Trang chủGiáo dụcĐào tạoPGS.TS. Lê Minh Thùy: Nghề giáo như một cơ duyên

PGS.TS. Lê Minh Thùy: Nghề giáo như một cơ duyên

Tôi có duyên trò chuyện với cô vào dịp Hà Nội đã chớm cái lạnh của mùa Đông, cô say sưa kể về chuyện nghề, chuyện đời và tình yêu với nghiên cứu “tự động hóa”. Người tôi muốn nói đến đó chính là PGS.TS. Lê Minh Thùy – Giảng viên Tự động hóa, Trường Điện – Điện tử (ĐH Bách khoa Hà Nội).

PGS.TS. Lê Minh Thùy. Ảnh: NVCC

Tình yêu với tự động hóa

PGS.TS. Lê Minh Thùy sinh năm 1983 tại Thanh Hóa, một vùng đất hiếu học. Năm 2006, cô tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kỹ thuật đo và Tin học công nghiệp, khoa Điện Khóa 46 của trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

“Tôi rất thích làm kỹ sư thiết kế chế tạo ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cho cuộc sống. Chính vì thế, tôi quyết định chọn ngành Tự động hóa để học” – Cô Thùy chia sẻ.

Việc lựa chọn ngành này đúng là dễ với bản thân nhưng lại “khó” thuyết phục được phụ huynh. Bố mẹ không muốn cô học cái ngành mà vào thời điểm đấy, con trai còn không dám đăng ký thi. Chính vì thế, để bố mẹ yên tâm và thấy sự quyết tâm của bản thân cô dõng dạc tuyên bố: “bố mẹ cứ cho con học, học hết bao nhiêu tiền bố mẹ ghi sổ, ra trường đi làm con xin trả”- cô nhớ lại.

Vào kỳ thi Đại học, chiều lòng bố mẹ cô cũng đăng ký thi thêm nguyện vọng vào khoa Vật lý, trường ĐH Sư phạm, nghề hot lúc bấy giờ.

Cô đỗ cả 2 trường nhưng vẫn quyết tâm một tình yêu cháy bỏng dành cho tự động hóa,  như cái “duyên” với cô để giờ đây không chỉ là một người giáo viên truyền cảm hứng cho sinh viên mà cô còn lan tỏa một tình yêu nghiên cứu đến đồng nghiệp, đến các thế hệ sinh viên tiếp nối.

PGS.TS. Lê Minh Thùy tại Phòng thí nghiệm cùng sinh viên của mình. Ảnh: Hương Duyên

Nhà nghiên cứu, nhà giáo giàu năng lượng

Đồng nghiệp, sinh viên đã và đang làm việc với cô ở các đơn vị công tác và quản lý đều có chung cảm nhận PGS.TS. Lê Minh Thùy là một người rất giàu năng lượng, một nhà giáo tâm huyết và trách nhiệm. Ở bất kỳ cương vị công tác nào, cô luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc của mình, luôn trau dồi bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ mọi người để đổi mới phương pháp quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đặc biệt chú trọng phát triển khả năng tư duy độc lập cũng như rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho học trò.

Với tình yêu nghề vốn có, PGS.TS. Lê Minh Thùy đã gặt hái được nhiều thành tích “đáng nể” trong học tập cũng như nghiên cứu. Năm 2009 – 2013, cô may mắn phỏng vấn đỗ nghiên cứu sinh về chủ đề nghiên cứu cảm biến không dây tại Phòng TN IMEP-LaHC, trường Đại học Bách khoa Grenoble, Đại học Grenoble, Pháp. Sau khi học xong, cô được mời làm giảng viên thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu XLIM, Đại học Poitier, Pháp từ tháng 4/2015 đến tháng 7/2015.

Sau khi về nước, tháng 10/2016 cô tham gia nghiên cứu dự án của Tập đoàn Hitachi và giành giải nghiên cứu sau Tiến sĩ giành cho những nghiên cứu trẻ. Nhật Bản là đất nước tiếp theo cô Thùy đặt chân tới. Tại đây, cô học tập và nghiên cứu sau Tiến sĩ tại phòng nghiên cứu Ăng-ten milimet – Đại học Kỹ thuật Nagoya. Tháng 3 năm 2023 cô được mời làm giảng viên thỉnh giảng tại Đại học kỹ thuật Sydney, Úc,…

Khi được hỏi sao cô không chọn hẳn con đường nghiên cứu mà lại đảm nhận cả làm giảng viên. Cô bảo, đấy là đam mê cũng như tình yêu cô dành cho ngành tự động hóa, cô muốn truyền đạt những gì mình học được, những gì mình tích lũy được để chia sẻ cho các bạn sinh viên, góp phần giúp các em tìm ra đúng đam mê và định hướng nghề phù hợp để phát triển hơn nữa. Để trong số những bạn đấy sau này cũng sẽ có người giống cô, truyền đạt lại những gì mình biết cho các thế hệ tiếp theo.

