Trang chủBản tin CovidLô vắc xin Sputnik V đầu tiên do Việt Nam sản xuất...

Lô vắc xin Sputnik V đầu tiên do Việt Nam sản xuất đã chuyển sang Nga kiểm nghiệm

Lô vắc xin Sputnik V khoảng 30.000 liều đã được Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) và Công ty dược Vabiotech tiến hành sản xuất thử nghiệm tại Việt Nam.

Theo đại diện nhà sản xuất, việc gia công, đóng ống vắc xin đã được bắt đầu từ 3 tuần trước. Hiện vắc xin đã được chuyển đến Viện Gamaleya tại Nga để tiến hành kiểm định. Dự kiến phía Nga sẽ trả lời sau khoảng 30 ngày.

Đóng gói lô vắc xin Sputnik V đầu tiên tại Công ty Vabiotech. Ảnh do công ty cung cấp

Sputnik là vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng từ ngày 23/3. Tại Nga, Sputnik V được phê duyệt từ tháng 8/2020 theo đề nghị của Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC). Vắc xin Sputnik V được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm do công ty Generium của Nga sản xuất, đóng gói. Mỗi lọ dung tích 3 ml, chứa 5 liều. Cơ chế của nó là sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.

Sputnik V hiện đã được sử dụng ở 68 quốc gia, là vắc xin được đánh giá hiệu quả lên đến 97,6%, dựa trên dữ liệu tiêm chủng thực tế ở Nga kể từ ngày 5/12/2020 đến 31/3/2021. Sputnik V được chứng minh là đủ an toàn và hiệu quả, không để lại tác dụng phụ lâu dài và tình trạng dị ứng. Việc bảo quản vắc xin cũng không quá phức tạp, ở nhiệt độ 2-8 độ C, trong tủ lạnh thông thường.

Sputnik V hiện đã được sử dụng ở 68 quốc gia.

Ông Kirill Dmitriev, Giám đốc điều hành RDIF cho biết: “RDIF và Vabiotech đang tích cực hợp tác trong quá trình chuyển giao công nghệ để giúp người dân Việt Nam tiếp cận với Sputnik V dễ dàng hơn”.

Đến nay, Việt Nam đã được Nga tặng 1.000 liều vắc xin Sputnik V. Vắc xin được vận chuyển theo chân Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev đến Hà Nội trong chuyến tham vấn an ninh giữa hai nước vào ngày 16/3 năm 2021.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, hiện Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm nay. Ngày 12/7, chính phủ cũng chấp thuận đề xuất của Bộ Y tế, giới thiệu Tập đoàn T&T với RDIF để đàm phán mua 40 triệu liều Sputnik V.

Hữu Cao

Theo dõi fanpage chúng tôi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết cùng chủ đề

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Đào tạo kiến thức nền tảng và kỹ năng ứng dụng AI cho doanh nghiệp bứt phá

Khóa đào tạo AI được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức nền tảng và kỹ năng ứng dụng AI thực tế cho học viên, giúp giải quyết công việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất công việc.

Thúc đẩy du lịch phát triển qua cuộc thi khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo

Năm 2018, cuộc thi khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo du lịch được tổ chức lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự phối hợp tổ chức giữa Sở Du lịch và Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố.

Phát động Giải Báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Giải thưởng nhằm tôn vinh đội ngũ phóng viên, nhà báo, thông tin viên trên cả nước thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sự lan tỏa kết quả triển khai Chương trình Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) giai đoạn 2019 -2030, góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị COP26.

Phát động Giải thưởng I-Star lần thứ 7

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa phát động Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 7 (Giải thưởng I-Star 2024).

Bài viết nổi bật

Khai mạc triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đây là sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối, chuyển giao công nghệ, xúc tiến phát triển thị trường khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức khoa học, doanh nghiệp và đưa khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Đưa ASEAN trở thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tăng cường chuyển đổi số (CĐS), phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho ASEAN trong thời gian tới.

Đề án phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn cần cơ chế đột phá

Tại buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Đề án có tầm quan trọng rất lớn, đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn,…