Trang chủĐổi mới công nghệChuyển đổi sốNền tảng H.OIP: Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới...

Nền tảng H.OIP: Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh là trung tâm khoa học & công nghệ của cả nước, luôn lấy nghiên cứu khoa học là nền tảng, nhà khoa học là động lực và doanh nghiệp là trung tâm, phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt được điều này trong những năm qua Thành phố đã ban hành và thực thi nhiều chính sách đa dạng và đồng bộ nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST) và khởi nghiệp. Nhờ đó, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố được đánh giá là đang đi đầu trong cả nước, đồng thời đang hình thành các mối liên kết với các cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo trong khu vực và thế giới.

Nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, việc xây dựng một nền tảng trực tuyến làm cổng thông tin cho cộng đồng khởi nghiệp nhằm đưa toàn bộ các hoạt động hiện nay của hệ sinh thái lên một nền tảng số thật sự là cần thiết. Nội dung này cũng đã được phê duyệt tại Dự án 1 Mục VII Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 1 tháng 3 năm 2021 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu xây dựng môi trường làm việc trực tuyến nhằm hồ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

H.OIP (Ho Chi Minh City Open Innovation Platform) – Nền tảng trực tuyến thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo TP. Hồ Chí Minh được Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh xây dựng và Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo Victory (VIC) là đơn vị triển khai thực hiện.

H.OIP là nơi cung cấp nhiều hơn các quy trình mở, nguồn chia sẻ ý tưởng, kiến thức, cơ hội hợp tác và liên kết, tối ưu hóa nguồn lực của các thành phần trong và ngoài hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Nền tảng tập trung phục vụ các chủ thể chính là cơ quan nhà nước, các cơ sở ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) và các nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Việt Dũng – GĐ Sở Khoa học & Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Nền tảng H.OIP được xây dựng ngoài việc đem lại những lợi ích nhất định cho các thành phần, mặt khác giúp thay đổi tư duy, nhận thức của những người làm việc trong bộ máy nhà nước trong việc tiếp cận với môi trường làm việc năng động trên internet và đặt hiệu quả lên hàng đầu khi làm việc với các đối tác có liên quan bên cạnh cách thức, quy trình truyền thống đã tồn tại và duy trì nhiều năm nay”.

“Bên cạnh đó, nền tảng H.OIP chính là công cụ trung gian để liên kết các thành phần trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, là nơi tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp khởi nghiệp và các tổ chức, để chia sẻ kiến thức và giải quyết vấn đề. Nền tảng là ‘cấu trúc mô-đun bao gồm các thành phần hữu hình và vô hình, tạo điều kiện cho sự tương tác của các thành phần và nguồn lực’. Các thành phần trong hệ sinh thái phải cùng nhau đổi mới sáng tạo, do đó yêu cầu tích hợp được tài nguyên giữa các thành phần trong hệ sinh thái, nền tảng phải cung cấp các quy tắc hoặc giao thức để trao đổi, cách thức để tham gia và một kiến trúc mô-đun cho phép các mối quan hệ được tích hợp nhanh chóng và linh hoạt”, ông Nguyễn Việt Dũng cho biết thêm.

“Nền tảng H.OIP phải cung cấp quyền truy cập thông tin, giảm khoảng cách nhận thức và cung cấp một thế giới quan chung về dữ liệu thông tin đa chiều, thu hút được sự tham gia của các thành phần và có tác động tích cực trong hoạt động đổi mới sáng tạo của họ, từ đó kích thích việc hình thành các mạng lưới liên kết mạnh các tổ chức liên quan trong hệ sinh thái”, ông Nguyễn Việt Dũng nhấn mạnh.

