Trang chủGiáo dụcĐào tạoNhững “chiến binh” sinh viên chống Covid trên mặt trận khoa học

Những “chiến binh” sinh viên chống Covid trên mặt trận khoa học

Trong 2 năm trở lại đây, sinh viên đã phải dần thích nghi với hình thức nghiên cứu, học tập trực tuyến vì không thể đến trường học trực tiếp trong bối cảnh dịch Covid-19. Nhưng cũng chính trong bối cảnh này, khi nhìn thấy thực tiễn công cuộc chống dịch của Việt Nam, nhiều sinh viên đã trở thành một trong những chiến binh góp sức cho ra đời các sản phẩm có ứng dụng thiết thực.

• PGS.TS. Phan Trung Nghĩa: Người tiên phong trong sáng kiến chống Covid-19
• Hộp nhắc nhở thông minh: Sản phẩm đột phá hữu ích trong mùa dịch

Theo thầy cùng nghiên cứu khoa học

Nhận thấy bản thân có niềm đam mê với NCKH, nên từ khi học năm thứ hai đại học, biết giảng viên trong trường đang tìm sinh viên hỗ trợ chế tạo sản phẩm phòng chống Covid-19, Vũ Hoàng Tú – sinh viên K64, Viện Kỹ thuật Hóa học, trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN) đã liên hệ với thầy để được tham gia vào nhóm nghiên cứu. “Học tập trong ngôi trường nổi bật về NCKH nên mình muốn được tiếp cận với nghiên cứu từ sớm để học hỏi và làm quen với công nghệ. Mặt khác, ở trên lớp chủ yếu học lý thuyết nên khi được thực hành trên thiết bị thực đã giúp cho mình tiếp thu nhanh hơn, học hỏi nhiều kỹ năng từ thầy và các bạn”, Vũ Hoàng Tú chia sẻ.

Tham gia vào nhóm nghiên cứu, Vũ Hoàng Tú đã học hỏi thêm được nhiều kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao. Ảnh: Nhóm nghiên cứu cung cấp

Bắt đầu quá trình nghiên cứu khoảng từ tháng 7/2020, chuyên thực hiện công đoạn lắp mô hình hộp của các sản phẩm, đến nay, Tú đã đồng hành cùng nhóm nghiên cứu thực hiện và cho ra đời 4 sản phẩm ứng dụng trong phòng chống Covid-19.

Và để cân bằng giữa thời gian học và làm nghiên cứu, Vũ Hoàng Tú cho biết “những hôm nào không phải đi học, khoảng 8 – 9h sáng, mình lên phòng nghiên cứu làm cùng thầy. Vì ở trong kí túc xá trường nên cũng có những hôm làm đến đêm là bình thường”.

Đối với Tú, sau khi tham gia NCKH, bản thân đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ cách quản lý thời gian đến cách lắp mạch điện, mô hình,… Tuy còn gặp khó khăn trong quá trình đầu nghiên cứu như đấu nhầm mạch điện, lắp sai mô hình nhưng Tú đều được thầy hướng dẫn làm lại và còn dạy thêm cho Tú những kỹ năng mới. “NCKH đã khiến mình hứng thú và đam mê hơn nữa với khoa học công nghệ khi nó gắn liền với đời sống thực tiễn và các môn học trên trường”, Vũ Hoàng Tú bày tỏ.

Thực hiện NCKH được đánh giá là phương pháp hiệu quả để sinh viên mở rộng vốn kiến thức cũng như kỹ năng mềm của bản thân, không chỉ cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếp cận với lĩnh vực chuyên môn yêu thích, mà còn tạo một tác phong làm việc khoa học, rèn luyện kỹ năng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía.

Bản thân không có đam mê với NCKH từ trước, nhưng khi được tham gia vào nhóm nghiên cứu tại trường, thực hiện các đề tài chế tạo sản phẩm thiết thực phòng chống Covid-19 trong thời điểm Covid đang lan rộng. Vũ Thị Thủy – sinh viên K62 – Chuyên ngành hóa vô cơ đại cương, trường ĐHBKHN đã tìm thấy đam mê với NCKH từ thời điểm này.

