Trang chủĐổi mới công nghệNông nghiệp công nghệ caoNhật Bản sử dụng công nghệ tự động lái hỗ trợ người...

Nhật Bản sử dụng công nghệ tự động lái hỗ trợ người nông dân

Công nghệ tiên tiến của Nhật Bản có thể điều khiển robot cắt cỏ và thu hoạch các lá chè với độ chính xác cao.

Ngành công nghiệp Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lao động trẻ, các doanh nghiệp đang phát triển nhiều thiết bị tự động để lấp đầy khoảng trống về nguồn nhân lực trẻ và giảm bớt gánh nặng cho những người nông dân lớn tuổi.

• Ứng dụng thiết bị bay tự lái nhằm cải thiện năng suất nông nghiệp
• Robot dùng điện để diệt cỏ tận gốc thay vì hóa chất

Công ty chuyên sản xuất các thiết bị phục vụ nông nghiệp Orec, có trụ sở chính tại tỉnh Fukuoka, đã tạo ra một loại máy cắt có tự động cho các vườn cây ăn trái với sự hợp tác đến từ NEC và Đại học Kyushu. Người dùng có thể điều khiển máy từ xa dọc theo các cạnh của khu vực cỏ cần cắt, máy sẽ tự ghi nhớ khoảng diện tích cỏ và hoạt động theo đúng yêu cầu của người điều khiển.

Đối với những máy nông nghiệp tự lái có thể hoạt động trên những cánh đồng rộng rãi, thì ở khu vực vườn trái cây, với nhiều chướng ngại vật và địa hình phức tạp, máy vẫn hoạt động và cắt theo đúng yêu cầu. Chứng tỏ khả năng tự động hóa của robot có nhiều tiến bộ và có thể thay cho con người làm những công việc vất vả này.

Ryo Kurazume, giáo sư tại Đại học Kyushu, người đã phát triển hệ thống này, cho biết: “Chúng tôi muốn giúp những người lớn tuổi tiếp tục làm nông nghiệp bằng cách tiết kiệm sức lao động.”

Máy cắt cỏ Orec sử dụng hệ thống vệ tinh Michibiki – vệ tinh đầu tiên nằm trong kế hoạch 3 vệ tinh của Nhật, dự kiến sẽ cung cấp tín hiệu GPS trên toàn quần đảo Nhật Bản. Máy có thể định vị chính xác vị trí của nó trong phạm vi vài cm, và được trang bị các cảm biến để có thể giúp máy tránh các chướng ngại vật như người hoặc cây. Các lốp xe của máy có thể xử lý được các va chạm nhỏ nhất trên mặt đất, cũng như di chuyển trên độ dốc lên đến 30 độ.

Máy sẽ chính thức được mở bán vào năm 2023, sau khi hoàn thành các thử nghiệm để đảm bảo máy cắt cỏ có thể hoạt động ngay trong thời tiết mưa gió hoặc các cành cây gây nhiễu tín hiệu.

Công ty Matsumoto Kiko có trụ sợ tại trung tâm trồng chè của tỉnh Kagoshima, đã phát triển một loại máy thu hoạch chè tự động. Công nghệ này tận dụng lợi thế phát triển của mạng không dây 5G của địa phương được trường Đại học Kagoshima và các trường khác lắp đặt trạm thu phát vào năm 2021. Máy gặt sử dụng các cảm biến để xác định vị trí của từng hàng cây và sau khi thu hoạch xong một hàng, nó có thể tự động quay đầu và chuyển sang hàng kế tiếp.

Máy thu hoạch chè tự động sử dụng công nghệ không dây 5G.

Trong khi các máy gặt cơ khí hiện tại vẫn yêu cầu con người theo dõi và điều khiển, thì robot mới có thể giám sát ở nơi cách xa với 2km thông qua 5G. Nếu xuất hiện một chướng ngại vật khác cản đường, hệ thống AI có thể phát hiện và gửi cảnh báo đến người điều khiển.

Takeshi Sueyoshi, trợ lý giáo sư tại Đại học Kagoshima chia sẻ rằng: “Thật bất ngờ khi chứng kiến được sự giám sát từ xa của các robot không người lái trong ngành nông nghiệp trong nước. Mọi thứ điều có thể khả thi nhờ sự giúp sức của 5G.”

Trong một thí nghiệm khác, máy bay không người lái đã được sử dụng để kiểm tra trực quan sự phát triển của cây chè. Mạng 5G có thể gửi dữ liệu hình ảnh đến máy tính nhanh chóng với nửa thời gian so với tốc độ 4G. Thông thường người nông dân sẽ phải đi bộ qua các cánh đồng chè rộng lớn và phải kiểm tra sự phát triển của cây chè bằng mắt thường. Máy bay không người lái được dự kiến sẽ cắt giảm thời gian và nhân công.

Sueyoshi cũng cho biết thêm: “Ở Kyushu thiếu công nhân trẻ làm nông nghiệp nghiêm trọng. Và các doanh nghiệp cũng như các trường Đại học cần có sự hợp tác với chính quyền trung ương và địa phương để phát triển hệ sinh thái công nghệ và 5G.”

Bích Ngọc

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Lợi nhuận ròng điều chỉnh năm 2023 của Xiaomi tăng vọt 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD

Xiaomi vừa công bố kết quả kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2023. Trong năm 2023, tổng doanh thu của tập đoàn là 37,52 tỷ USD, lợi nhuận ròng điều chỉnh tăng 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD.

Đẩy mạnh chương trình giáo dục trải nghiệm máy tái chế nhựa trong trường học và cộng đồng

Chương trình trải nghiệm tái chế rác nhựa là chương trình giáo dục trải nghiệm tái chế đặc biệt, với mục đích nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, trong đó tập trung đến nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, khu chung cư và các khu công nghiệp trên cả nước.

Xiaomi 14: cụm camera Leica trứ danh, kích thước nhỏ gọn cùng nhiều tính năng cao cấp toàn diện

Xiaomi 14 sở hữu cấu hình cao, hệ điều hành thông minh và công nghệ quay chụp được nâng cấp toàn diện nhờ trang bị cụm camera Leica Summilux hứa hẹn mang đến trải nghiệm toàn diện cho người dùng.

Giảm 9,3% số vụ tấn công mạng gây ra trong tháng 2

Trong tháng 2/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 862 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.

Cuộc thi Giờ lập trình 2024 đưa học sinh đến gần hơn với tin học

Năm 2024, Cuộc thi “Giờ lập trình - Hour of code” lần đầu tiên được tổ chức với mong muốn tạo thêm sân chơi đưa tin học đến với học sinh, giúp các em tiếp cận được những công nghệ mới tiên tiến và phát triển.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.