Do đó, 4 trụ cột chính để nền tảng H.OIP được xây dựng trong giai đoạn này sẽ tập trung là: Cơ quan nhà nước, các cơ sở ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp, các Startup và các nhà đầu tư. Cụ thể:

Một là, chính quyền hay cơ quan nhà nước với tư cách là chủ thể chi phối và quản lý các hoạt động của nền tảng, có nhiệm vụ cung cấp các chính sách và định hướng của nhà nước về hoạt động đổi mới sáng tạo ở nhiều ngành và lĩnh vực, do đó, thông tin cần phải rõ ràng và xuyên suốt, tạo ra bí quyết, môi trường pháp lý và công cụ cho phép các bên liên quan cộng tác với nhau. Nhà nước cần tập trung thu hút sự tham gia của 3 trụ cột còn lại và tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình và sự tương tác, với mục tiêu kích thích các thành phần cùng nhau đổi mới sáng tạo chính là một trong những vai trò cần nhấn mạnh đối với nền tảng này bằng cách hỗ trợ và nuôi dưỡng các ý tưởng đổi mới sáng tạo thông qua các chính sách hiện có, đồng thời thu hút thêm nguồn lực khác để các sản phẩm này có cơ hội tiến xa hơn.

Hai là, các cơ sở ươm tạo và tăng tốc khởi nghiệp sáng tạo, một trong những thành phần trung gian quan trọng không thể thiếu để làm cầu nối, đưa những chính sách nhà nước đến các đối tượng khác trong hệ sinh thái đồng thời là môi trường chính thu hút các nguồn lực xã hội khác để thực hiện các hoạt động ươm tạo và hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng và các chuyên gia, cố vấn cần thiết cho sự phát triển của một doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ba là, các Startup, đối tượng thụ hưởng và triển khai trực tiếp các sản phẩm ĐMST, họ không chỉ cần tập trung vào kiến thức và năng lực nội bộ của họ mà thông qua nền tảng này họ có thêm nhiều thông tin khác bên cạnh các hoạt động hỗ trợ và ươm tạo như thông tin bên ngoài từ các đối thủ cạnh tranh và các đối tác để phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới.

Bốn là, các nhà đầu tư (nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư hoặc các tổ chức tài chính), đóng vai trò là nguồn lực tài chính tiếp theo sau nguồn lực từ phía nhà nước, tìm kiếm các doanh nghiệp tiềm năng cho những khoản đầu tư sinh lời và dài hạn là mục tiêu cốt lõi của các nhà đầu tư khi họ đánh giá được sản phẩm và mô hình kinh doanh có giá trị từ các doanh nghiệp. Nền tảng sẽ cung cấp cho nhà đầu tư sự lựa chọn các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đa dạng ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề.

Không chỉ dừng lại ở việc đem lại lợi ích cho các bên liên quan, nền tảng H.OIP còn được định hướng xây dựng phiên bản tiếng Anh trong các giai đoạn sau, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế để đưa các sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới, đồng thời thu hút các nguồn quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài tham gia vào đầu tư mạo hiểm cho thị trường khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.

Ông Hoàng Minh Ngọc Hải – GĐ Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo Victory (VIC) cho biết: “Nền tảng kết nối trực tuyến, đa chiều, đa phương thức các thành phần trong hệ sinh thái thúc đẩy hoạt động ĐMST và khởi nghiệp ĐMST nhằm tạo ra một nền tảng hỗ trợ toàn diện nâng cao chất lượng cho các Startup, đồng thời tạo môi trường cho các thành phần trong cộng đồng khởi nghiệp tìm kiếm đối tác, kết nối và chia sẻ các nguồn lực hiện có thông qua các hoạt động tư vấn, đào tạo cộng đồng về đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, kết nối thương mại góp phần phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và cuối cùng là để thu hút vốn đầu tư cho các Startup tại Thành phố. Định hướng trở thành cổng thông tin điện tử về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của TP. Hồ Chí Minh”.

Định hướng trong tương lai, nền tảng này là kỳ vọng về việc hình thành hệ thống dữ liệu toàn diện, kịp thời, đa chiều, được phân loại, có khả năng tự mở rộng và có cấu trúc khoa học, nâng cao chất lượng Startup, chia sẻ nguồn lực cộng đồng và lan tỏa văn hóa chia sẻ nguồn lực, phát triển các công cụ tìm kiếm, thực nghiệm các mô hình chuẩn kết nối nội bộ hệ sinh thái và thúc đẩy kết nối, chuẩn hạ tầng kết nối.