“Tham gia NCKH từ năm thứ 2 với nghiên cứu về găng tay cao su, đến năm thứ 3, sau khi hỗ trợ thầy làm sản phẩm đầu tiên là Băng ca di động áp lực âm. Nhận thấy những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho bệnh nhân và đội ngũ y bác sỹ trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, mình rất hứng thú và yêu thích nghiên cứu, nên đã tiếp tục tham gia nhóm nghiên cứu để phát triển thêm nhiều sản phẩm khác”, Vũ Thị Thủy chia sẻ.

Với những sản phẩm của nhóm, Thủy sẽ tham gia vào công đoạn lên khung, đến nay, Thủy đã cùng nhóm nghiên cứu chế tạo được 4 sản phầm đều liên quan đến phòng chống Covid-19 gồm: Băng ca di động áp lực âm, Xe lăn di động áp lực âm, Mũ thở khí tươi, Buồng lấy mẫu cách ly an toàn.

Mỗi khi chuẩn bị thực hiện nghiên cứu chế tạo sản phẩm, sinh viên cùng thầy giáo họp lại, trao đổi, phân công cụ thể công việc từng thành viên. Ảnh: Nhóm sinh viên cung cấp

Khi “chiến binh” là con gái

Là con gái, nên việc thực hiện NCKH còn gặp khó khăn trong việc cưa, cắt bởi cần dùng nhiều lực nhưng Thủy đều được thành viên trong nhóm hỗ trợ. Tuy nhiên, nhờ tham gia NCKH, Thủy học hỏi được rất nhiều kỹ năng như cách sắp xếp thời gian học tập tại trường và nghiên cứu cùng nhóm; xử lý sản phẩm một cách tối ưu, nhỏ gọn nhất để phù hợp cho việc di chuyển; mở rộng mối quan hệ giúp bản thân tự tin hơn; biết cách giao tiếp; cách hỗ trợ làm việc theo nhóm.

Dù chưa có dự định gắn bó lâu dài với NCKH nhưng đối với Thủy, việc nắm bắt cơ hội để làm nghiên cứu trong trường chính là bước đệm giúp bản thân phát triển hơn về mọi mặt, được quan sát, học hỏi và nâng cao các kỹ năng cơ bản khi ra ngoài xã hội có thế áp dụng.

Được tiếp cận với NCKH từ năm thứ hai đại học, Lê Thị Thu Trang – sinh viên K62, Chuyên ngành Vô cơ, trường ĐHBKHN cũng tham gia trong nhóm nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm phòng chống Covid-19 và đóng vai trò là người quản lý, tập hợp nhóm sinh viên để cùng làm nghiên cứu.

Gắn bó với nhóm nghiên cứu từ sản phẩm đầu tiên, từ ý tưởng của thầy, Trang đã phải đến các công ty để tham khảo và lên thiết kế cho từng sản phẩm của nhóm, tham gia các công đoạn như lắp ráp khung, ống thở, màng lọc,…

Với Trang, khi tham gia NCKH cùng nhóm và đưa ra được sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn đã giúp cho các y bác sĩ và bệnh nhân trong việc phòng chống Covid-19. Đồng thời, đã giúp cho Trang có thêm nhiều kinh nghiệm như: khả  năng làm việc nhóm, làm việc độc lập và cùng với các công ty khác.

“Không những vậy, NCKH còn giúp ích rất nhiều cho mình trong quá trình học tập, ví dụ về màng lọc chẳng hạn, trên lớp chỉ được xem qua hình ảnh, không được thực hành thực tế. Nên khi nghiên cứu cùng nhóm, mình đã được làm, được tự tay lắp ráp,… điều đó giúp mình càng thêm đam mê với chuyên ngành học hiện tại”, Trang chia sẻ.

