Trang chủGiáo dụcNguồn nhân lựcNguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam đang thiếu nhiều cán bộ...

Nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam đang thiếu nhiều cán bộ quản lý cấp trung

Do chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 10 năm của Chính phủ Việt Nam đã kết thúc vào năm 2020 và cũng đã 10 năm kể từ năm 2012 khi Jica thực hiện khảo sát thu thập thông tin về phát triển nguồn nhân lực, nên Văn phòng Jica Việt Nam đã triển khai và hoàn thành báo cáo khảo sát “Nghiên cứu tổng thể thực trạng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam” nhằm nắm bắt tình hình mới nhất dựa trên các chính sách mới và những thay đổi về nhu cầu phát triển nguồn nhân lực công nghiệp của Việt Nam.

• Chú trọng năng lực thích ứng trong đào tạo lao động cho thời kỳ CNH, HĐH

Báo cáo nghiên cứu tổng thể thực trạng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam được thực hiện thông qua phỏng vấn và khảo sát diện rộng với hơn 1.000 tổ chức trên khắp Việt Nam (Chính phủ Việt Nam, các cơ quan liên quan, các nhà tài trợ, khu vực tư nhân, các công ty Nhật Bản và Việt Nam,…).

Báo cáo nhằm nắm bắt và phân tích thực trạng chiến lược và kế hoạch phát triển, khảo sát và phân tích nhu cầu nhân lực của các trường đại học, các doanh nghiệp Nhật Bản, nhu cầu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn, đồng thời xem xét định hướng hợp tác của Jica trong lĩnh vực này trong tương lai.

Thoát khỏi lao động giá rẻ, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Do ảnh hưởng của xã hội già hóa và chi phí lao động tăng cao, Việt Nam sẽ sớm đánh mất lợi thế so sánh hiện tại về lao động giá rẻ. Ngoài ra, năng suất lao động ở Việt Nam còn thấp nhưng khi quá trình số hóa ngày càng được thúc đẩy thì việc cần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao và có khả năng sáng tạo để xây dựng năng lực cạnh tranh là rất cần thiết.

Kim tự tháp tuổi dân số Việt Nam năm 2015 & 2055.

Chính phủ Việt Nam đã xác định phát triển nguồn nhân lực là một lĩnh vực ưu tiên để phát triển kinh tế xã hội bền vững trong vài thập kỷ tới, và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 – 2030 cũng nhấn mạnh đến việc phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao (kỹ thuật số, nhân sự quản lý, phúc lợi và chăm sóc điều dưỡng).

Kỹ năng mềm cần có: Kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng học tập chủ động
Doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực đều cần nhân sự có các kỹ năng mềm như làm việc nhóm và khả năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh các kỹ năng vốn cần thiết như kỹ năng kỹ thuật, kiến thức chuyên môn và ngôn ngữ, yêu cầu đối với nhân sự trong tương lai còn có khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng và kiến thức Công nghệ Thông tin & Truyền thông, khả năng học tập chủ động, kỹ năng sáng tạo.

Yêu cầu về kỹ năng và năng lực của người lao động trong tương lai.

Ngoài ra, các vấn đề chung mà các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam phải đối mặt bao gồm chi phí lao động tăng, thiếu hụt nguồn cung nhân lực và đặc biệt là thiếu cán bộ quản lý cấp trung.

Vấn đề thiếu nguồn lực tài chính, chậm trễ trong số hóa, khác biệt về kỳ vọng công việc của thực tập sinh kỹ năng

Các vấn đề trong giáo dục đại học được đưa ra bao gồm thiếu nguồn lực tài chính để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, thiếu tích hợp các tiêu chuẩn kỹ năng, đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn chứng chỉ để cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ giáo viên thiếu năng lực, chậm số hóa.

Tình hình làm việc của thực tập sinh kỹ năng sau khi về nước năm 2019 (%).

Các vấn đề đối với các trường đào tạo nghề bao gồm thiếu khung tổng quát đảm bảo chất lượng quốc gia để làm kim chỉ nam cho các tiêu chuẩn giáo dục, thiếu cơ sở vật chất và khả năng đáp ứng với số hóa, chênh lệch giữa khu vực công tư, thiếu đào tạo định hướng nghề nghiệp. Tỷ lệ thực tập sinh kỹ năng trở về nước phát huy được kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản chỉ khoảng 26,7%, tương đối thấp so với các nước khác.

Đề xuất với Jica về các lĩnh vực ưu tiên phát triển nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu, nhóm khảo sát đã đề xuất các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ trong tương lai như củng cố hệ thống đào tạo giáo dục đại học để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế xanh trong tương lai có liên kết với các dự án giáo dục đại học hiện tại, nỗ lực nâng cao chất lượng và quy mô của nhân sự chăm sóc, điều dưỡng có tay nghề, hỗ trợ toàn diện cho thực tập sinh kỹ năng trở về nước, hỗ trợ liên kết hợp tác giữa các công ty Nhật Bản và các trường đào tạo nghề, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, công nghiệp môi trường, nông nghiệp.

Ngoài ra, các khu vực ưu tiên được khuyến khích hỗ trợ bao gồm TP. Hồ Chí Minh cho ngành y tế và điều dưỡng, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh cho ngành công nghiệp môi trường, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh cho Công nghệ thông tin và Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cho ngành công trình dân dụng.

Đạm Lê Quang

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.

Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về AI để bảo vệ nhân quyền

Ngày 21/3, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết về bảo vệ nhân quyền, bảo vệ dữ liệu cá nhân và giám sát các rủi ro do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Các trường ngoài công lập ở Hà Nội được yêu cầu không thu phí giữ chỗ

Thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 22/3 yêu cầu các cơ sở giáo dục ngoài công lập không thu tiền giữ chỗ. Sở sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Hợp tác doanh nghiệp Việt – Đức thúc đẩy phát triển xanh TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Tăng trưởng xanh Việt Nam - Đức với chủ đề “Hợp tác vì phát triển xanh Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để các Sở, ngành, lãnh đạo Thành phố lắng nghe những chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh của Đức

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.