PGS.TS. Lê Minh Thùy (thứ ba từ trái sang) tại Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc lần thứ III. Ảnh: NVCC

PGS.TS. Lê Minh Thùy (thứ hai từ trái sang) tại Hội nghị quốc tế về công nghệ truyền thông tiên tiến năm 2023. Ảnh: NVCC

Sau những giờ lên giảng đường, cô cùng đồng nghiệp thành lập ra phòng Thí nghiệm nghiên cứu cảm biến thông minh. Đây được coi là nơi bồi dưỡng các thế hệ sinh viên, những bạn yêu thích nghiên cứu, trau dồi bản thân. Bên cạnh đó, cũng từ đây những nghiên cứu, dự án của cô cùng sinh viên được ra đời ví dụ như những dự án theo đặt hàng của các công ty lớn từ trong và ngoài nước.

Trong thời gian dịch Covid-19 kéo dài, cô cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu, chế tạo ra sản phẩm thông minh mang ý nghĩa to lớn trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, là vòng đeo tay theo dõi sức khỏe cho người già và người bị bệnh truyền nhiễm có khả năng tự cung cấp năng lượng. Đến nay, sản phẩm đang được nâng cấp, cải tiến để phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Theo PGS.TS. Lê Minh Thùy, đến giữa năm 2024 sản phẩm phiên bản mới sẽ được ra mắt và được khảo sát tại những bệnh viện lớn trước khi có thể thương mại hóa.

Bên cạnh đó, cô cùng nhóm của mình nhận những dự án trong nước như: Hợp tác với Viettel nghiên cứu các dự án đồng hành cùng doanh nghiệp hay hợp tác cùng Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông về lĩnh vực ăng ten, smart home,…

Với một lượng công việc không hề nhỏ, nhưng người phụ nữ “tự động hóa” luôn hoàn thành tốt việc nước lẫn việc nhà. “Bí quyết” đơn giản là cô có một gia đình hậu thuẫn, tạo điều kiện hết mực. Đồng thời, thay vì như trước đây, không vướng bận gì là lao đầu vào nghiên cứu thì giờ cô chia nhỏ thời gian ra, để vẫn có thời gian chăm sóc gia đình và vẫn dành trọn một tình yêu không hề phai với nghiên cứu khoa học.

Trong tương lai, cô cũng mong muốn Phòng thí nghiệm của mình cùng đồng nghiệp sẽ được nâng cấp về thiết bị nghiên cứu, cơ chế chính sách sẽ nhanh gọn, thông thoáng hơn để không làm chậm trễ quá trình nghiên cứu của các dự án.

Miệt mài cống hiến với nghề giáo, cô Lê Minh Thùy đã được ghi nhận nhiều thành tích, khen thưởng như nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen cấp bộ và là chiến sĩ thi đua cấp bộ Giáo dục và Đào tạo.

Duyên Nguyễn

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

UAV hiện đại trong xung đột quân sự và xu hướng phát triển

Để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng hiện đại trong khí tài quân sự, các nhà phát triển UAV của Nga đang tập trung thực hiện nhiều dự án với định hướng cho UAV: bốn cánh; nhiều cánh quạt; trực thăng; và một số thiết kế mà thoạt nhìn khá lạ mắt.

Thực hiện đủ 3 biện pháp để đảm bảo thành công chuyển đổi số giáo dục đại học

Để thực hiện CĐS số thành công cần nâng cao kiến thức kỹ thuật số; tăng cường “Lực lượng đặc nhiệm” về công nghệ thông tin và kỹ thuật số; khảo sát các công nghệ một cách triệt để để áp dụng; tích hợp và khai thác sức mạnh của dữ liệu số; tự động hóa các quy trình.

An toàn dữ liệu trong thời đại điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo

Hiện nay, 60% dữ liệu doanh nghiệp trên thế giới được lưu trữ trên đám mây. Chi tiêu của người dùng cuối trên toàn thế giới cho các dịch vụ đám mây công cộng ước tính lên tới 597,3 tỷ USD trong năm 2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Tính thống nhất, dùng chung của dữ liệu quyết định mức thông minh của đô thị

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) được khai mạc sáng ngày 29/11 nhấn mạnh đến chủ đề: “Khai thác dữ liệu - Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.

Bài viết nổi bật

UAV hiện đại trong xung đột quân sự và xu hướng phát triển

Để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật ngày càng hiện đại trong khí tài quân sự, các nhà phát triển UAV của Nga đang tập trung thực hiện nhiều dự án với định hướng cho UAV: bốn cánh; nhiều cánh quạt; trực thăng; và một số thiết kế mà thoạt nhìn khá lạ mắt.

Tối ưu quy trình sản xuất phát triển bền vững ngành Điện công nghiệp

Với các giải pháp năng lượng và sự đồng hành tin cậy từ CHINT, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, gia tăng hiệu suất làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Tính thống nhất, dùng chung của dữ liệu quyết định mức thông minh của đô thị

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) được khai mạc sáng ngày 29/11 nhấn mạnh đến chủ đề: “Khai thác dữ liệu - Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.