày tại triển lãm do hơn 900 sinh viên thực hiện, trong đó có nhiều mô hình đồ án được đầu tư công phu và có tính ứng dụng cao.

Nhiều mô hình độc đáo được thực hiện bởi các bạn sinh viên khối ngành Kỹ thuật, Công nghệ. Ảnh: Thanh Huyên

Trong buổi triển lãm, ấn tượng nhất là các mô hình độc đáo như: Điều khiển và giám sát tự động máy gấp giỏ cây tự động sử dụng PLC; thiết kế chế tạo xe điện 3 bánh cho người khuyết tật; thiết kế và chế tạo mô hình học tập hộp số tự động hóa trên ô tô,… đặc biệt là nhiều mô hình được các bạn sinh viên đầu tư vài chục triệu đồng trở lên để thực hiện đồ án.

Đồ án xe điện 3 bánh cho người khuyết tật được nhiều sự quan tâm và được thầy cô đánh giá cao về tính hữu dụng. Ảnh: Thanh Huyên

Em Luyện Văn Long – sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí, là một trong nhóm 3 sinh viên thực hiện Đề tài “Máy dán nhãn bán tự động cho biết: “Nhận thấy việc dán nhãn thủ công lên chai nhựa không được hiệu quả, đôi khi các nhãn dán sẽ bị lệch trong quá trình công nhân dán theo phương pháp thủ công thông thường. Do đó nhóm em đã có 2 tháng lên ý tưởng và nghiên cứu thiết kế ra máy dán nhãn bán tự động. Chi phí thực hiện lên đến 40 triệu đồng chưa tính phí thiết kế gia công và em rất vui khi sản phẩm đã được một doanh nghiệp mua lại”.

Nhóm sinh viên thực hiện đề tài “máy dán nhãn bán tự động” được một doanh nghiệp đặt cọc và mua lại. Ảnh: Thanh Huyên

Ngoài nhóm của Long, còn rất nhiều đồ án có đề tài hay và mới mẻ được đầu tư trên dưới chục triệu như: Mô hình của nhóm bạn Nguyễn Duy Phương thực hiện Đề tài “Dây chuyền sản xuất tự động” được đầu tư hơn 50 triệu đồng. Đồ án của nhóm bạn Mai Tiến Dũng thực hiện Đề tài “Thiết kế và chế tạo hệ thống chiết rót tự động kết hợp xử lý ảnh để xử lý sản phẩm lỗi” chi phí thực hiện lên đến 8 triệu đồng,…

Mô hình dây chuyền sản xuất tự động được đầu tư “khủng” lên đến hơn 50 triệu đồng. Ảnh: Thanh Huyên

Từ mô hình đến nâng cấp đưa vào thực tiễn

Các sản phẩm đa số là các mô hình, tuy nhiên cũng có những sản phẩm được hoàn thiện và đã được đưa vào thực tiễn sử dụng. Chi hơn 10 triệu đồng và hơn 4 tháng lên ý tưởng bắt tay thiết kế, thi công nhóm bạn Nguyễn Tuấn Anh – sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí thực hiện Đề tài “Máy ép cám viên cho lợn” cho biết: “Đề tài của nhóm là nhìn từ những bất cập thực tế mà ra, do là con nhà nông nhà lại nuôi lợn nên em hiểu rõ được nỗi khổ và vất vả của người nông dân khi chăn nuôi sẽ như thế nào. Do đó máy ép cám viên cho lợn được được ra đời và cải tiến thêm hệ thống nghiền và hệ thống trộn nguyên liệu được đấu với motor quay 50 vòng trên một phút để giảm bớt chi phí thức ăn còn 40 – 50% so với trước kia.”

Tuấn Anh cho biết, đây là đề tài không mới nhưng cải thiện được nhiều so với thị trường, thay vì phải phối trộn nguyên liệu bằng tay như thông thường, máy đã cải tiến thêm phần phối trộn nguyên liệu đi liền với máy làm cho thành phẩm cho ra đều hơn và chất lượng tốt hơn. Nguyên lý hoạt động của máy là khi kết nối nguồn trực tiếp 220v qua aptomat 1, motor 1 hoạt động truyền động năng quay tới thùng trộn sau thời gian 3 phút cắm đều, ta tắt motor 1 và bật aptomat 2, motor 2 quay truyền động năng. Quay tới trục nghiền ta xả cám từ từ, từ thùng trộn xuống máy nghiền cám được nghiền từ 2 con lô xuống mặt sàn cho ra thành phẩm.

Bạn Nguyễn Tuấn Anh ấp ủ hơn 4 tháng và chi hơn 10 triệu đồng để giải quyết bất cập của người nuôi lợn. Ảnh: Thanh Huyên

Nhìn lại chặng đường hơn 4 tháng nỗ lực, Tuấn Anh cảm thấy xứng đáng với thành quả hiện tại, mặc dù chưa phải là sản phẩm tối ưu nhất nhưng đó chính là đứa con tinh thần mà cả thầy và trò đã nổ thực thực hiện suốt thời gian qua.

Để gặt hái được quả ngọt là sự nỗ lực của thầy và trò

Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh thạc sĩ ngành Vật lý Điện tử trường Hutech cho biết, để đạt được kết quả như ngày hôm nay, cô trò đã phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả nhất là khi thực hiện sản phẩm, có nhóm đã phải bỏ ngang vì sản phẩm không áp dụng được vào thực tế và khó có thể thực hiện.

