Trang chủGiáo dụcKhởi nghiệpQuán quân QVIC 2022 nhận giải thưởng 100.000 USD

Quán quân QVIC 2022 nhận giải thưởng 100.000 USD

Các quán quân của Cuộc thi thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC) 2022 đã được xác định sau Vòng Chung kết diễn ra vào ngày 14/9 vừa qua.

• QVIC 2022: Top 3 công ty công nghệ xuất sắc sẽ nhận giải thưởng lớn

Các dự án Cuộc thi QVIC sau khi công bố Top 10 đã được Qualcomm tổ chức thực hiện chương trình ươm tạo, đồng thời hỗ trợ tài chính với gói tài trợ 10.000 USD (chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho mỗi công ty) và thêm 5.000 USD chi phí đăng ký bằng sáng chế tại Việt Nam hoặc Mỹ.

Bên cạnh đó, 10 nhóm cũng đã tham gia các chương trình đào tạo phát triển kinh doanh và hỗ trợ chuyên sâu về kỹ thuật, R&D từ các kỹ sư, chuyên gia của Qualcomm và đối tác, cũng như cho phép sử dụng của phòng thí nghiệm chuẩn quốc tế bao gồm hỗ trợ ML/AI, camera, âm thanh, buồng RF, đánh giá hiệu năng về nhiệt và modem.

Top 10 cuộc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm Việt Nam năm 2022 (QVIC 2022).

Các dự án nổi bật đến với chung kết có thể kể đến hệ thống quản trị nhà máy năng lượng mặt trời; giải pháp ứng dụng AI trong xử lý tự động các nội dung online có hại cho trẻ; hệ thống phát thanh thông minh; thiết bị DAC sound card cao cấp “made in Vietnam”; nền tảng công nghệ vạn vật trí tuệ nhân tạo (AIoT) giám sát chất lượng không khí; hay giải pháp ảnh nhiệt, và các ứng dụng IoT, máy bay không người lái và AI ứng dụng trong nông nghiệp thông minh.

Chung cuộc, Cuộc thi đã tìm ra 3 công ty công nghệ xuất sắc nhất nhận tổng giải thưởng bằng tiền mặt lên đến 225.000 USD (hơn 5 tỷ đồng) từ tập đoàn chip công nghệ hàng đầu thế giới Qualcomm, cụ thể:

Giải Nhất thuộc về Công ty Cổ phần Công nghệ Thông minh MiSmart với giải pháp máy bay không người lái và AI ứng dụng trong nông nghiệp thông minh.

Mismart cung cấp giải pháp drone tích hợp AI giúp giám sát, phát hiện sâu bệnh và phun thuốc trừ sâu tự động nhằm tăng năng suất, hiệu quả góp phần hiện đại hoá, tự động hoá nền nông nghiệp – nhân tố thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam.

Giải Nhì thuộc về Dự án VPTech’s RAY là dự án cung cấp thiết bị DAC/AMPLIFIER di động thuộc dòng sản phẩm âm thanh cao cấp đầu tiên sản xuất tại Việt Nam. Chất lượng âm thanh được tinh chỉnh ở mức chip bởi VPTech kết hợp với công nghệ truyền âm thanh không dây lossless của Qualcomm đem đến âm thanh chất lượng cao nhất, mang lại cho người nghe những bản nhạc với độ chân thực, đầy đủ sắc thái và cảm xúc.

Giải nhì với Dự án VPTech’s RAY là dự án cung cấp thiết bị DAC/AMPLIFIER di động thuộc dòng sản phẩm âm thanh cao cấp đầu tiên sản xuất tại Việt Nam.

Giải Ba thuộc về GraphicsMiner tạo ra bộ đồ chơi rô bốt bằng giấy bìa cứng đi cùng với nền tảng tương tác thực tế ảo (AR) dành cho trẻ em trên khắp thế giới để chơi và học tập. Đây là giải pháp có giá thành rẻ, thông minh và thân thiện với môi trường, giúp học sinh tiếp cận số hóa ngay từ thời gian học tập và vui chơi của mình.

Giải ba với GraphicsMiner tạo ra bộ đồ chơi rô bốt bằng giấy bìa cứng đi cùng với nền tảng tương tác thực tế ảo (AR) dành cho trẻ em trên khắp thế giới để chơi và học tập.

Ba công ty đoạt giải Nhất, Nhì, Ba sẽ nhận về khoản tiền thưởng trị giá lần lượt là 100.000 USD, 75.000 USD và 50.000 USD cùng những hỗ trợ khác sau chương trình trong mạng lưới Qualcomm toàn cầu. Đặc biệt, Qualcomm Technologies cam kết không yêu cầu bất kỳ quyền sở hữu cổ phần hoặc tài sản trí tuệ nào để đổi lấy các hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, công nghệ mà các công ty nhận được khi tham gia chương trình này.