“Thông qua nền tảng này, các hoạt động của hệ sinh thái sẽ được nâng cao hiệu quả truyền thông, góp phần hình thành bộ thước đo hiệu quả tương tác và kết nối nội bộ khu vực tư nhân và tư nhân – chính quyền, hình thành các cơ sở nhằm phân loại, phân cấp và phân lớp các cấu phần tham gia hệ sinh thái, đưa yếu tố sở hữu trí tuệ vào cấu phần hồ sơ của đối tượng trọng tâm (Startup), kết nối dữ liệu số về xác thực sở hữu trí tuệ về cấu phần hồ sơ”, ông Hoàng Minh Ngọc Hải cho biết thêm.

Có thể nói, để H.OIP hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu phát triển phù hợp với xu hướng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh thì rất cần sự phối hợp triển khai của các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan để nền tảng hoạt động đồng bộ, góp phần hỗ trợ có hiệu quả cho hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Thành phố, góp phần thu hút dòng vốn dịch chuyển của các công ty đa quốc gia hiện đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Tạo cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đạm Lê Quang

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Xiaomi thăng hạng trong danh sách 50 công ty sáng tạo nhất thế giới của Boston Consulting

Xiaomi xếp thứ 29 trong danh sách “50 công ty sáng tạo nhất năm 2023” theo bảng xếp hạng của Boston Consulting Group (BCG) vừa được công bố, cao hơn hai bậc so với năm ngoái.

Hơn 100 công nghệ chuyển đổi số giáo dục được giới thiệu tại Techmart 2023

Techmart Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục năm 2023 giới thiệu các công nghệ, giải pháp sẵn sàng chuyển giao trong lĩnh vực giáo dục của hơn 50 viện nghiên cứu, trường đại học, các nhóm khởi nghiệp,…

Ngày hội STEM 2023: Việt Nam bứt phá tầm cao

Với sự thay đổi về mục tiêu, cấu trúc, nhận diện, Ngày hội STEM 2023 bao gồm các hoạt động chính như: Cuộc thi bắn tên lửa, Cuộc thi robot, hội thảo, diễn đàn STEM, triển lãm và không gian trưng bày xúc tiến STEM, hoạt động trải nghiệm,…

65 doanh nghiệp, 7 tỉnh thành được vinh danh Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam lần thứ 2

Chiều ngày 27/5 tại Hà Nội, Chương trình Biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – I4.0 Awards năm 2023. I4.0 Awards 2023 được tổ chức nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong các tổ chức, doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số cho các địa phương, các doanh nghiệp nhằm hướng đến thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, kinh doanh

Ngày 26/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 470/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện...

Bài viết nổi bật

Tôn vinh các công trình xuất sắc tại Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam

Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2022 đã khen thưởng 43 công trình đoạt giải gồm: 4 giải Nhất, 9 giải Nhì, 15 giải Ba và 15 giải Khuyến khích. Đồng thời, khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Giải thưởng.

Infineon quyết tâm phát triển chip điện tử tại Việt Nam

Công ty Infineon Technologies AG mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam bằng việc khai trương Văn phòng mới tại Hà Nội với quy mô lớn hơn và thành lập Trung tâm R&D tập trung nghiên cứu chip điện tử.

Từ 1/6 người dân được cấp tên miền thương hiệu cá nhân trực tuyến

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa công bố kế hoạch chính thức cấp phát các đuôi tên miền mới gắn với chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Ba đuôi tên miền mới gồm AI.VN (lĩnh vực trí tuệ nhân tạo), ID.VN (thương hiệu cá nhân trực tuyến), IO.VN (Công nghệ số, nền tảng số) sẽ được mở cho người dân đăng ký sử dụng từ ngày 1/6.