Do đó để giảm bớt áp lực cũng như tăng khả năng thành công khi thực hiện đề tài hơn, cô cũng như nhà trường đã hỗ trợ các bạn tiếp cận thực tập ở các doanh nghiệp, công ty liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật công nghệ để trong quá trình thực tập, các bạn sẽ tự tư duy, phát hiện ra các vấn đề của các doanh nghiệp, từ đó sẽ bắt tay vào phát triển đề tài, thực hiện sản phẩm.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh (áo trắng) chấm điểm các đồ án tốt nghiệp của sinh viên. Ảnh: NVCC

Nói về chi phí thực hiện cô cho biết các doanh nghiệp nơi các bạn thực tập thường sẽ tài trợ toàn bộ chi phí để ra được một mô hình hoàn chỉnh, và đặc biệt là nhà trường cũng sẽ ưu tiên chọn những doanh nghiệp trả phí trong quá trình thực tập để các bạn có được nguồn thu nhập để chi trả trong quá trình thực hiện đồ án. Đối với các bạn phải bỏ ra tiền triệu vào đồ án tốt nghiệp là do các bạn muốn thực hiện một sản phẩm riêng biệt và không được doanh nghiệp đặt hàng cho nên không được tài trợ từ các doanh nghiệp do đó các bạn phải tự chi trả mọi chi phí trong quá trình thực hiện mô hình.

Chi hơn 12 triệu thực hiện Đề tài “Thiết kế và điều khiển kho hàng tự động sử dụng hệ thống băng tải” nhóm thực hiện của bạn Đỗ Đức Thắng, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí chia sẻ về khó khăn trong quá trình thực hiện: “Em thấy khó khăn nhất trong quá trình lập trình, vì nhóm em học chuyên về cơ khí chứ không chuyên về tự động hay điều khiển nên suốt quá trình thực hiện, tụi em luôn nhờ thầy cô tư vấn, giải đáp những bất cập mà tụi em đang gặp phải và may mắn là thầy cô luôn hỗ trợ hết mình, giúp chúng em hoàn thành tốt sản phẩm nhất có thể”.

Bạn Đỗ Đức Thắng cảm thấy hạnh phúc khi nhận được nhiều sự quan tâm của thầy cô trong quá trình thực hiện đề tài. Ảnh: Thanh Huyên

Có thể thấy để hoàn thiện được những đồ án độc đáo như ngày hôm nay, thầy và trò đã phải trải qua những vất vả và nỗ lực hơn 2 tháng trời để xây dựng nên đứa con tinh thần này. Đang chia sẻ với chúng tôi, cô Ngọc Anh vui mừng khi nhận ngay tin nhắn của một nhóm bạn sinh viên sáng chế mô hình Drone (máy bay không người lái) đã được một công ty mời về để hỗ trợ phát triển mảng Drone về nông nghiệp cho công ty họ.

Đó là một trong những niềm vui rất lớn đối với cô Ngọc Anh cũng như tất cả các thầy cô hướng dẫn khác và đặc biệt niềm vui lớn nhất của các thầy cô trường Hutech là nhìn thấy các bạn trưởng thành, vượt qua rào cản để tiến đến mục đích cuối cùng là hoàn thiện được đứa con tinh thần do các bạn lên ý tưởng gây dựng, ấm ủ suốt thời gian qua.

Thanh Huyên

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 tăng 1,98%

Ngành công nghiệp 9 tháng năm 2023 tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,98%

Việt Nam là quốc gia thu nhập trung bình có nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ghi nhận năm 2023 Việt Nam tăng 2 bậc chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu so với năm 2022, xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế.

33 công trình được trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật Tp.HCM

Ngày 26/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Tp.HCM đã trao giải cho các công trình ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Tp.HCM lần thứ 27. Đây là cuộc thi giúp nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, mang lại giá trị thực tế cho cộng đồng.

Nhân lực CNTT Việt Nam đang ở đâu trong hệ sinh thái phát triển lĩnh vực chip?

Để có sự thích nghi với thời đại số hóa, thị trường bắt đầu yêu cầu nguồn nhân lực công nghệ có nền tảng kỹ thuật vững, tư duy kinh doanh và những chuyên môn cần thiết trong công cuộc đổi và phát triển doanh nghiệp.

 Ngày càng nhiều doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam vươn xa

Lễ công bố và Vinh danh TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023 được diễn ra sáng ngày 22/9 tại Hà Nội, với 104 lượt doanh nghiệp được vinh danh trong 25 lĩnh vực. Ở hạng mục doanh nghiệp nghìn tỉ lần đầu tiên tổ chức có 13 đề cử được vinh danh.

Bài viết nổi bật

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 tăng 1,98%

Ngành công nghiệp 9 tháng năm 2023 tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,98%

Cơ hội phân phối các thiết bị vô tuyến công suất thấp của Nhật Bản tại Việt Nam

Circuit Design hiện là công ty sản xuất hàng đầu Nhật Bản về các thiết bị vô tuyến công suất thấp tiên tiến. Công ty hiện đang muốn tìm nhà phân phối tại thị trường Việt Nam. 

Chính phủ Mỹ tài trợ cho Việt Nam 2 triệu USD để phát triển lĩnh vực bán dẫn

Việt Nam và Mỹ tuyên bố khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó Chính phủ Mỹ sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.