TS. Trần Mỹ An – Phó chủ tịch công nghệ, mảng Bản quyền công nghệ tập đoàn Qualcomm, cũng là người sáng lập ra chương trình này cho biết: “Với sự hỗ trợ và đồng hành của Bộ Khoa học và Công nghệ, QVIC có mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bằng cách xác định và nuôi dưỡng các công ty công nghệ tiềm năng trong các lĩnh vực trọng điểm như 5G, IoT, trí tuệ nhân tạo, học máy, thành phố thông minh, thiết bị đeo và đa phương tiện ứng dụng chuyên môn về công nghệ và các nền tảng trong lĩnh vực thế mạnh của Qualcomm”.

Sản phẩm máy bay không người lái và AI ứng dụng trong nông nghiệp thông minh của Công ty Cổ phần Công nghệ Thông minh MiSmart.

Cũng tại lễ trao giải, Ban tổ chức đã phát động cuộc thi “Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Vietnam 2023”.

     Đạm Lê Quang

Vào tháng 12 năm 2019, Qualcomm đã khởi động Cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam dành cho các công ty khởi nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ mới đầy hứa hẹn tại Việt Nam. Thách thức này, với sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sẽ cho phép phát triển hệ sinh thái công nghệ tiềm năng bằng cách tìm được và nuôi dưỡng các công ty vừa và nhỏ sáng tạo đang thiết kế các sản phẩm trong 5G, IoT, trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh , thiết bị đeo và đa phương tiện sử dụng nền tảng và công nghệ di động Qualcomm và có thể hưởng lợi từ chuyên môn của Qualcomm trong một số lĩnh vực.

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Doanh nghiệp cần nhận thức rõ quản lý năng lượng trong chuyển đổi ESC

Chương trình CafeTech với chủ đề “Định hướng phát triển khu chế xuất Tân Thuận và vai trò của quản lý năng lượng trong việc chuyển đổi ESG” đã giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tác động đến môi trường và phát triển bền vững trong tương lai gần.

Vì cam kết Net Zero, doanh nghiệp xây dựng phải thay đổi

Hiện nay, tại Việt Nam đã có sự triển khai tích cực của nhiều giải pháp, tập trung vào việc hoàn thiện các cơ chế và chính sách nhằm thúc đẩy cam kết Net Zero. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã thấy được nhiều cơ hội và thách thức mới trong việc xây dựng các công trình xanh.

Hệ điều hành FortiOS với AI tạo sinh thế hệ mới nâng cao năng lực bảo mật

Fortinet công bố phiên bản mới nhất của hệ điều hành FortiOS - FortiOS 7.6 và những cải tiến quan trọng khác cho cấu trúc bảo mật Fortinet Security Fabric

Bảo mật thông tin trong mạng DCS các quá trình công nghệ được tự động hóa

Mặc dù lợi ích của DCS trong tự động hóa là không thể phủ nhận, tuy nhiên, bản thân DCS cũng tồn tại một vấn đề cấp bách - an ninh mạng. Khi các mạng DCS được kết nối với nhau (và xu hướng này, ngày càng phổ biến) thì nguy cơ về các mối đe dọa trên mạng và các lỗ hổng tiềm ẩn về an ninh mạng sẽ tăng lên đáng kể.

Bệnh nhân đột quỵ có cơ hội luyện tập phục hồi chức năng nhờ khung xương robot

5 nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Cơ khí chính xác và Tự động hóa, Trung tâm nghiên cứu triển khai, Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP Labs) đã hợp tác với một số trường đại học nghiên cứu chế tạo khung xương robot phục vụ việc tập vật lý trị liệu cho người bị đột quỵ, chấn thương chân.

Bài viết nổi bật

Thúc đẩy phát triển đô thị thông minh và phát triển bền vững qua Smart City Asia 2024

Smart City Asia 2024 là cơ hội lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề và giải pháp trong phát triển đô thị thông minh, phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần nhận thức rõ quản lý năng lượng trong chuyển đổi ESC

Chương trình CafeTech với chủ đề “Định hướng phát triển khu chế xuất Tân Thuận và vai trò của quản lý năng lượng trong việc chuyển đổi ESG” đã giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tác động đến môi trường và phát triển bền vững trong tương lai gần.

AI và Học máy là công nghệ hàng đầu được lựa chọn trong sản xuất thông minh

AI được xếp hạng là khả năng hàng đầu mà các nhà sản xuất tin rằng sẽ mang lại kết quả kinh doanh lớn nhất. 83% nhà sản xuất mong đợi sử dụng Generative AI (GenAI) trong hoạt động của họ vào năm 2024.