Trang chủSự kiện nổi bậtNâng cao năng lực nhận diện và giảm thiểu lãng phí trong...

Nâng cao năng lực nhận diện và giảm thiểu lãng phí trong vận hành sản xuất

Chi phí phát sinh trong bất kỳ quy trình sản xuất nào cũng đều là điều tất yếu phải có, nhưng việc xác định được chi phí nào nên có và cần tránh sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được khoản lợi nhuận đạt được.

Đó chính là mục tiêu chính của hội thảo với chủ đề “Lộ trình giảm thiểu 8+1 Lãng phí trong vận hành sản xuất” do Công ty Informa Markets Vietnam phối hợp cùng john&Partner Vietnam tổ chức.

Bà Trần Thị Hồng Lĩnh chia sẻ về những lang phí có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Số liệu thống kê cho thấy trong năm 2021, ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam đạt giá trị tăng thêm 4,82% so với năm 2020. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, đồng thời tiếp tục dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 14,6 tỷ USD, chiếm 60,2% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Trong quý I/2022, ngành sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành tăng 7,07% cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,79%, tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành. Những chỉ số lạc quan này cho thấy doanh nghiệp rất quan tâm và sẵn sàng triển khai tái cấu trúc, chuẩn hóa và số hóa quy trình sản xuất để giảm lãng phí, tối ưu hóa khả năng sản xuất.

Ở nhiều doanh nghiệp sản xuất chưa thực hiện tinh gọn, chỉ có 5% sản phẩm là có giá trị gia tăng nhưng có đến 95% là lãng phí trong sản xuất. Trong đó, 35% là không cần thiết và 60% cần loại bỏ hoàn toàn. Số liệu này có sự thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề và tính chất công việc, trong đó, các công việc có tính quy trình sẽ có số liệu lãng phí cao hơn. Ngoài việc gây trở ngại trong quy trình sản xuất, lãng phí còn được xem là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng mạnh đến đến lợi nhuận và sự phát triển về lâu dài của doanh nghiệp., chuyên gia Trần Thị Hồng Lĩnh nêu vấn đề tại Hội thảo chủ đề “Lộ trình giảm thiểu 8+ 1 Lãng phí trong vận hành sản xuất”.

Tổng quan về 8+1 lãng phí gồm: Lãng phí vận chuyển; lãng phí tồn trữ; lãng phí trong hoạt động; lãng phí về thời gian chờ đợi; lãng phí do sản xuất/tạo ra sản phẩm dư thừa; lãng phí quá trình; lãng phí do lỗi sản phẩm/dịch vụ; lãng phí nguồn nhân lực; lãng phí công nghệ.

Theo các chuyên gia, chi phí phát sinh trong bất kỳ quy trình sản xuất nào cũng đều là điều tất yếu phải có, nhưng việc xác định được chi phí nào nên có và cần tránh sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được khoản lợi nhuận đạt được.

Chính vì vậy, tại Hội thảo, Công ty Informa Markets Vietnam và john&Partner Vietnam đã thông tin về giải pháp mới giúp các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp nhận diện và đưa ra các phương pháp nhằm loại bỏ các lãng phí. Đồng thời, giải pháp này cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có góc nhìn sâu hơn về tinh gọn, tối ưu hóa hoạt động, giải quyết các vấn đề nội tại của doanh nghiệp.

Hồng Linh

Hội thảo chủ đề “Lộ trình giảm thiểu 8+1 Lãng phí trong vận hành sản xuất” diễn ra vào ngày 28/5/2022. Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện bên lề của Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 18 về Máy công cụ, Cơ khí Chính xác và Gia công Kim – MTA Vietnam 2022. Chương trình được hỗ trợ về mặt nội dung bởi John&Partners Vietnam – đối tác chiến lược của MTA Vietnam 2022.

Diễn ra từ ngày 6-9/7/2022 tại SECC (Quận 7, TP.HCM), MTA Vietnam 2022 hứa hẹn sẽ là một sự kiện cập nhật thông tin thị trường, nội dung hoạt động chuyên ngành và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh. Hơn 250 doanh nghiệp lớn, đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, sẽ tham gia trưng bày các sản phẩm, công nghệ và giải pháp mới nhất trong ngành. Nhiều thiết bị, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất và cơ khí chế tạo sẽ được trưng bày tại Triển lãm MTA Vietnam 2022.

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Đào tạo kiến thức nền tảng và kỹ năng ứng dụng AI cho doanh nghiệp bứt phá

Khóa đào tạo AI được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức nền tảng và kỹ năng ứng dụng AI thực tế cho học viên, giúp giải quyết công việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất công việc.

Thúc đẩy du lịch phát triển qua cuộc thi khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo

Năm 2018, cuộc thi khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo du lịch được tổ chức lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự phối hợp tổ chức giữa Sở Du lịch và Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố.

Phát động Giải Báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Giải thưởng nhằm tôn vinh đội ngũ phóng viên, nhà báo, thông tin viên trên cả nước thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sự lan tỏa kết quả triển khai Chương trình Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) giai đoạn 2019 -2030, góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị COP26.

Phát động Giải thưởng I-Star lần thứ 7

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa phát động Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 7 (Giải thưởng I-Star 2024).

Bài viết nổi bật

Đào tạo nhân lực là một trong 5 trụ cột để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hội nghị nhận định, công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD, tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.