Trang chủBản tin CovidSau 6/9 Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15+ ở vùng cam...

Sau 6/9 Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15+ ở vùng cam và xanh

Sau đợt giãn cách thứ ba, Hà Nội sẽ thiết lập ba vùng chia theo mức độ nguy cơ và đặc điểm địa lý – dân cư – sinh hoạt – sản xuất; tiếp tục giãn cách ở “vùng đỏ” và điều chỉnh các biện pháp cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15/TTg với vùng “cam, xanh”.

Đây là một trong những nội dung trong thông báo kết luận số 480-TB/TU thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Hà Nội.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thống nhất chủ trương đối với phương án phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 của Thành phố theo đề nghị của UBND Thành phố.

Sau đợt giãn cách thứ 3 (ngày 6/9), Hà Nội sẽ thiết lập 3 vùng, chia theo mức độ nguy cơ và đặc điểm địa lý – dân cư – sinh hoạt – sản xuất.

3 vùng gồm: Nội đô (khu vực mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ), phía Bắc sông Hồng (tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp) và vùng phía Tây, phía Nam (tập trung các khu vực sản xuất nông nghiệp).

Trên cơ sở phân vùng, khu vực “vùng đỏ” có nguy cơ rất cao sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao hơn Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc “ai đâu ở đó” để khoanh vùng, truy vết, xử lý, dập dịch triệt để.

Tại các khu vực nguy cơ cao “vùng cam” và nguy cơ thấp hơn “vùng xanh”, thành phố điều chỉnh biện pháp ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15/CT-TTg (15+) của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các khu vực “vùng đỏ” bảo đảm khoa học, kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Trong cùng ngày, UBND TP.Hà Nội đã ban hành văn bản về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2021. UBND Thành phố giao Sở Y tế chủ trì cùng các đơn vị liên quan tham mưu Ban Chỉ đạo Thành phó phương án, kịch bản phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 trên địa bàn Thành phố theo phương châm siết chặt hơn, áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”.

Đối với khu vực “vùng xanh”, giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt từng phương án để tổ chức sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

Trên cơ sở phương án được phê duyệt, tham mưu, đề xuất văn bản chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo Thành phố yêu cầu các cấp, các ngành từ Thành phố đến UBND quận, huyện, thị xã xây dựng ngay kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể tại địa phương, nhất là tại các khu đông dân cư, nhiều ngõ ngách, địa bàn phức tạp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh,… để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động, không để lúng túng, bị động.

Đồng thời có phương án tổ chức sản xuất, lưu thông hàng hóa, an sinh xã hội, sinh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng vùng; tập trung tổ chức cách ly, phong tỏa triệt để “vùng đỏ” bảo đảm chặt chẽ từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, đúng nguyên tắc cách ly, ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

Minh Vũ

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng

Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ký Quyết định 854/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.

Vì cam kết Net Zero, doanh nghiệp xây dựng phải thay đổi

Hiện nay, tại Việt Nam đã có sự triển khai tích cực của nhiều giải pháp, tập trung vào việc hoàn thiện các cơ chế và chính sách nhằm thúc đẩy cam kết Net Zero. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã thấy được nhiều cơ hội và thách thức mới trong việc xây dựng các công trình xanh.

Siemens thúc đẩy các giải pháp xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu bền vững

Ngày hội Trung tâm Dữ liệu (Siemens Vietnam Data Center Day) do công ty Siemens Việt Nam tổ chức, diễn ra vào sáng ngày 9/4 đã cập nhật thông tin đa chiều và thảo luận về giải pháp xây dựng, vận hành và quản lý các trung tâm dữ liệu sao cho bền vững.

Bài viết nổi bật

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần nhận thức rõ quản lý năng lượng trong chuyển đổi ESC

Chương trình CafeTech với chủ đề “Định hướng phát triển khu chế xuất Tân Thuận và vai trò của quản lý năng lượng trong việc chuyển đổi ESG” đã giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tác động đến môi trường và phát triển bền vững trong tương lai gần.

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.