Trang chủBản tin công nghiệpQuy hoạch điện VIII chính thức được phê duyệt

Quy hoạch điện VIII chính thức được phê duyệt

Ngày 15/5, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, thừa ủy quyền Thủ tướng đã ký Quyết định số 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII).

•Quy hoạch điện VIII để phát triển kinh tế

Theo đó, quy hoạch điện VIII phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm các công trình liên kết lưới để xuất nhập khẩu điện với các nước.

Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới. Đồng thời, hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Trong đó, về mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5-7,5%/năm trong giai đoạn 2031-2050.

Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện sẽ giảm 7-8 lần trong vòng 20 năm (2030 – 2050), còn 27-31 triệu tấn vào năm 2050. Nếu các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ cam kết JETP, Việt Nam có thể đạt mức phát thải tối đa 170 triệu tấn vào 2030.

Đối với mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%. Bên cạnh đó, phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu, phấn đấu năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000-10.000 MW.

Cũng theo quy hoạch này, dự kiến đến 2030, Việt Nam hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ.

Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch điện VIII cũng đã xác định các phương án phát triển nguồn điện, phương án phát triển lưới điện, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực, định hướng phát triển điện nông thôn, định hướng phát triển sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, và nhu cầu vốn đầu tư.

Trong đó, uớc tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải giai đoạn 2021-2030 cần 135 tỷ USD; giai đoạn 2031-2050 là 399 – 523 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 364 -511 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 34-38 tỷ USD.

Theo quy hoạch, lượng điện thương phẩm sẽ đạt khoảng 335 tỷ kWh vào 2025, tăng lên gấp rưỡi vào 2030 (khoảng 505 tỷ kWh) và đến năm 2050 là 1.114 – 1.254 tỷ kWh.

Trước đó, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định kết quả rà soát, hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chiều 4/5 tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh: Quy hoạch điện VIII cần bổ sung những điểm mới về tư duy, tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm giải quyết các thách thức đặt ra trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero), chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đánh thuế carbon với hàng hoá sản xuất sử dụng năng lượng hoá thạch,…

Đỗ Phương

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Tôn vinh các công trình xuất sắc tại Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam

Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2022 đã khen thưởng 43 công trình đoạt giải gồm: 4 giải Nhất, 9 giải Nhì, 15 giải Ba và 15 giải Khuyến khích. Đồng thời, khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Giải thưởng.

Từ 1/6 người dân được cấp tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa công bố kế hoạch chính thức cấp phát các đuôi tên miền mới gắn với chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Ba đuôi tên miền mới gồm AI.VN (lĩnh vực trí tuệ nhân tạo), ID.VN (thương hiệu cá nhân trực tuyến), IO.VN (Công nghệ số, nền tảng số) sẽ được mở cho người dân đăng ký sử dụng từ ngày 1/6.

Việt Nam sẽ có công nghệ siêu băng thông rộng tốc độ 10 Gb/s

Ngày 31/5/2023, Nokia đã công bố chương trình hợp tác với VNPT để triển khai hạ tầng băng rộng cáp quang tốc độ 10 Gigabit trên giây (10 Gb/s) đầu tiên tại Việt Nam.

Nvidia công bố siêu máy tính mới có thể làm thay đổi tương lai của AI

Nvidia vừa công bố một siêu máy tính mới có thể làm thay đổi tương lai của AI. DGX GH200 siêu máy tính Nvidia ra mắt được trang bị bộ nhớ gấp gần 500 lần so với các hệ thống mà chúng ta quen thuộc hiện nay.

Hơn 100 công nghệ chuyển đổi số giáo dục được giới thiệu tại Techmart 2023

Techmart Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục năm 2023 giới thiệu các công nghệ, giải pháp sẵn sàng chuyển giao trong lĩnh vực giáo dục của hơn 50 viện nghiên cứu, trường đại học, các nhóm khởi nghiệp,…

Bài viết nổi bật

Tôn vinh các công trình xuất sắc tại Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam

Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2022 đã khen thưởng 43 công trình đoạt giải gồm: 4 giải Nhất, 9 giải Nhì, 15 giải Ba và 15 giải Khuyến khích. Đồng thời, khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Giải thưởng.

Infineon quyết tâm phát triển chip điện tử tại Việt Nam

Công ty Infineon Technologies AG mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam bằng việc khai trương Văn phòng mới tại Hà Nội với quy mô lớn hơn và thành lập Trung tâm R&D tập trung nghiên cứu chip điện tử.

Từ 1/6 người dân được cấp tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa công bố kế hoạch chính thức cấp phát các đuôi tên miền mới gắn với chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Ba đuôi tên miền mới gồm AI.VN (lĩnh vực trí tuệ nhân tạo), ID.VN (thương hiệu cá nhân trực tuyến), IO.VN (Công nghệ số, nền tảng số) sẽ được mở cho người dân đăng ký sử dụng từ ngày 1/6.