Trang chủBản tin công nghiệpMETALEX Việt Nam 2022: Doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng bức...

METALEX Việt Nam 2022: Doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng bức tranh tổng thể về tự động hóa

Việc chuyển giao và chia sẻ quy trình công nghệ tự động hóa phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp nhận của nguồn nhân lực.

 

Ngày 6/10/2022, Triển lãm METALEX Việt Nam 2022 và Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2022 với chủ đề “Định hình nền sản xuất tương lai” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị & Triển lãm Sài Gòn (SECC). Các triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 8/10/2022.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Tự động hóa Ngày nay, ông Matsumoto Nobuyuki – Trưởng đại diện JETRO tại TP.HCM chia sẻ, JETRO đã chuẩn bị sẵn nguồn thông tin về tự động hóa từ phía doanh nghiệp Nhật Bản để kết nối đến doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi có nhu cầu đầu tư công nghệ tự động hóa dây chuyền sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng một bức tranh tổng thể về tự động hóa. Có nghĩa là, tự động hóa không thể tách rời thành một phần riêng lẻ mà phải có sự kết hợp với chuyển đổi số, từ đó xác định khâu nào là tự động hóa hoàn toàn, khâu nào là tự động hóa một phần (có sự tham gia của con người). Trên cơ sở đó, mới có thể ứng dụng thành công tiến bộ kỹ thuật tự động hóa sản xuất.

Ông Matsumoto Nobuyuki phát biểu tại Lễ Khai mạc Triển lãm METALEX Việt Nam 2022 và Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2022.

Mặt khác, khi tiến hành chuyển giao công nghệ từ phía Nhật Bản sang Việt Nam, doanh nghiệp Nhật sẽ phải đánh giá kỹ nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam có đủ khả năng tiếp thu công nghệ hay không. Bên cạnh đó, việc chuyển giao và chia sẻ quy trình công nghệ còn tùy thuộc vào các điều kiện chuyển giao khác do hai bên trao đổi, thỏa thuận.

Ông Vũ Trọng Tài – Tổng Giám đốc Công ty RX Tradex Việt Nam cho biết, so với các thị trường đang phát triển khác trong khu vực, Việt Nam đang nổi lên như là một thị trường hàng đầu trong việc cung ứng và sản xuất chi phí thấp, với đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Sự phát triển của ngành công nghiệp máy móc tại Việt Nam là phù hợp với sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó nhiều lĩnh vực đã đạt được những bước phát triển nổi bật trong thập kỷ gần đây. Trong đó, sản xuất gia công cơ khí, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ là thành tố nền tảng cho mọi nền sản xuất hàng hóa. Yếu tố này càng trở nên thiết yếu với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, vốn lấy điểm tựa là sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và thị trường to lớn trong nước. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo bà Cao Thị Phi Vân – Phó Giám đốc ITPC, các triển lãm năm nay hướng đến đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp là chuyển đổi theo hướng công nghệ cao, giá tăng giá trị sản phẩm, giảm tình trạng thiếu lao động phổ thông, đáp ứng nhu cầu tăng cao của các nhà sản xuất quốc tế tại Việt Nam và từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, mở rộng thị trường.

Được thiết kế, xây dựng và hình thành theo khuôn mẫu của sự kiện gia công kim loại lớn nhất ASEAN, trong nhiều năm qua, triển lãm METALEX Vietnam đã luôn mang đến các kinh nghiệm gia công kim loại hoàn chỉnh cho các nhà cung cấp máy công cụ cùng giải pháp gia công kim loại và những nhà công nghiệp đang tìm cách nâng cao năng lực sản xuất trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh.

Năm nay, METALEX Vietnam 2022 tạo tiền đề cho hơn 10.000 người mua tìm kiếm nguồn cung cấp máy công cụ, giải pháp gia công kim loại và công nghiệp hỗ trợ mới nhất từ hơn 250 thương hiệu đến từ 20 quốc gia như Accretech, Epson, Mitutoyo, Takamaz, Yamaha, Hiwin, LKM, New Century, Delta, Showadenki… Bên cạnh ngành thiết bị cơ khí gia công kim loại, khách tham quan có thể gặp gỡ các nhà sản xuất, người mua linh kiện Nhật Bản cùng các nhà cung cấp của Việt Nam. Các triển lãm do RX Tradex Vietnam phối hợp cùng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) và Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ TP.HCM (CSID) tổ chức.

Hồng Linh

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Sản phẩm sữa của Ireland và triển vọng xuất khẩu vào thị trường Việt Nam

Mặc dù hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn do ảnh hưởng Covid - 19 trên toàn thế giới, nhưng triển vọng của sữa Châu Âu từ Ireland tại thị trường Việt Nam vẫn rất khả quan.

Lợi nhuận ròng điều chỉnh năm 2023 của Xiaomi tăng vọt 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD

Xiaomi vừa công bố kết quả kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2023. Trong năm 2023, tổng doanh thu của tập đoàn là 37,52 tỷ USD, lợi nhuận ròng điều chỉnh tăng 126,3%, đạt 2,67 tỷ USD.

IgusGO tối ưu hóa quy trình chuyển đổi Công nghiệp 4.0

Ứng dụng igusGO dựa trên AI chỉ mất vài giây để tiết lộ cách một ứng dụng có thể được tối ưu hóa về mặt kỹ thuật với các linh kiện không bôi trơn từ igus®️. Để làm điều này, các nhà thiết kế không cần phải xem qua các danh mục, gọi điện thoại hoặc viết e-mail, mà chỉ cần chụp ảnh ứng dụng của họ.

VNPT đấu giá thành công quyền sử dụng băng tần 3700 – 3800 MHz

VNPT đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số đối với khối băng tần C2 (3700 - 3800 MHz) phục vụ cho chiến lược phát triển mạng 5G trên cả nước trong thời gian tới.

Bài viết nổi bật

VAA tham gia Triển lãm Khuôn mẫu và công cụ Đông Quản – Trung Quốc

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hàn, tự động hóa gồm 21 thành viên đến từ các Hội, Hiêp hội như: Hội Tự động hóa Việt Nam, Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), Hội Khoa học kỹ thuật Hàn Việt Nam đã tham gia “Lễ hội mua sắm” máy công cụ, các trang thiết bị, linh kiện tại khu vực Greater Bay của triển lãm.

Circuit Design: từ thiết kế bảng mạch đến nhà cung cấp công nghệ không dây hàng đầu Nhật Bản

Circuit Design một thương hiệu công nghệ không dây hàng đầu của Nhật Bản phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp và dân dụng khác nhau. Với 50 năm xây dựng, hiện sản phẩm của họ đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới. Đằng sau thành công đó là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên cần thực hiện 5 xung kích, 6 khát vọng trong chuyển đổi số

Thủ tướng cũng chỉ rõ, thanh niên phải là lực lượng xung kích, giương cao ngọn cờ tiên phong, tình nguyện đi đầu, làm chủ công cuộc chuyển đổi số và phát triển Việt Nam sớm trở thành Quốc gia số, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn Thanh niên cùng toàn thể thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần "5 xung kích" trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số Quốc gia.