Trang chủDiễn đànQuy hoạch không gian biển: Cơ hội thúc đẩy phát triển điện...

Quy hoạch không gian biển: Cơ hội thúc đẩy phát triển điện gió ngoài khơi

Quy hoạch không gian biển sẽ là giải pháp để thúc đẩy phát triển điện gió ngoài khơi và giúp Việt Nam đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Chiều 20/4, tại Hà Nội, Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức hội thảo “Điện gió ngoài khơi và Quy hoạch không gian biển Việt Nam”. Tại hội thảo, các kinh nghiệm quốc tế đã được chia sẻ và các bước tiếp theo trong xây dựng quy hoạch không gian biển (QHKGB) và phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam đã được thảo luận.

Toàn cảnh hội thảo.

Các chuyên gia đến từ Na Uy, Vương quốc Anh và một số quốc gia khác đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc và đưa ra những khuyến nghị có giá trị liên quan tới quy hoạch đại dương bền vững, phân vùng trong QHKGB, phát triển điện gió ngoài khơi, đánh giá các khu vực phát triển điện gió trong QHKGB.

Hội thảo đề cao vai trò quan trọng trong QHKGB giúp xác định các khu vực phù hợp cho các dự án năng lượng gió ngoài khơi, trong sự phát triển của nền kinh tế xanh bằng cách thúc đẩy các công nghệ đổi mới, ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng

Phát biểu tại hội thảo, ông Tạ Đình Thi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho biết, Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng điện gió ngoài khơi rất lớn. Theo tính toán, khu vực có độ sâu đáy biển trên 20m thì tổng quy mô tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi khoảng 165.000 MW, khu vực gió cao và có tiềm năng kinh tế tốt chủ yếu ở khu vực Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định) với tổng tiềm năng khoảng 80.000 MW với tốc độ gió trên 7 – 9 m/s.

Ông Tạ Đình Thi nhấn mạnh, phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam, trong đó điện gió ngoài khơi được coi là một trong những giải pháp đột phá để chuyển đổi năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Điều này liên quan chặt chẽ đến quy hoạch không gian biển, đặc biệt là xác định các vùng biển tiềm năng và phân vùng hợp lý để phát triển điện gió ngoài khơi.

Bà Ramla Khalidi – Trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết, việc đẩy nhanh quy hoạch không gian biển là điều cần thiết để mở ra tiềm năng to lớn về phát triển điện gió ngoài khơi cho Việt Nam.

Theo bà Ramla Khalidi, nhiệm vụ trên đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các mục tiêu về biến đổi khí hậu đã công bố tại COP26, trong đó có phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Bà Ramla Khalidi cũng cho rằng, quy hoạch không gian biển nên được coi là một quá trình liên tục. Do đó, Việt Nam cần phải đảm bảo quy trình xây dựng và ban hành QHKGB lâu dài cũng như xác định các khu vực phát triển điện gió xa bờ được thực hiện một cách công khai.

Việc này cần tham khảo ý kiến của mọi đối tượng trong xã hội, sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương, để đảm bảo lợi ích được chia sẻ một cách công bằng và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương – bà Khalidi Ramla Khalidi chia sẻ.

Bà Hilde Solbakken – Đại sứ Na Uy tại Việt Nam nhấn mạnh QHKGB có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ góp phần khai thác bền vững mỏ ánh sáng từ năng lượng gió ngoài khơi, mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên biển. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển biển xanh bền vững.

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Na Uy, Vương quốc Anh và một số quốc gia khác cũng chia sẻ và đưa ra những khuyến nghị có giá trị liên quan tới quy hoạch đại dương bền vững, phân vùng trong quy hoạch không gian biển, phát triển điện gió ngoài khơi, đánh giá các khu vực phát triển điện gió.

Hà An – Hà Anh

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

IgusGO tối ưu hóa quy trình chuyển đổi Công nghiệp 4.0

Ứng dụng igusGO dựa trên AI chỉ mất vài giây để tiết lộ cách một ứng dụng có thể được tối ưu hóa về mặt kỹ thuật với các linh kiện không bôi trơn từ igus®️. Để làm điều này, các nhà thiết kế không cần phải xem qua các danh mục, gọi điện thoại hoặc viết e-mail, mà chỉ cần chụp ảnh ứng dụng của họ.

Nvidia ra mắt chip mới có năng lực xử lý AI đạt 20 triệu tỷ phép tính mỗi giây

Thế hệ chip AI mới nhất của Nvidia mang tên Blackwell sẽ có giá từ 30.000 USD đến 40.000 USD một đơn vị

DAT Group Techtalk 2024: Cập nhật thêm nhiều nội dung giá trị cho sinh viên

DAT tổ chức hội thảo “DAT Group TechTalk 2024” nhằm hỗ trợ xây dựng nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc để sinh viên ngành Tự động hóa sẵn sàng đáp ứng những thách thức của một thế giới không ngừng dịch chuyển.

Xiaomi Watch 2 mang lại trải nghiệm thể thao tuyệt vời nhờ thiết kế cao cấp, sở hữu Wear OS thông minh

Đồng hồ thông minh Xiaomi Watch 2 sở hữu hệ điều hành Google Wear OS mượt mà cùng nhiều cải tiến công nghệ vượt trội, là thiết bị không thể thiếu của người dùng trong hành trình luyện tập và chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.