Đối với Trang, khó khăn nhất trong thời gian NCKH là việc phân bổ thời gian giữa học trên lớp và nghiên cứu cùng nhóm sao cho phù hợp, có những hôm cũng vỡ kế hoạch vì làm nhiều quá không thể phân bổ kịp. Thêm nữa, là con gái nên Trang cũng không có ưu thế trong việc lắp ráp.

Dự định của Trang trong tương lai là vẫn tiếp tục gắn bó với nghiên cứu, bởi mỗi khi giải được bài toán của xã hội là một lần tích lũy thêm kinh nghiệm, từ đó sẽ giúp cho bản thân vững vàng hơn, tiến xa hơn trong nghiên cứu cũng như đóng góp một phần trong sự phát triển khoa học công nghệ nước nhà.

Sản phẩm Băng ca di động áp lực âm được nhóm nghiên cứu trao tặng cho Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: PGS. TS. Phan Trung Nghĩa

Được biết, nhóm nghiên cứu ban đầu có số lượng khoảng 20 sinh viên tham gia, nhưng về lâu dài mỗi bạn đều có công việc riêng không thể sắp xếp, nên Tú – Thủy – Trang có thể nói là 3 thành viên gắn bó xuyên suốt trong gần 2 năm nay. Khoảng thời gian cùng nhau làm sản phẩm từ phần khung, thiết kế đến lắp đặt, 3 sinh viên luôn chăm chú, học hỏi từng chút một, không gặp quá nhiều khó khăn trong kỹ thuật bởi luôn thầy chỉ dẫn tận tình. Có hay chăng, “chỉ vì là con gái mà ở xa trường nên có những buổi tối say mê nghiên cứu nên về muộn, cũng khá nguy hiểm, nhưng vài lần rồi cũng quen và không còn sợ nữa”, Thủy chia sẻ.

Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được nhóm nghiên cứu thử nghiệm tại cơ sở y tế như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và đều được đánh giá cao, hơn nữa các bác sỹ còn góp ý để sản phẩm được hoàn thiện hơn.

Nhận thấy một phần công sức của bản thân tạo nên thành quả là những sản phẩm phòng chống Covid-19 được công nhận khiến 3 sinh viên rất vui và tự hào. Vì vậy, các bạn luôn tiếp thu, lắng nghe và tiếp tục nghiên cứu để sản phẩm trở nên tối ưu, nhỏ gọn hơn.

Có thể thấy, hoạt động NCKH đã tạo không khí thi đua sôi nổi trong học tập, nghiên cứu; từng bước rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập khoa học và hiệu quả, từ đó hình thành tư duy độc lập, sáng tạo, giúp sinh viên ra trường có kỹ năng để giải quyết đúng đắn các vấn đề thực tiễn đặt ra. Mong rằng, sinh viên vẫn luôn giữ ngọn lửa đam mê này để tiếp bước cho những thế hệ sau thêm lớn mạnh, rực rỡ hơn nữa trong NCKH.

Những “chiến binh” trong bài viết cũng chính là những sinh viên mà PGS.TS. Phan Trung Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ cao su, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhắc đến trong bài viết trước đó.

Đến nay thầy trò đã cùng nhau thực hiện lần lượt 5 sản phẩm gồm: Băng ca di động áp lực âm, Buồng áp lực dương, Xe lăn di động áp lực âm, Mũ thở khí tươi, Buồng lấy mẫu cách ly an toàn.

Các sản phẩm đều đã được sử dụng hiệu quả tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai; trên máy bay của Vietnam Airlines; vùng dịch Bắc Ninh, Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa,…

Thu Trang – Hương Duyên

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10

Năm học 2024 - 2025, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội gồm ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.

Tuyên dương và trao bảo trợ tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh năm 2023

Trong suốt 31 năm qua Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ TP. Hồ Chí Minh đã góp phần phát hiện, tập hợp, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ đóng góp cho thành phố và đất nước, với hàng trăm tài năng trẻ đã được tuyên duyên và bảo trợ.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.